Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Ai được huê hậu Mai Phương Ý nhổ râu nặn mụn?

Category: hoa hậu, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/27/2008 09:16 pm

Đang lang thang, chợt thấy Cửu Vạn lôi ra một thứ. Thấy hay hay, xin phép Cửu Vạn cho mang "y thị" qua nhà THIỀM THỪ.





Bể bơi Nam Hải, thí sinh đang hì hụp bơi lội ghi hình trong khuôn khổ thi hoa hậu biển, thì huê hậu mai phương ý lại khiến các đàn em phải chú ý tới hành vi "lạ" của mình. Từ đâu xuất hiện, trửng giỡn, đùa nghịch, nặn mụn nhổ râu cho một anh chàng phóng viên báo T. từ HN vào (mà người biết chuyện khuyên đừng gọi đó là "chàng", kẻo mang vạ !)
dò ra, mới hay "chàng" PV nọ đã cùng với 1 NTK ở chung phòng với mai phương ý tại Nam Hải từ bữa đầu cuộc thi đến giờ ?!!
"chàng" có thói nói năng sàm sỡ, thô tục, cứ tưởng đây là "thành phố lạc loài" của mình ... các PV khác đều đứng xa, ngại dây
"chàng" bu bám các em chân dài, chỉ để moi móc cho đã đời cái sự "lạc loài" của mình. tỷ như việc các em chân dài đùa giỡn nhau lại bị "chàng" tương lên báo rằng em nọ "đấm" vào mõm em kia !
chàng hùng hục khui khích em huê hậu ý khi em bị BTC nhắc nhở việc xuất hiện không đúng lúc tại cuộc thi
nghe kể, bữa nọ các em thí sinh đang tắm dưới hồ, chàng cũng mặc quần xịp phóng xuống, bị bảo vệ Nam Hải đuổi cổ
dạo trước ở vin pơn, "chàng" không đủ tư cách PV, lại "quấy", đã bị trục khỏi đảo rồi
chỉ khổ cho em mai phương ý, mốt (biết) phương nào ...


PHAP at 12/18/2009 02:53 pm comment
Thằng nào mà mất dạy thế ĐQ ? Trong đời anh em mình cũng cố gắng " nặn mụn" cho huê hậu nhé ( Ừ ! mà huê hậu thì làm gì có mụn)

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2008

Posco và Vân Phong

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/25/2008 09:09 pm
Nếu Cảng CTCCQT và DA thép Posco cùng xây dựng tại Đầm Môn – Vân Phong, sẽ không có DA nào phát triển đạt tầm mức mong muốn.
Đến nơi, nhưng chưa được đến chốn!
Cùng gần 20 cán bộ tỉnh Khánh Hoà và nhà báo Việt Nam, tôi được mời đi thăm trụ sở của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Seoul, hai nhà máy thép của Posco tại Gwangyang và Pohang, nhà máy nhiệt điện than Samcheonpo... Cảm nhận chung, các cơ sở của Posco được quản lý tốt về môi trường, khá xanh và sạch. Giám đốc dự án tại Việt Nam của Posco là ông Cho Chung-Myong nói, không khí ở nhiều đường phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Seoul không sạch bằng không khí trong nhà máy thép của Posco!
Posco cho biết, với dự án (DA) Nhà máy thép liên hợp tại Đầm Môn trong Khu Kinh tế Vân Phong (KKTVP), thép sẽ được sản xuất theo công nghệ Finex. Finex là công nghệ độc quyền của Posco, không cần công đoạn chế biến quặng thiêu kết và luyện cốc nên giảm 19% lượng các khí SOx, 10% lượng các khí NOx và 52% lượng bụi so với công nghệ luyện thép truyền thống. Cả đoàn Việt Nam đều muốn tận mắt thấy, Finex như thế nào. Ngày cuối cùng trong chuyến thăm Posco, chúng tôi được mời tham quan dây chuyền duy nhất trên thế giới hiện nay sản xuất thép theo công nghệ Finex tại Pohang. Tuy nhiên khi đã đến cổng khu vực Finex, chúng tôi được thông báo dây chuyền tạm ngưng làm việc! Cần nói thêm, Posco tổ chức chuyến thăm rất chu đáo, nhân viên Posco rất ân cần nhưng không cho chúng tôi chụp ảnh nhà máy của họ.
Trước chúng tôi, đoàn công tác của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và nhiều Bộ, ngành cũng đã đi khảo sát các nhà máy của Posco. Đoàn này đề nghị được xem số liệu lưu trữ về chất lượng khí thải tại nhà máy, nhưng theo phía Posco, số liệu được truyền thẳng lên Bộ Tài nguyên và Môi trường Hàn Quốc, không lưu tại nhà máy. Đoàn cũng không được xem trực tiếp các hệ thống xử lý nước thải, dù theo báo cáo của Posco, các kết quả ghi đo thông số nước thải đều đạt tiêu chuẩn Hàn Quốc và Việt Nam.
Bãi than của Nhà máy điện Samcheonpo
Môi trường chỉ là một trong những vấn đề của DA thép Đầm Môn
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của Posco, DA thép Đầm Môn chiếm diện tích 903 ha. Giai đoạn 1 gồm nhà máy thép có công suất 4 triệu tấn/năm và nhà máy điện công suất 1.100 MW sẽ hoàn thành vào tháng 12/2012 nếu bắt đầu xây dựng vào tháng 4/2009, chi phí đầu tư là 5,378 tỷ USD. Giai đoạn 2, năng lực sản xuất đạt 8 triệu tấn thép/năm, chi phí đầu tư là 4,392 tỷ USD. Báo cáo cũng trình bày về địa điểm nhà máy và cảng, cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường, đánh giá kế hoạch kinh doanh... Qua báo cáo này, người có hiểu biết nhất định về KKTVP và khu vực Đầm Môn sẽ thấy những vấn đề cần cân nhắc kỹ. Môi trường chỉ là một trong những vấn đề đó.

Nhà máy thép Gwangyang
Phần Mục đích nêu rằng DA sẽ tạo việc làm cho 1,3 triệu người trong 5 năm xây dựng và 146.000 người trong thời gian vận hành. So sánh với tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh Khánh Hoà là khoảng 750.000 người, số đoàn viên công đoàn hiện nay là 61.400 người, thấy hiệu quả tạo việc làm của DA thật lớn! Tuy nhiên phần Kế hoạch nhân lực cho thấy, nhu cầu nhân lực của cả 3 ca khi DA vận hành chỉ là 5485 người. Đây mới là con số đáng tin cậy, vì năm 2007 Posco sản xuất 31,064 triệu tấn thép, nhưng toàn bộ nhân lực của Posco chỉ là 17.307 người.

Người của Posco tỏ ra không thoải mái lắm khi được hỏi về việc tiêu thụ nước của DA thép Đầm Môn. Vấn đề tưởng chừng là thứ yếu này lại ảnh hưởng đến tính khả thi của DA. Nhu cầu nước của DA là 140.000m3/ngày, trong khi đến năm 2020 các nguồn nước của KKTVP chỉ có thể cung cấp 110.000m3/ngày. Tức là, dẫu có ngưng cấp nước cho Cảng trung chuyển container quốc tế (Cảng TCCQT) và toàn bộ các khu chức năng, khu đô thị của KKTVP cũng không đủ nước cho DA thép.
Đã có nước từ sông Ba về qua Đèo Cả? Trong trường hợp thuận lợi nhất, hầm Đèo Cả sẽ được khởi công năm 2009 và hoàn thành cuối năm 2014, 2 năm sau khi giai đoạn 1 của DA thép Đầm Môn hoàn thành. Vả lại, đã có những dự án trị giá nhiều tỷ USD được cấp phép đầu tư vào Phú Yên, nhu cầu nhu cầu nước ở đó không hề nhỏ. Phú Yên có thể san sẻ lượng nước đủ cho Đầm Môn?

Nhà máy thép Pohang

Vấn đề quan trọng nhất - mặt bằng
Những ai đã đến Đầm Môn đều biết, khu vực này không rộng lắm. Ngoài diện tích dành cho du lịch, toàn bộ diện tích có thể xây dựng ở Đầm Môn khoảng 1300 ha đã được quy hoạch cho Cảng TCCQT (750 ha), khu dịch vụ hậu cảng (150 ha) và khu trung tâm đa chức năng dịch vụ - thương mại - tài chính - ngân hàng (khu phi thuế quan, 400 ha). Dự án thép Đầm Môn sẽ chiếm khoảng 650 ha của các khu này. Với diện tích còn lại, Cảng TCCQT khó phát triển đủ sức cạnh tranh với các cảng trung chuyển lớn trong khu vực. Thậm chí, có thể cảng này sẽ chỉ là một cảng container thông thường! Mặt khác, DA thép Đầm Môn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiếm đất xây dựng khu công nghiệp phụ trợ (188 ha) và khu nhà ở cho công nhân viên (200 ha).
Ngày 22/7/2008 khi làm việc với lãnh đạo Khánh Hoà, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói về DA của Posco: “Ta phải có quyết định có lợi nhất cho ta, cho sự phát triển bền vững lâu dài cho con cháu muôn đời sau. Ưu tiên số một là Cảng TCCQT, làm gì cũng không được giảm năng lực của Cảng. Ưu tiên nữa là môi trường, không thể đánh đổi môi trường lấy bất cứ thứ gì.” Với định hướng đó, nên tạo điều kiện cho Posco đầu tư DA thép của họ ở một nơi ngoài Đầm Môn, Vân Phong. Nếu Cảng CTCCQT và DA thép Posco cùng xây dựng tại Đầm Môn, sẽ không có DA nào phát triển đạt tầm mức mong muốn.

Phối cảnh dự án của Posco tại Đầm Môn

- Ngày 6/3/2008, Nhà máy thép Nghi Sơn (Thanh Hoá) với tổng công suất là 2,25 triệu tấn/năm đã được khởi công xây dựng. Tổng mức đầu tư DA (bao gồm cảng chuyên dùng) là 8.000 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD.
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, TTXVN
- Sáng 6/7/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công xây dựng Khu liên hợp gang thép Sơn Dương Formosa do Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa (Đài Loan - Trung Quốc) đầu tư. Giai đoạn 1 của DA án có tổng mức đầu tư là 7,26 tỷ USD, gồm Nhà máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng nước sâu Sơn Dương công suất 30 triệu tấn/năm, tạo 10.000 việc làm .
Nguồn: Trang tin điện tử Chính phủ

Lý gian, Tình cũng không ngay?!

Category: văn hoá, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

08/25/2008 09:03 am
V Linh hn VC: Cn tìm đến tn cùng s tht!
NẾU BỎ QUA CHÚNG TA CÓ TỘI?!
Vụ Linh hồn VC của đạo diễn Minh Chuyên (MC) đang gây xôn xao dư luận – Theo MHK - kg phải ở những chi tiết dàn dựng, “thêm nếm” mà chính ở những hệ lụy to lớn, nhiều mặt mà kg ai dám chắc chẳng thể xảy ra: Hài cốt trong phim kg phải là của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm (HNĐ)!?
MHK đã coi đi coi lại bộ phim “địa chấn” ngày 27/7/2008 này và hình ảnh những người thân của liệt sỹ Đảm (Nhất là cảnh mẹ anh còng lưng, chống gậy trước ngõ ngóng trông; cảnh các chị gái, em gái anh vật vã, khóc thương); hình ảnh lễ truy điệu, an táng trang nghiêm, cảm động… cứ ám ảnh, hiện hữu mãi trong tâm trí.
MHK đã suy nghĩ nhiều và thấy rằng, những chi tiết như địa điểm bốc mộ, Homer ngồi thiền, tiểu sành… đều đã đc đạo diễn MC lý giải (Và, xét ở góc độ nhất định là có thể chấp nhận). Tuy nhiên, tại entry này, MHK muốn nói lên 1 chi tiết trong Linh hồn VC hết sức quan trọng mà MC đã... khịa (Nhưng rất tiếc, PV các báo khi phỏng vấn vị đạo diễn này lại kg hề đề cập)!? Đó là, chiếc lọ Penicinine chứa mảnh giấy ghi rõ tên tuổi, đơn vị, quê quán... của liệt sỹ HNĐ.
Tại sao MHK tin rằng đạo diễn bộ phim đã bịa, “phỉnh lừa” khán giả (MC kg thể lừa đc người nhà anh Đảm, vì họ cùng đi bốc mộ với ông)? Thật đơn giản! Thứ nhất, khi xem phim, kg ai thấy mặt mũi cái lọ và mảnh giấy ấy “tròn méo” ra sao mà chỉ nghe người thuyết minh đọc. Thứ 2, nếu dưới ngôi mộ (đào trộm trong nghĩa trang) có chiếc lọ này thì làm sao mộ phần còn đề 2 chữ “vô danh” (Chẳng lẽ, trước đây, những người quy tập hài cốt liệt sỹ HNĐ bị đãng trí, thiểu năng nên để "lọt lưới" cái lọ chứa thông tin vô cùng quý giá?)? Chính bởi có tình tiết “lọ ảo” nên đạo diễn MC đã kg thể ghi hình, chấp nhận đọc “chay”! Và, phải chăng, nguyên nhân là do ông có lòng tin tuyệt đối với nhà ngoại cảm nên đưa ra chi tiết “lọ Pê, mảnh Gê - mảnh giấy” nhằm hạ gục nhanh chóng, "dứt điểm" những khán giả nghi ngờ (Dự đoán là sẽ có)?
Một chi tiết nữa, cũng cần "thắc mắc": Đâu là sự thật (Hoàn cảnh HNĐ bị Homer sát hại) trong 4 “sự thật” mà đạo diễn đưa ra trong phim? 1/- HNĐ tay cầm lưỡi lê lao vào Homer tại 1 khúc quanh buộc ông phải bóp cò (Trước khi lê kịp găm vào ngực). 2/- Homer và HNĐ gặp nhau, Homer đã đầu hàng (Nói: Chiêu hồi! Chiêu hồi!). Và, khi HNĐ đã tha kg giết đối phương, thì ngược lại... 3/- Khi 2 người "vô tình gặp nhau" và "cùng chĩa súng vào nhau", nếu Homer kg "hèn nhát và sợ hãi" thì đã kg nổ súng. 4/- Khi Homer bắn, HNĐ đầu đội mũ cối mới, quần áo còn nguyên nếp gấp, "vai đeo khẩu súng còn dầu mỡ"...
Qua Scandal (Nổi (tai) tiếng kg kém vụ Tỷ phú Bìm - Bịp của Lê Thọ Bình?) này, MHK nhận thấy rất cần phải làm rõ 2 điều: 1/ Giám định hài cốt đã lấy để xem đó có phải của liệt sỹ HNĐ hay kg (Vấn đề này kg khó lắm)? Bởi, nếu đó là hài cốt “chính chủ” thì đây là điều ai ai cg đều mong muốn. Và, khi đó, sẽ giải tỏa biết bao nghi ngờ; bán tín, bán nghi cho gia đình anh Đảm và cả XH (Đồng thời, cg là “dịp” khẳng định “thương hiệu” cho nhà ngoại cảm Hằng). Trường hợp ngược lại, cần phải hoàn trả tên - vô danh- cho hài cốt bốc trộm (Kg nhất thiết phải chuyển về nghĩa trang cũ). Vì, nếu bốc nhầm thì rõ ràng, việc 1 hài cốt - của ai đó- “bị đánh cắp” đã đc hoàn thành mỹ mãn và như thế, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có 1 bà mẹ, 1 gia đình liệt sỹ trên dải đất VN vĩnh viễn mất đi cơ hội tìm con; tìm người thân, yêu dấu của mình… 2/ Cần làm rõ Homer đã bắn HNĐ trong tình trạng nào (Cũng kg hề khó. Chỉ cần hỏi Homer để ông ta kể lại 1 cách chi tiết, trung thực)? Bởi, làm sáng tỏ việc này mới hiểu vì sao khi ấy Homer lại quá “hèn nhát và sợ hãi” để rồi ân hận suốt mấy mươi năm? Đồng thời, làm sáng tỏ kg phải để “khoét sâu thù hận”, hạ thấp vai trò “trở lại, sám hối” của Homer mà chỉ “chân chính” đi tìm bản chất sự việc (Của Ce’za trả lại Ce’za) và hiểu rõ hơn hoàn cảnh, khí phách của liệt sỹ HNĐ khi ấy.
Theo MHK, vụ Linh hồn VC kg hề nhỏ chút nào (Nếu đó kg phải là hài cốt của liệt sỹ Đảm, thì xét ở khía cạnh nào đó, hậu quả “vật chất” và “tinh thần” do nó mang lại còn nghiêm trọng hơn vụ Tỷ phú Bìm rất nhiều)!
Thực tế, đã có những "nhà ngoại cảm" táng tận lương tâm: Cho người chôn vài mẩu xương, chôn lọ Penicinine trong rừng rồi sau đó dẫn người nhà liệt sỹ “đi tìm” hoặc cho người đi “do thám” trước những ngôi mộ vô danh ở các nghĩa trang rồi 1-2 tuần sau hướng dẫn chi tiết từ xa…
Kg thể chấp nhận thái độ “lập lờ” của đạo diễn MC (Chuyện tế nhị, đau lòng; nói ra kg có lợi cho ai…) để vụ việc trôi qua. Bởi, nếu để “lãng quên” (Trường hợp kg phải là hài cốt liệt sỹ Đảm) thì kg riêng cá nhân đạo diễn MC mà tất cả chúng ta đều có tội, kg phải chỉ với vong linh liệt sỹ HNĐ và gia đình quyến thuộc của anh.
Trộm nghĩ, có lẽ Thủ tướng cần “vào cuộc”, chỉ đạo “rốt ráo” việc này!




Trong khi chờ Thủ tướng vào cuộc theo đề nghị của Nhà báo Mạc Hồng Kỳ, TT vào cuộc trước.
Xem lại phim của Minh Chuyên, thấy có những chi tiết gợn, như bà mẹ Homer để di vật của LS Hoàng Ngọc Đảm lên bàn thờ gia đình (người Mỹ cũng có bàn thờ, có giống bàn thờ của người Việt?), đến ga Diêu Trì lúc 15h ngày 25/5, đi ô tô 200 km lên thị xã Pleiku (thành phố từ lâu rồi, bác Minh Chuyên ơi), dọc đường ghé thăm bảo tàng quân khu 4 (bảo tàng quân khu 4 phải ở Vinh chứ nhỉ), rồi cũng trong ngày 25/5 đi ô tô từ Pleiku về Plei Ngol… Nhưng, trong vụ này đó là những chuyện nhỏ.
Anh Hoàng Ngọc Đảm đã được công nhận là Liệt sĩ, đã được Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam truy tặng huân chương Chiến công giải phóng hạng ba (hình ảnh ở đoạn đầu phim). Nhưng trong phim, Minh Chuyên nhấn mạnh nỗi oan của gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm về dư luận LS đào ngũ sang Mỹ. Đây phải chăng là “thủ pháp nghệ thuật” để phim thêm lâm ly?!
Tác giả có ý lăng xê nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng khi bình “theo trí nhớ của Homer và chỉ dẫn qua ĐTDĐ của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng, ngày 28/5 chúng tôi đã tìm được mộ LS Hoàng Ngọc Đảm”. Trả lời Tuổi Trẻ, đạo diễn Minh Chuyên khẳng định mộ Bích Hằng chỉ trong nghĩa trang Ayun Pa chính là mộ LS Hoàng Ngọc Đảm. Thế nhưng, trong Đơn đề nghị đi thăm viếng mộ liệt sĩ đề ngày 14/5, em trai LS Hoàng Ngọc Đảm là ông Hoàng Đăng Cát đã ghi “an táng tại nghĩa trang huyện Ayunpa-Gia Lai, vị trí hàng số 5 ở lô 1 mộ số 2”. Bích Hằng tìm ra mộ thật không, tìm ra ngày nào?





Theo tư liệu TT có, năm 2002 gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm đã có thông tin khá rõ về sự hy sinh và nơi chôn cất LS (trong ảnh là bút tích ông Cát).

Trở lại phim Linh hồn Việt cộng. Tại sao khi lên đường đã có thông tin mộ LS Hoàng Ngọc Đảm “an táng tại nghĩa trang huyện Ayunpa-Gia Lai, vị trí hàng số 5 ở lô 1 mộ số 2”, đoàn làm phim không đến viếng mộ ngay, mà còn đi lòng vòng nhiều nơi? Có cảm giác, gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm bị lợi dụng để “đóng phim”, Minh Chuyên làm phim là dịp để mấy vị người Mỹ “du lịch chiến trường xưa”?

“Tôi xin được nói thẳng: ngôi mộ trong nghĩa trang Ayun Pa ấy chính là mộ liệt sĩ Đảm, chúng tôi đã phải bí mật thuê người đào lên, bí mật mang hài cốt về…. Nếu bây giờ khai quật ngôi mộ mà nhà ngoại cảm Bích Hằng đã chỉ, sẽ thấy hài cốt đã được chuyển đi rồi. Gia đình đã mang về quê.” Đạo diễn Minh Chuyên - Tuổi Trẻ. Theo nguồn tin của TT, đúng là hài cốt ở “mộ số 2, hàng số 5, lô 1” tại nghĩa trang liệt sĩ Ayun Pa đã được cất bốc. Nhưng không phải ngày 28/5/2008, mà trước đó 7 năm. Những người cất bốc không phải là gia đình LS Hoàng Ngọc Đảm, mà là một gia đình LS ở Bình Định.

Đài PT-TH Gia Lai đã nhận xét: Phim tài liệu Linh hồn Việt cộng bị hư cấu kiểu phim truyện.
Nếu Minh Chuyên không nói thẳng, nói thật về “những chuyện đau lòng, uẩn khúc”, tôi đành phải cho rằng trong vụ làm phim Linh hồn Việt cộng", Lý gian, Tình cũng không ngay!

Tham khảo: "Linh hồn Việt cộng" hay "Linh hồn Việt gian"? – Blog Hổ Phụ Tử và “Từ chuyện phim TL "Linh hồn Việt cộng" nhớ đến chuyện tìm mộ chị Dương Thị Xuân Quý” – Blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Update:






- Xin để linh hồn anh tôi được yên...
- Nửa sự thật không phải là sự thật
- Tính chân thực, điều cốt tử của phim tài liệu 

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2008

Tình ngay, Lý gian?!

Category: văn hoá, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

08/23/2008 11:57 am



Tối 23/7/2008, VTV1 chiếu bộ phim tài liệu Linh hồn Việt cộng do nhà văn Minh Chuyên đạo diễn và viết lời bình, gây xúc động đối với hàng triệu khán giả. Bộ phim kể về cựu binh Mỹ Homer khi tham chiến ở Việt Nam đã bắn chết chiến sĩ giải phóng Hoàng Ngọc Đảm, nay vì những day dứt đã sang tìm thân nhân của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm để trao lại mang kỷ vật của liệt sĩ và về chiến trường xưa tìm bằng được nơi chôn cất anh. Ngày 27/7, VTV1 phát lại bộ phim này. Tuy nhiên đêm 20-8-2008, Đài TH Gia Lai phát phóng sự "Phim Linh hồn Việt cộng - một nửa sự thực ở đâu?", trong đó nêu ra nhiều điểm thiếu chân thực trong phim của Minh Chuyên.
Ngày 23/8, báo Tuổi Trẻ (Một nửa sự thật ở đâu) và báo Tiền phong (Uẩn khúc trong phim 'Linh hồn Việt cộng': Đạo diễn Minh Chuyên nói gì?) cùng có những bài viết về câu chuyện gây xôn xao dư luận này.

Xin kể chuyện của gia đình tôi.
Tôi có người anh con bác ruột hy sinh tháng 2/1973. Sau nhiều cuộc kiếm tìm, tháng 4/2003 tôi biết anh tôi hy sinh ở An Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên, phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Tam Giang, Tuy An. Tuy nhiên, tại nghĩa trang Tam Giang không có phần mộ nào ghi đúng tên và quê quán anh tôi. Sau hai năm tìm kiếm thêm tư liệu và xác minh bằng nhiều cách, gia đình chúng tôi khẳng định di cốt anh tôi đang ở dưới một ngôi mộ trong nghĩa trang Tam Giang. Chúng tôi xin địa phương cho phép đưa di cốt anh tôi về quê. Ông Trưởng phòng Tổ chức – Lao động không dám quyết, chúng tôi tìm đến ông Chủ tịch UBND huyện Tuy An. Ông không có văn bản đồng ý, nhưng không lắc đầu trước đề nghị của chúng tôi! Tháng 5/2005, gia đình làm lễ cất bốc và đưa di cốt anh tôi về quê. Buổi lễ trang trọng, có hương khói, có chụp ảnh đàng hoàng, không thật công khai nhưng cũng không vụng trộm. Không thể vụng trộm! Trước buổi lễ đó, ông Trưởng phòng Tổ chức – Lao động Tuy An và đại diện Ban Chính sách - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên đến thắp hương lên mộ anh tôi… Bây giờ, tại nghĩa trang Tam Giang vẫn có ngôi mộ, có bia ghi tên anh tôi.
Nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên đã làm việc vì hương hồn các liệt sĩ trên 30 năm nay. Hơn ai hết, ông hiểu ý nghĩa của những việc làm đối với người đã hy sinh vì đất nước. Có thể vì nôn nóng, gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm muốn “đào trộm” mộ của anh. Nhưng là người có kinh nghiệm, có uy tín, chẳng lẽ nhà văn - đạo diễn không thể tìm ra, dàn xếp được cách tốt hơn, để ấm lòng cả người đã khuất và người còn sống? Tôi tin, những người có trách nhiệm ở tỉnh Gia Lai không vô cảm.
Nếu muốn tránh phiền hà cho anh Minh quản trang, có thể không công khai ghi hình buổi khai quật mộ, nhưng vẫn có thể ghi hình cảnh thắp hương, vái lạy bên ngôi mộ, cảnh nghĩa trang. Không ghi hình được cảnh khai quật mộ thật thì đành chấp nhận, phải dàn dựng cảnh giả làm gì?

“Nếu nói ra thì thật là đau lòng. Nhưng chúng tôi lấy đâu ra hài cốt để dựng thành phim nếu sự thực không đúng như thế? Tại sao người ta lại có thể nghĩ được những điều khủng khiếp như vậy? Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi không thể bịa hay dựng lên một câu chuyện đầy nước mắt như vậy được. Trong phim, bạn thấy đấy, tôi cũng đã ngồi khóc cùng với gia đình liệt sỹ trước mộ của đồng đội mình, chẳng lẽ tôi bịa ra một câu chuyện để mà ngồi khóc à? Điều quan trọng nhất là gia đình thân nhân liệt sỹ Đảm đã tìm và bốc được hài cốt của anh về với mộ phần của gia đình. Tôi không còn mong muốn gì hơn.” - Minh Chuyên, Tiền phong.
“30 năm nay tôi làm việc vì hương hồn các liệt sĩ. Tôi không thể làm một việc "biến không thành có” mà qua mắt được gia đình liệt sĩ và hương hồn liệt sĩ. Gia đình đã đi cùng chúng tôi suốt cuộc hành trình và chắc chắn họ không bao giờ chấp nhận việc làm gian dối.” - Minh Chuyên - Tuổi Trẻ.

Có thể - cũng như tôi – nhiều người tin những lời nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên nói, tin tấm lòng của ông. Nhưng họ sẽ không thật tin tác phẩm của ông!

Hé lộ "đồng chí chính uỷ nằm trong đống rơm"

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,skyresort,Văn hóa Xã hội

08/23/2008 09:40 am
Quả đúng là "Thà chết chứ nhất định không chịu hy sinh - Quyết không khai ba đồng chí chính uỷ nằm trong đống rơm"!


Thành trước, Tùng sau

Sáng 22/8, Tòa Phúc thẩm – TAND Tối cao tại Đà Nẵng mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “đưa, nhận và môi giới hối lộ” ở Sở KH&ĐT Khánh Hòa. Trước đó từ ngày 14/1 đến 18/1/2008, TAND tỉnh Khánh Hoà đã xét xử sơ thẩm vụ này, tuyên phạt Phan Xuân Tùng, nguyên cán bộ Sở KH&ĐT Khánh Hòa 20 năm tù về tội nhận hối lộ 71.000 USD trong quá trình thụ lý hồ sơ đầu tư vào Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh của Cty Sky Resort (Hàn Quốc) và phạt Nguyễn Trung Thành, nguyên phiên dịch viên của Cty Sky Resort 12 năm tù về tội “làm môi giới hối lộ”.
Tại phiên toà phúc thẩm, Phan Xuân Tùng đã khai ra một tình tiết rất mới và nóng. Lần đầu được Lee Sang Hyeok, đại diện Cty Sky Resort tại Việt Nam đưa phong bì có 2.000 USD, Tùng đưa cho ông Trần Ngọc Xuân, Phó GĐ Sở KH&ĐT Khánh Hoà. Ông Xuân đưa lại Tùng 500 USD. 5 lần nhận tiền sau đó, Tùng đều báo cáo với ông Xuân và được dặn cứ tạm gửi ngân hàng, chờ xong việc sẽ tính. Khi nhà đầu tư đòi lại tiền, ông Xuân bảo Tùng rút tiền và chứng kiến việc Tùng trả lại tiền cho Lee Sang Hyeok tại cơ quan Sở, nhưng không lập biên bản… Toà hỏi, tại sao trong quá trình điều tra và tại phiên sơ thẩm Tùng không khai tình tiết này? Tùng khai khi sự việc vỡ lở, ông Xuân dặn Tùng cứ nhận hết về mình, ông sẽ lo lắng giúp đỡ cho. Nhưng sau khi bị kết án, chẳng thấy ai lo được gì cho mình nên Tùng mới khai ra. Anh ta cam đoan khai đúng sự thật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai này và sẵn sàng đối chất với ông Xuân.
Các luật sư đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm lưu ý Quyết định số 144/2004/QĐ ngày 16/6/2004 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc thành lập Ban Quản lý các dự án Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh. Theo họ, Quyết định này cho thấy việc xét cho doanh nghiệp nào được đầu tư vào Bắc bán đảo Cam Ranh không thuộc quyền hạn của Sở KH&ĐT, Tùng không có chức năng gì trong việc này. Chủ tọa phiên tòa nhận định, nếu đúng vậy, việc lãnh đạo Sở KH&ĐT và Tùng cứ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn thủ tục đầu tư cho Công ty Sky Resort là mang dấu hiệu lừa đảo, như vậy tội sẽ nặng hơn!
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã tuyên hoãn phiên toà để triệu tập thêm những người làm chứng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đồng thời để VKSND xác minh những tình tiết mới.

Mr. Xuân tại phiên sơ thẩm với tư cách người làm chứng

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

“Người ta quá ỷ y vào sức mạnh của họ, hoặc quá coi thường nhà báo!”

Category: hoa hậu, Tag: bàTưHường,Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/21/2008 09:35 pm
Ngày 20/8, nhà báo Hoàng Minh Quốc, phóng viên Báo ảnh Việt Nam thuộc TTXVN và 2 đồng nghiệp cùng cơ quan đã tới Nha Trang theo giấy mời của Công an thành phố Nha Trang về vụ “Không cần báo chí tụi mày…!” Tại cuộc làm việc, nhà báo Minh Quốc một lần nữa khẳng định, anh bị ông Trương Công Ánh đấm thẳng vào mặt, không phải “quơ tay lỡ va vào mũi” như bà Tư Hường nói. Theo Cơ quan CSĐT, Công an Nha Trang, nếu nhà báo Minh Quốc có yêu cầu, họ sẽ giúp giám định thương tật theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên Minh Quốc nói, sự việc xảy ra đã hơn một tháng, thương tích không nặng nên anh thấy không cần giám định thương tật. Tuy nhiên anh có đề nghị 5 điểm về xử lý vụ việc.
Minh Quốc muốn Cty Hoàn Vũ có lời xin lỗi chính thức và công khai trên báo chí đối với bản thân anh, các nhà báo tác nghiệp ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 và toàn thể báo giới. Bởi hành động thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật trên không chỉ gây tổn thương đến tinh thần, danh dự, thân thể của anh, mà còn xúc phạm tới giới báo chí, để lại ấn tượng xấu đối với quan khách, hoa hậu, bạn bè của ít nhất 80 nước có mặt tại buổi dạ tiệc. Anh đề nghị cơ quan chức năng xử phạt hành chính ông Ánh, bà Xuân Nương và con trai họ, trục xuất những người này khỏi Việt Nam, không cấp visa cho họ vào Việt Nam. Minh Quốc cũng đề nghị xử phạt hành chính Cty Hoàn Vũ, vì Cty này đã sử dụng những người nước ngoài không hiểu biết về văn hoá ứng xử của người Việt, để họ làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong một hoạt động văn hoá.
Minh Quốc cho biết thêm, sau lần mượn điện thoại của ông Vũ Duy Giang - Chủ nhiệm CLB Nhà báo VH-VN, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh - để xin lỗi anh tối 14/7, bà Tư Hường cũng như Cty Hoàn Vũ không liên lạc với anh lần nào nữa. “Có thể người ta quá ỷ y vào sức mạnh của họ, hoặc họ quá coi thường nhà báo!” – Minh Quốc nói. Nội dung làm việc với Công an Nha Trang đã được Minh Quốc báo cáo cho lãnh đạo Báo ảnh Việt Nam và TTXVN.
Sau khi báo chí lên tiếng về vụ này, ngày 23/7 UBND tỉnh Khánh Hoà đã yêu cầu Cty Hoàn Vũ báo cáo giải trình. Cuộc họp ngày 25/7 của Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 cũng bàn về vụ này. Trong bản tin của Đài truyền hình KTV về cuộc họp có nêu nhận định: “Mặc dù đây chỉ là vụ xô xát giữa hai cá nhân, nhưng sự thông tin sai lệch, thiếu chính xác của một số cơ quan báo chí đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh và thành công của cuộc thi.” Tại cuộc giao ban do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Khánh Hoà tổ chức ngày 5/8, nhiều nhà báo đã tỏ thái độ rất bức xúc với nhận định này.
Trả lời một nhà báo, ông Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, người chủ trì cuộc họp ngày 25/7 - nói ông chưa xem bản tin trên, nên không có ý kiến! Ông cho biết, UBND tỉnh Khánh Hoà đã báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ, kèm theo là báo cáo giải trình của Cty Hoàn Vũ. Nhưng ông cũng không cho biết cụ thể nội dung giải trình của Cty Hoàn Vũ. “Hai bên nói qua nói lại khác nhau, tôi chưa thể có ý kiến gì, bây giờ giải quyết là việc của cơ quan điều tra .” – Ông Thân nói.

“Người nào gây rối trật tự nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị phạt tiền từ 1 đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.” - Khoản 1, Điều 245, Bộ luật Hình sự.
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt từ 1 năm đến 3 năm.” - Khoản 2, Điều 121, Bộ luật Hình sự.

songhong at 08/21/2008 11:43 pm comment
Ở ta có thói quen đã thành cố hữu: Luật gì thì luật, hổng bằng luật tiền. Thương mấy anh nhà báo này bị đánh nhẹ, và thương các anh nhà báo Việt Chiến, Ngọc Hải bị đánh nặng vì dám chọc ngoáy PMU 18. Mình tin là vụ này rồi cũng chìm xuồng thôi, vì lãnh đạo ngoại giao nước ta còn đòi bịt mồm cả các nhà báo Nhật Bản vì họ phanh phui một số vụ hối lộ của 1 Công ty của họ ở bển.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2008

Vĩnh biệt, Trần Như Nguyện!

Category: nhân vật, Tag: Những người sống quanh ta,trần như nguyện,Văn hóa Xã hội

08/15/2008 11:22 pm
TIN BUỒN
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, Ban Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa, và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
Đ/c TRẦN NHƯ NGUYỆN :
- Sinh ngày 08/12/1960
- Nguyên quán: Tuy Phước – Bình Định
Hiện là: - Phó Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa,
- Ủy viên Hội đồng Huấn luyện Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam
- Phó Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa.
Nguyên : -Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Khánh Hòa
- Bí thư huyện đoàn Diên Khánh- tỉnh Khánh Hòa.
Đã được tặng thưởng:
- Huy chương Vì thế hệ trẻ - Huy chương cao quý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Huy chương danh dự
- Huy chương phụ trách giỏi
Và nhiều huy chương, kỷ niệm chương khác.
Sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, tuy đã được cơ quan, gia đình và các y bác sĩ tận tình chăm sóc cứu chữa. Nhưng do căn bệnh quá nặng, Đồng chí đã từ trần vào lúc 16 giờ 25 phút ngày 15/8/2008 ( nhằn ngày 15 tháng 7 năm Mậu Tý ) hưởng dương 49 tuổi.
- Lễ nhập quan vào lúc 15h00 ngày 16/8/2008 (nhằm ngày 16/7 năm Mậu Tý).
- Lễ viếng bắt đầu từ 16h00 ngày 16/8/2008( nhằm ngày 16/7 năm Mậu Tý)
tại Cơ quan Tỉnh Đoàn Khánh Hòa.
- Lễ truy điệu vào lúc 07h30 ngày 19/8/2008 (nhằm ngày 19/7 năm Mậu Tý).
- Lễ di quan vào lúc 08h00 ngày 19/8/2008 (nhằm ngày 19/7 năm Mậu Tý).
Hỏa táng tại Nghĩa trang phía Bắc – thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa
Cơ quan và gia đình đồng kính báo.


Tôi gặp anh cách đây hơn 10 năm, khi anh hoạt động phong trào đã hơn 20 năm. Ấn tượng đầu tiên về anh: thẳng thắn mà hài hước, tếu táo nhưng chân thành.
Sau này sống ở Nha Trang, có dịp hiểu hơn về tính cách, về đường đời của anh với những cơn sóng gió phũ phàng.
Sóng gió khiến đường công danh của anh chững lại, người ta nói vậy.
Nhưng anh không phải là con người màng công danh. Anh là người của phong trào, của chất trẻ, của những hoạt động thiết thực và hiệu quả, là người truyền lửa.





Chính anh là người hỗ trợ rất nhiều về nghiệp vụ, tổ chức cho CLB Thanh niên Vĩnh Hải khi CLB mới được anh Quang Nhật Mạnh xây dựng, là người dũng cảm bảo vệ CLB Thanh niên Vĩnh Hải khi tỉnh muốn giải toả nó để xây dựng chợ Vĩnh Hải mới.
Trong căn phòng tập thể phía sau trụ sở Tỉnh Đoàn Khánh Hoà - nơi ở của vợ chồng anh và đứa con gái 8 tuổi – tài sản đáng kể nhất anh để lại là những tài liệu hướng dẫn dựng và trang trí trại, cẩm nang dã ngoại, những bộ sưu tập tem, những vật lưu niệm sau hơn 30 năm công tác. Vậy thôi.
Nhưng khắp Trung – Nam - Bắc, có nhiều người hãnh diện khoe Trần Như Nguyện là bạn của họ, là thầy của họ.
Khi anh đã đi xa, rất nhiều người sẽ còn nhắc đến anh với niềm yêu mến, kính trọng.
Sẽ có nhiều người thành tâm ghen tỵ với anh!
Chép thêm vào đây lời tiễn biệt của Phan Sông Ngân, phóng viên Tuổi Trẻ:
Về với cát bụi !
Tiễn Anh về… cát bụi
Tròn một kiếp nhân sinh
Trải tình thương đến cuối
Nguyện trần như viên thành!
-Nha Trang, sáng 17.8.2008
Phan Sông Ngân

schwangau at 08/18/2008 06:13 am comment
Một trái tim ngừng đập. Anh đã sống không phí hoài trên cõi nhân gian. Chút tâm thành hồi hướng về Anh.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

Việt Nam đăng cai Miss World 2008!

Category: văn hoá, Tag: hoahậu,Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

08/12/2008 05:56 pm
Thủ đô Kiev của Ukraine sẽ không phải là địa điểm của cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World) 2008, ngày 12/8 bà Julia Morley - Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu Thế giới (MWO) – đã thông báo như vậy. Theo kế hoạch, buổi chung kết Miss World 2008 sẽ được tổ chức tại Cung biểu diễn Quốc gia Ukraine ở thủ đô Kiev vào tối 4/10/2008. Tuy nhiên, xung đột Nam Ossetia đã khiến Ukraine, đất nước nằm trên bờ Biển Đen cùng Nga và Georgia, lại có căn cứ Sevastopol của Hạm đội Biển Đen (Nga) mất cơ hội làm chủ nhà cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất hành tinh. MWO sẽ sớm có quyết định về địa điểm thay thế và thời gian cho Miss World 2008.
Năm 2002, cuộc thi Miss World lần thứ 52 được tổ chức tại Abuja (Nigeria), buổi chung kết được xác định là đêm 7/12. Nhưng khi các người đẹp, trong đó có có cả Hoa hậu Việt Nam 2002 Phạm Thị Mai Phương đã tới Nigeria, bạo động của những người theo Hồi giáo phản đối thi sắc đẹp đã làm hàng trăm người thiệt mạng, khiến cuộc thi phải chuyển sang London (Anh).
Có một số bạn tí tởn cho rằng, Việt Nam có thể là nơi được chọn để thay thế Ukraine, vì vừa tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Tháng 7 vừa qua, bà Julia Morley và đương kim Hoa hậu thế giới Trương Tử Lâm (Zhang Yi Lin) đã đến Việt Nam khảo sát, và thành phố Nha Trang (Khánh Hoà) đã được MWO chọn làm nơi tổ chức cuộc thi Miss World 2010. Việt Nam có thể tổ chức Miss World 2008 tại đâu?
Tại Hà Nội? Thủ đô yêu dấu vừa mở rộng, công việc bộn bề, các sếp có muốn cũng chả dám ôm người đẹp vào lúc này.
Tại TP Hồ Chí Minh? Nơi đây chỗ nào cũng có lô-cốt, các Hoa hậu đến đây rồi sau đó lu loa rằng Việt Nam không yên bình, đang có chiến tranh!
Tại Nha Trang? Vinpearl Land chỉ có thể sẵn sàng tổ chức Hoa hậu Thế giới vào năm 2010. Còn Sông Lô, tức Diamond Bay Resort and Golf của dì Tư Hường? Thực sự nơi đây và Cty Hoàn Vũ chưa đủ tầm để tổ chức thành công Hoa hậu Thế giới, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ vừa qua đã cho thấy điều đó. Sau khi đã được cậu con rể và ông cháu ngoại cho nổi tiếng quá cỡ, chắc dì Tư cũng thấy không cần quảng bá thêm nữa!
Về phía chính quyền, ông Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 – nói ông chưa nghe thông tin chính thức về việc thay đổi địa điểm Hoa hậu Thế giới 2008, nên chưa thể trả lời cụ thể. Nhưng ông nói, nếu có đề nghị từ phía MWO thì cũng khó hoàn tất các thủ tục trong thời gian quá ngắn, và việc quyết định là của Chính phủ. Vả lại, ông Thân nói, điều quan trọng là có doanh nghiệp nào chịu bỏ tiền để đưa cuộc thi này về Việt Nam không!
Ngoài cơ sở vật chất và khả năng tổ chức, việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2008 tại Nha Trang, Đà Nẵng hay Hội An sẽ gặp khó khăn về thời tiết, do tháng 10 – 12 là mùa mưa bão ở miền Trung.
Tóm lại, đăng cai tổ chức Hoa hậu Thế giới 2008 tại Việt Nam là điều viển vông.
Nhưng, cũng có thể có bất ngờ. Chỉ dăm ngày trước, có mấy ai nghĩ rằng Ban Chỉ đạo Quốc gia về bầu chọn Kỳ quan Thiên nhiên thế giới sẽ được thành lập?! 

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2008

Invite và Add

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

08/11/2008 06:54 am
Nhận được khá nhiều Invitation, nhưng Add được rất ít những bloger có profile tương đối rõ ràng, cả những bloger đã nhiều lần còm qua men lại với mình. Còn những bloger phủ sương mù lên profile - thậm chí cái tên là dãy ký tự chả ai đọc hiểu nổi - lại add phát xong liền. Chán cái cha Yà Hú!
"Hi! I'd like to keep in touch on Yahoo! 360. Would you add me to your Friends list so we can stay connected?" THIỀM THỪ không thích lắm, câu làm quen theo mẫu này. Người Việt với nhau, ít ra cũng nên chào nhau bằng tiếng Việt, và tự giới thiệu. Chứ "không xưng danh thì ai biết là ai!"
"Thứ hai là ngày đầu tuần, bé hứa cố gắng chăm ngoan," đi làm thôi.
Hẹn lúc khác tái nạm!

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008

"Liệt sĩ" trở về!

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

09/08/2008 08:19 pm
Hồi này, thỉnh thoảng lại thấy báo chí đăng chuyện “liệt sĩ trở về”. Chuyện người thân gặp lại người thân sau mấy chục năm bặt tin, thường khiến người ta xúc động. Và cũng có thể, làm dấy lên hy vọng mong manh của gia đình người có giấy báo tử. Tuy nhiên, những chuyện này mù mờ lắm, không chắc có bao nhiêu phần trăm sự thật.

Năm 2003 – 2004, tôi đi tìm mộ anh tôi, hy sinh tại Tuy An, Phú Yên năm 1973. Lần mò, được chỉ đến đúng nhà của một người từng là đồng đội anh tôi. Ông này quê Ninh Bình, đào ngũ đầu 1973 vì yêu một cô ở An Ninh Tây, Tuy An, bây giờ vẫn là vợ ông ấy. Năm 1973 – 1975, ông này thường xuyên phải ở hầm bí mật, vì vừa phải trốn đơn vị, vừa trốn lính Sài Gòn. Cho đến năm 2004, vẫn chưa dám về quê ngoài Bắc… Chưa biết chừng, tên ông hiện có trên Bảng vàng Tổ quốc ghi công ở nghĩa trang liệt sĩ nơi cố hương. Chuyện tương tự, chắc không hiếm.

Nói chung, chuyện đã qua lâu rồi. Người ta cũng chỉ muốn về già được trở lại quê hương, mong được sự yên ổn. Trộm nghĩ, có khi báo chí khen ngợi người không xứng đáng. Có khi, vô tình làm khó cho người ta.

Sô-vanh!

Category: Con người, Tag: người đời,Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/09/2008 09:09 am
Lướt qua một số blast và entry, comment về khai mạc Olympic, thấy nhiều vị yêu nước thái quá, bộc lộ tư tưởng chauvinisme nước nhỏ, tiểu nhân!

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

Tin nhắn nhát ma!

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

08/08/2008 02:29 pm
Từ khoảng mươi ngày trước, khi gọi tới số điện thoại 0986274283, người gọi sẽ được nghe câu quen thuộc: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được…” Chừng một phút sau, có một tin nhắn được gửi tới số máy ĐTDĐ của người gọi, với nội dung: “84986274283. Ta la hon ma chet oan. Ta dang o am phu. O day toi và lanh qua. Khi nao troi toi ta moi hien hon ve duoc. 12h dem nay ta ve tim cac ban nha. Hu hu…” Vài ngày gần đây, nội dung tin nhắn thay đổi đôi chút “Oan uc qua, toi bi chet oan qua. O am phu lanh qua…” Hiện tượng này đã làm nhiều người ở Nha Trang hoang mang, thậm chí có công nhân được phân công trực đêm bảo vệ công trình xây dựng đã tìm cách thoái thác để được về nhà.
Bộ phận Chăm sóc khách hàng của Viettel tại Nha Trang cho biết, đây không phải là hiện tượng “điện thoại ma” như tin đồn. Viettel cung cấp cho khách hàng dịch vụ MCA – Missed Call Alert, Thông báo cuộc gọi nhỡ. “Tin nhắn nhát ma” xuất phát từ số máy có đăng ký sử dụng dịch vụ MCA của Viettel, nhưng chủ số máy đã soạn nội dung tin nhắn khiến một số người nhận tin lo lắng.
Hiện nay, Viettel chưa có chế tài với người sử dụng dịch vụ này.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp quả là người Tài!

Category: nhân vật, Tag: Những người sống quanh ta,suynghĩ,Văn hóa Xã hội

08/07/2008 10:07 am
Tóm lại, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp quả là người Tài. Còn có Tốt không, THIỀM THỪ chưa xác định được, dù theo bác Hợp, xác định người tài khó hơn xác định người tốt. Nhưng có lẽ bác ấy là người tốt, vì bác ấy nói: “Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt.”
Sáng 6/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời trực tuyến trên VietNamNet. Có khoảng 180 câu hỏi, trong đó có 7 câu về đời tư, Bộ trưởng trả lời được 90 câu trong hơn 3 giờ. Bạn nào đọc hết, đọc kỹ được tất cả những câu hỏi và trả lời, THIỀM THỪ sẽ nhận ngay làm trợ lý!
Có 3 cặp Hỏi - Trả lời, trong đó cách hỏi, cách trả lời khiến mình thấy thú vị.

Câu A. Đây là câu thứ tư sau 3 câu hỏi “vĩ mô”, cấp dưới hỏi cấp trên. Thực ra, câu này cũng “vĩ mô”. Trả lời hay hơn câu hỏi, lại có phần vượt cả “lề bên phải” do người hỏi vạch sẵn cho Bộ trưởng trả lời! Chỉ lợn cợn một chút khi Bộ trưởng chiết tự - Quản lý là quản có lý.

Việt Nhân-Hà Nội: Xin Bộ trưởng cho biết làm sao để kiểm soát blog hiệu quả. Làm sao để blog đi đúng lề bên phải xin cám ơn bộ trưởng.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: Trước hết, phải nói Internet và blog xuất hiện ở VN là tiến bộ ngoạn mục của loài người được lan tỏa ở VN. Một xã hội thông thoáng, tự do cởi mở về thông tin, trao đổi với nhau qua blog là một xã hội tốt. Phải ghi nhận điều đó. Thử hình dung nếu không có Internet, không có blog làm sao mọi người hiểu lẫn nhau như hiện nay.
Đó là một vấn đề mang tính quy luật. Khi đổi mới và hội nhập, cái gì thế giới có ta có, vấn đề chỉ là sớm và muộn, nhanh và chậm, không ai đứng ngoài để trở thành ốc đảo.
Thế giới quản lý tốt, mình quản lý được. Quản lý là quản có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý. Đạo lý là ủng hộ người tốt, răn đe người không tốt. Nguyên lý là tạo hành lang cho người ta hành động. Đi ngoài hành lang không được và không an toàn.
Quản lý blog như thế nào? Chúng ta không hạn chế phát triển blog. Hiện nay VN có 1,1 triệu blogger, tương lai gần 3-5 triệu không xa lạ. Con số hàng triệu người đặt ra vấn đề xã hội lớn cần quản lý. Chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ, Quốc hội quản lý tốt blog, hạn chế 2 vấn đề: một là, hạn chế bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc cá nhân lẫn nhau, đặc biệt những người đứng trong bộ máy công quyền, người đại diện cho dân. Nó làm xã hội rối loạn, không thể phát triển.
Hai là hạn chế những tuyên truyền, vận động chống phá nhà nước, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế.
Để làm thế này có bước đi: tham mưu xây dựng một số quy chế quản lý dưới góc độ những văn bản dưới luật, hạn chế những việc không tốt, phát huy điều tốt, tiến tới hình thành Nghị định riêng, như NĐ 55 về quản lý internet. Cao hơn, đưa vào một chương quản lý trong Luật dân sự là đủ.
Việt Nam chủ trương khuyến khích phát triển blog để xã hội thông thoáng, nhiều thông tin. Thời đại 3 chữ T: trí tuệ, thông tin, và thương hiệu. Blog là dạng thông tin cá nhân, giúp mọi người hiểu , biết nhau và trao đổi vấn đề quan tâm,. Đây là vấn đề tốt. Tôi tin trong tương lai blog làm xã hội thông thoáng, cởi mở, nhiều thông tin, hiểu biết lẫn nhau, giúp mọi người làm nghề tốt hơn... nâng cao nhận thức, trình độ, từ đó nâng cao toàn bộ khả năng hành động của mình.


Câu B. Một câu hỏi hay. Trả lời né tránh nội dung chính của câu hỏi, ít thông tin.
LQQ-HCMC, VIETNAM: Kinh Chao Bo truong, Tôi thực sự tin tưởng vào quyền lưc truyền thông, các cơ quan truyền thông là chỗ dựa cho những người thấp cổ bé họng hoặc nói hơn là đứng về phía đại đa số quần chúng. Trong khi đó, thực trạng lại khác. Dường như trong tất cả các chiến lược đều hưóng báo chí, truyền thông là cơ quan ngôn luận của đảng. Là cơ quan tuyên truyền đường lối của đảng. Xin hỏi bộ trưởng, hiện tại các cán bộ báo chí đang ăn lương từ ngân sách (tiền dân đóng) hay là từ đảng phí? Thật buồn, khi một vị nguyên là Thủ Tưởng chết mà truyền thông trong nước lại không được đưa tin or đưa xong rồi lột xuống. Trong khi con dân của mình phải đi đọc báo ngoại mới biết tin. Ông có biết những điều đó là cho báo chí, truyền thông của mình mất điểm cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập không? Xin bộ trưởng cho biết định hướng của báo chí mình là sẽ cải tổ để đi lên thành những tập đoàn đủ sức cạnh tranh trong thời ky hội nhập hay là sẽ chuyên tâm thành một kênh chuyên tuyên truyền thôi?
Trả lời:
1. Luật Báo chí năm 1999 đã xác định rất rõ vai trò, chức năng của báo chí: Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Như vậy, có thể thấy rằng Luật Báo chí đã xác định rất rõ báo chí là diễn đàn của nhân dân chứ không phải chỉ là cơ quan ngôn luận của một tổ chức nào đó. Luật Báo chí cũng có những quy định cụ thể bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
2. Còn một số điều trong Luật không phù hợp với thực tiễn sẽ được sửa đổi cho phù hợp. Thực tế hiện nay, có một số cơ quan báo chí đã thực hiện nhiều loại hình báo chí, có báo viết, phát thanh – truyền hình, báo điện tử. Luật Báo chí sửa đổi lần này sẽ quy định cho phép cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí để phù hợp với thực tiễn. Đây cũng sẽ là tiền đề để hình thành các tập đoàn báo chí trong tương lai, khi các cơ quan báo chí có đủ điều kiện.

Câu C. Có lẽ Bộ trưởng thích nhất câu này, vì nó tạo điều kiện để ông nói rất nhiều về mình (1207 chữ), có cả những điều hứa hẹn. Có lẽ chỉ cần thêm bớt ít chữ, nó sẽ thành bản tự đánh giá cuối năm hoặc giữa nhiệm kỳ công tác. Nói tốt cho mình mà không mất lòng ai bên dưới.

Nguyên Hằng-Hà Tây: Xin chào Bộ trưởng, Tôi có vấn đề xin hỏi bộ trưởng như sau: Theo tôi đuợc biết Bộ trưởng không có chuyên môn trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, cntt,... vậy bộ trưởng đã làm gì để nắm rõ lĩnh vực mình phụ trách và làm tốt chức trách của mình. Bộ trưởng có thể chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này được không?. Câu hỏi thứ 2 là Bộ trưởng thường nói "Người tài là phải biết tập hợp cái tài của người khác" vậy xin hỏi bộ trưởng tự đánh giá thấy mình đã phải là người tài chưa? Những người xung quanh bộ trưởng có phải là những người tài không? Bộ trưởng đã dám cách chức một ai trong số những người không tài đã được bổ nhiệm chưa , xin cho ví dụ? Xin cảm ơn nếu bộ trưởng trả lời thành thực.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp:
Xin cảm ơn bạn,
Đọc gần 180 câu hỏi trên mạng, hỏi về đời tư 7 câu, dù không đúng chủ đề trực tuyến, nhưng vì là người đứng đầu, tôi xin có vài ý để các bạn hiểu thêm.
Hi vọng những người quan tâm cá nhân sẽ ra Hà Nội gặp tôi, để trao đổi thông tin, hiểu nhau sâu, hợp tác.
Về cá nhân, tôi là người lính xung kích, từ trong chiến tranh sang hòa bình, trong quân đội ra ngoài đời. Kể từ khi tôi nhập ngũ năm 17 tuổi, nay tôi đã 57 tuổi, có 40 năm công tác từ quân đội ra ngoài đời, nhiều vất vả nhưng vinh dự nhiều hơn. Tôi đã kinh qua 18 chức danh khác nhau, từ cơ sở đi lên, từ ngành, thành phố, lên tỉnh, ra trung ương, làm từ kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tư tưởng, văn hóa, thông tin. Tôi có cảm nhận, đi qua tất cả các chức danh, mỗi chức danh như một trường học tổng hợp. Ai đi qua nhiều chức danh, nếu làm tốt, sẽ có vốn liếng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc được giao.
Với bản thân tôi, qua 18 chức danh, ở đâu tôi cũng làm hết sức mình và quy tụ được những người khác xung quanh mình. Tôi cho rằng, nếu tôi có tài gì thì tôi phấn đấu có các tài cần nhất là quy tụ những cái tài của người gần mình để làm được. Đó là tài năng của người lãnh đạo, khiến mọi người làm được dưới sự chỉ huy và quy tụ của mình.
Trong quá trình đó, tôi đã được đào tạo kinh tế tại Đại học KTQD, tại Học viện Chính trị quốc gia HCM, học tại Liên Xô về kiến thức kinh tế đô thị và được làm nghiên cứu sinh ở HVCTQG về kinh tế hộ trong kinh tế thị trường. Tôi nghĩ, học qua trường là những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng hơn là học qua thực tiễn, qua bạn bè, qua sách vở.
Tôi có quan niệm: một cán bộ cần "4 chịu" mới thành công: chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở đó có "4 biết": biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều để xử sự với mọi người.
Tôi thực hiện phương châm 10 chữ trong thực hiện, hành động: tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cáp dưới trọng, sáng tọa để cấp dưới scó thêm việc làm và có thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới dễ gần và có thông tin, kỷ cương để người tốt có điểm tựa, người chưa tốt được giáo dục, rèn luyện cảm hóa được tốt hơn.
Phương châm này tôi thực hiện cả ở 18 chức danh và hoàn thành tốt, nhờ đó tôi có vốn liếng và kinh nghiệm để đảm đương chức vụ hiện nay là Bộ trưởng Bộ TT-TT.
Cố nhiên mọi chức vụ do Đảng phân công, lấy thước đo của tổ chức để phấn đấm trưởng thành. Tôi quan niệm, xác định người tài khó nhưng phải xác định được người tốt xung quanh mình. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt và dễ hoàn thành nhiệm vụ. Cần biết nhìn mọi người để xác định chỗ đứng cho mình.
Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo.
Về một bộ đa ngành, đa lĩnh vực như Bộ TT-TT, tôi tiếp tục thực hiện phương châm cũ: gần gũi chuyên gia, cố vấn, người có chuyên môn sâu, kinh qua thực tiễn tốt để tập hợp thông tin, quy tụ lực lượng, hoạch định chính sách. Tôi cùng tập thể lãnh đạo Bộ quyết liệt trong lĩnh vực mình cho là đúng đắn: quan tâm công tác quy hoạch, thể chế, luật lệ chuyên ngành, hướng dẫn nghiệp vụ để chỉ đạo hệ thống, đào tạo đội ngũ chuyên ngành, chuyên môn hóa, kiểm tra đốc thúc khen - chê, thưởng - phạt để công việc tiển triển nhanh hơn, tốt hơn.
Công tác cán bộ của là của Đảng, của ban cán sự Đảng, tôi chỉ xây dựng tiêu chí cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ, để quản lý hiệu quả hơn. Nguyên tắc của tôi là ai hiểu cán bộ sẽ quyết định công tác cán bộ, tránh tình trạng người không hiểu cán bộ ra quyết định. Tiêu cực là người do không hiểu cán bộ ra quyết định dẫn đến chạy chọt.
Tôi cho rằng, không ai kém cỏi hoàn toàn, chỉ có điều đặt ai vào chỗ nào để phát huy tốt nhất. Mỗi người có thể làm nhiều việc nhưng làm giỏi chỉ một việc, đó là việc họ được đào tạo tốt nhất, tâm huyết nhất, và say mê nhất.
Người biết tổ chức là biết chọn cán bộ để đặt đúng vị trí. Tôi đã thay đổi chức danh cho một số cán bộ ở Bộ. Đó không phải là cách chức mà là điều chỉnh cho phù hợp hơn, đúng vị trí và phát huy khả năng của họ như đã làm ở Cục ứng dụng, Viện chiến lược, Cục Phát thanh - truyền hình, Cục thông tin đối ngoại... Đổi mới, luân chuyển, thay thế được đồng tình, người bổ nhiệm phát huy tốt, điều chỉnh để làm tốt hơn. Ngay công tác cán bộ ở tập thể mất đoàn kết cũng vậy.
Xây dựng hạnh phúc gia đình là thiêng liêng nhất của mỗi người. Nhưng không ở được với nhau thì vẫn có luật hôn nhân gia đình để chia tay, nói gì là công tác cán bộ. Vì thế ở đâu không phù hợp thì có phương án điều chuyển, thay thế, luân chuyển, để mọi người phát huy tốt hơn, khả năng đáp ứng yêu cầu tốt hơn. Công tác cán bộ không chỉ vì một tổ chức mà vì từng con người. Nhiệm vụ là phải củng cố từng cơ sở. Để mọi người làm tốt hơn k khó, vấn đề là đánh giá đúng, gặp từng cán bộ để góp ý đúng, phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, yếu kém.
Tóm lại về mặt cá nhân, tôi chỉ hứa một điều bất kỳ chỗ nào Đảng phân công, tôi cố gắng cao nhất, đoàn kết anh em, suy nghĩ sáng tạo, vững vàng, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp, để thực thi tốt trách nhiệm, thực thi vai trò trách nhiệm trong bộ máy công quyền, hệ thống chính trị của đất nước. Tôi hứa sẽ đoàn kết anh em phấn đấu vươn lên, hoàn thành trách nhiệm người đứng đầu ở một ngành rộng lớn, đưa ngành trở thành nền tảng then chốt của xã hội, đóng góp tốt nhất vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế thắng lợi.


Tóm lại, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp quả là người Tài. Còn có Tốt không, THIỀM THỪ chưa xác định được, dù theo bác Hợp, xác định người tài khó hơn xác định người tốt. Nhưng có lẽ bác ấy là người tốt, vì bác ấy nói: “Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt.”
À, thế nào là người tốt nhỉ?

ditimloiruthanmat troi at 09/09/2008 04:14 pm comment
Nghe bố này phát biểu ngứa tai lắm, thối lắm. Mịa, toàn hô hào khẩu hiệu, rỗng tuếch...
songhong at 08/21/2008 11:46 pm comment
Ông này hình như trước đây có tên là Giao Hợp, nghe kỳ kỳ nên mới đổi tên đó.

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2008

Máu nhà báo lại đổ!

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/06/2008 10:02 am

Người bị đâm ngay trước toà soạn báo Khánh Hoà (số 77 đường Yersin, Nha Trang) là nhà báo Nguyễn Xuân Đương (Nguyễn Xuân, Lê Công), phóng viên An ninh - Quốc phòng của báo Khánh Hoà. Rất may, anh không bị mất nhiều máu và thương tích nặng.



Chị Nguyễn Thị Thu – cán bộ Phòng Bạn đọc báo Khánh Hoà kể, sự việc xảy ra lúc gần 7 giờ 30 ngày 6/8. Khi đó chị Thu đi xe máy vừa từ đường Tô Vĩnh Diện rẽ sang đường Yersin (đường một chiều) để đến cơ quan. Chợt chị thấy phía trước chừng 20m có hai thanh niên đi trên một xe máy bám theo người đàn ông đi xe bên phải đường (lúc đó chị Thu chưa nhận ra đó là nhà báo Xuân Đương), gã ngồi sau quay lại lấy giấy che biển số xe. Vừa lúc đó, nhà báo Xuân Đương sang đường để vào cổng toà soạn báo Khánh Hoà, chiếc xe phía sau vượt lên, gã ngồi sau vung tay vào sườn trái anh Xuân Đương rồi xe vọt mất. Việc diễn ra quá nhanh, chị Thu không nhớ cả màu xe của hai thanh niên, chỉ nghĩ là chúng giở trò cướp giật. Nhà báo Xuân Đương cũng không kịp nhận dạng các hung thủ và chiếc xe của chúng…


Nhà báo Nguyễn Xuân Đương được đưa ngay đến Phòng cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Khánh Hoà. Kết quả thăm khám và chụp phim cho thấy, anh bị đâm bằng vật sắc nhọn, vết đâm dài hơn 10mm và sâu hơn 20mm. Rất may, vật nhọn bị cản lại khi chạm mào xương chậu bên trái của nhà báo Xuân Đương. Bác sĩ trực tại Phòng Cấp cứu nói, nếu vết đâm chỉ lên cao một chút, vật nhọn sẽ xuyên vào ổ bụng làm thủng thận hoặc mạch máu bên trong, tình trạng thương tích sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Ngay trong buổi sáng 6.8, nhà báo Xuân Đương đã được xuất viện, theo dõi điều trị tại nhà.


Tại phòng cấp cứu, nhà báo Lương Kiên Định - Tổng Biên tập báo Khánh Hoà, Chủ tịch Hội Nhà báo Khánh Hoà nói: “Đây là sự việc hết sức nghiêm trọng. Tội phạm xảy ra giữa ban ngày, trên đường phố đông người, có tính toán chuẩn bị trước. Trong lúc các nhà báo đang tích cực chống tiêu cực, anh Xuân Đương là phóng viên hăng hái trong lĩnh vực này, sự việc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của phóng viên. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã báo cáo nhanh đến Thường trực Tỉnh uỷ và Công an Khánh Hoà, và trong sáng nay sẽ có báo cáo bằng văn bản đến các cơ quan chức năng, đề nghị nhanh chóng điều tra làm rõ vụ án. Chúng tôi sẽ lập tường trình những vụ việc liên quan gần đây để cung cấp cho cơ quan công an. Tôi không nghĩ đây là tư thù cá nhân, mà liên quan trực tiếp đến việc hành nghề của nhà báo, liên quan đến những bài viết của anh ấy trong lĩnh vực chống tiêu cực. Gần đây chúng tôi đã nhận được thư, trước nữa đã nhận được những lời đe doạ của những đối tượng liên quan đến những bài đã đăng trên báo Khánh Hoà.”
Nhà báo Nguyễn Xuân Đương sinh năm 1951, làm phóng viên báo Khánh Hoà từ năm 1990. Trước đó, anh là sĩ quan Bộ đội Biên phòng.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2008

CLB Thanh Niên Vĩnh Hải lại lên báo!

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/05/2008 09:26 am
Hôm nay, báo Tiền Phong đã đăng trên trang 6 bài về việc CLB Thanh niên Vĩnh Hải bị xoá sổ. Muộn vẫn hơn không. Hy vọng sự việc không bị chìm xuồng. 

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2008

Chiêm Nghiệm!

Category: Cuộc sống, Tag: Bạn bè,cuộc sống,Đời sống

08/04/2008 03:50 pm
Năm 1999 – 2000, lặn lội gần khắp tỉnh Bình Định để viết loạt bài về ông Trương Công Thiết (ông đã mất ngày 9/11/2000) - “Kẻ sai được yên vị, người tố bị dúi đầu”. Trong thời gian đó, ở huyện Hoài Nhơn lần đầu tiên được một cựu chiến binh đọc cho nghe bài thơ này. Những chiêm nghiệm không bao giờ cũ!


Đã biết những vinh quang đầy ô trọc
Lại biết thêm nỗi nhục đáng tự hào
Đã biết những trung thành đầy phản phúc
Lại biết thêm mang tội rất thanh cao.
                                                            Việt Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2008

Nha Trang – vịnh biển đẹp nhất thế giới

Category: cảnh đẹp, Tag: Du lịch,Tổng quát

08/03/2008 05:54 pm
Một bài của THIỀM THỪ đã đăng trên Tiền phong Chủ nhật (nay là Tiền phong Cuối tuần) số ra ngày 3/8/2003, khi đó chưa có Tiền phong Online. Lang thang trên mạng, thấy bài này được sao chép, sử dụng khá nhiều ở các diễn đàn, cẩm nang du lịch, website doanh nghiệp, báo điện tử… Nghĩ cũng nên khẳng định tác quyền của THIỀM THỪ và của Tiền phong.

CLB Các vịnh đẹp nhất thế giới được thành lập vào tháng 3/1997 tại Berlin (Đức) với mục đích bảo tồn sinh thái biển, phát triển các loại hình du lịch ở các vùng vịnh một cách bền vững, lâu dài. Tại Hội nghị lần thứ hai của CLB được tổ chức ở Tadousac (Quebec, Canada) từ 1/6 đến 8/6/2003, vịnh Nha Trang đã được kết nạp làm thành viên thứ 29 của thế giới, thứ 2 của châu Á (sau vịnh Hạ Long) trong CLB.



Vợ chồng người bạn tôi làm ăn sinh sống ở Ba Lan đã khá lâu. Thỉnh thoảng trong những lần gửi thư cho tôi, họ kể và gửi ảnh về Sopot, một khu nghỉ mát nổi tiếng của Ba Lan bên bờ biển Baltic, nơi họ thường đến để thư giãn. Hè này họ về nước, vào thăm Nha Trang, đi chơi, đi tắm biển. “Nước ở Sopot không xanh trong được như nước ở đây, cát dưới biển Sopot không mịn sạch như cát ở đây”, họ luôn miệng trầm trồ như vậy, rồi khen tôi sướng vì được sống ở Nha Trang. Tôi biết họ rất yêu biển, vì vậy họ khen thật lòng.
Đầu thế kỷ trước, thành phố Nha Trang ngày nay còn là một bãi biển hoang sơ với một làng chài vài mươi nóc nhà tranh ở xóm Cồn. Chỉ có duy nhất một ngôi nhà xây 2 tầng lầu màu trắng là nhà làm việc của Bác sĩ Alexandre Yersin (lầu ông Năm). Người đến đây bằng đường biển sẽ thấy ngôi nhà trắng trước tiên, Nha Trang chính là “nhà trắng” được gọi chệch đi. Đó là cách kiến giải về xuất xứ tên gọi Nha Trang của những người ngưỡng mộ A. Yersin, một công dân đặc biệt của thành phố. Còn theo các nhà nghiên cứu, xưa kia hai bên bờ sông Cái đổ ra cửa biển Cù Huân (Cửa Lớn) đầy lau lách rậm rạp, nên sông được gọi là sông Lau (tiếng Chăm là Yjatran hay Ea Tran). Lâu dần nó được gọi chệch thành Nha Trang. Tên sông sau thành tên đất, rồi được dùng cho cả vịnh biển ôm ấp và làm đẹp cho vùng đất ấy.


Được che chắn bởi 19 đảo lớn nhỏ, vịnh Nha Trang rộng chừng 500 km2 khá kín gió, không có sóng lớn. Cửa sông Cái đổ ra giữa hai bãi biển hình trăng khuyết, cát mịn mát trải dài hàng 6, 7 cây số. Dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới, màu xanh của những triền núi nhấp nhô trên bờ, của các hòn đảo hoà cùng màu biển biếc, như tôn thêm vẻ quyến rũ của những dải cát vàng dạt dào sóng trắng. Trong vịnh Nha Trang có gần mười đảo yến, hàng năm việc khai thác yến sào mang về hàng triệu USD cho tỉnh Khánh Hoà. Dưới mặt vịnh Nha Trang lại có một thế giới kỳ thú khác, đó là thế giới của 350 loài san hô, 190 loài cá, các loài nhuyễn thể, giáp xác, cỏ biển... Tháng 12/2000, dự̣ án Khu bảo tồn biển Hòn Mun trong vịnh Nha Trang, Khu bảo tồn biển đầu tiên của nước ta đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Đến Nha Trang, nơi du khách không thể không ghé là Tháp Bà Ponagar ở phía Bắc cửa sông Cái, một di tích kiến trúc Chăm tiêu biểu, nơi thờ Thiên Yana (Mẹ Xứ Sở). Cách Tháp Bà chừng dăm trăm mét là Hòn Chồng, gồm hai khóm đá lớn hình thù kỳ dị, Hòn Chồng là khóm nằm trên bờ, Hòn Vợ là khóm dưới biển. Truyền thuyết kể rằng xưa có vị khổng lồ qua đây ngoạn cảnh, gặp lúc các nàng tiên đang tắm. Khổng lồ mải ngắm, vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi làm cả mảng núi sụp đổ thành Hòn Chồng ngày nay. Trên một khối đá lớn ở đây còn in dấu một bàn tay khổng lồ, đủ cả năm ngón.
Đi về phía Nam theo đường Trần Phú, du khách có thể thăm biệt thự Bảo Đại, Viện Hải dương học, nơi trưng bày hàng ngàn loài sinh vật biển còn sống hoặc ở dạng tiêu bản. Bến cảng Cầu Đá là nơi xuất phát cho những tuyến du lịch biển – đảo : Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Thủy cung Trí Nguyên.... Mỗi nơi đều có những bãi tắm rất sạch, nước trong sóng êm, ai thích cảm giác mạnh có thể lặn biển ngắm san hô, kéo dù, cưỡi mô tô nước... Ở Làng Chài (Hòn Miễu) có nhiều lồng bè cá mú, tôm hùm, mực... cho khách tự lựa chọn từng con, nhà hàng ở đây sẽ chế biến theo yêu cầu của họ. Tua du lịch mới nhất trên vịnh Nha Trang được khai trương ngày 1/8/2003 là tua Đảo Yến Hòn Nội. Theo tua này, sau chừng 90 phút du khách sẽ được tàu đưa từ cảng Cầu Đá ra đến Hòn Nội, lên Vọng hải đài trên đỉnh Du Hạ ngắm cảnh, đi ngắm rạn san hô và sinh vật biển bằng tàu đáy kính. Đặc biệt du khách sẽ được xem phim giới thiệu về nghề khai thác yến sào và tham quan hang yến ở Hòn Sam, tận mắt thấy tổ yến...


Nha Trang như một cô gái đẹp và có duyên, vừa nhìn đã thích, gặp rồi càng mến, càng quen càng thấy thêm những điều mới mẻ có sức thu hút lạ. Phải chăng vì vậy, A. Yersin đã gắn bó với Nha Trang hơn 50 năm, trước khi nhắm mắt ông dặn dò đồng sự “hãy giữ tôi ở lại với Nha Trang, đừng cho ai lấy tôi đi”!
Huy Anh





Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2008

Bùi Thanh bị cấm làm báo vĩnh viễn - tin vịt?

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

08/01/2008 10:23 pm





TTXVN đưa tin, ngày 1/8 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã ký Quyết định thu hồi Thẻ Nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên. Các nhà báo Nguyễn Quốc Phong - Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên, Bùi Văn Thanh (Bùi Thanh) - Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Kim Sánh (Hoàng Hải Vân) - Tổng thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên, Dương Đức Đà Trang (Đà Trang) - Trưởng Văn phòng đại diện Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội và Trần Đình Dũng (Việt Dũng) - phóng viên Báo Khoa học và Đời sống bị thu hồi thẻ nhà báo vì đã vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động và thông tin trên báo chí. Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi và bà Hoàng Tuyết Oanh - cán bộ báo Người Cao Tuổi bị cơ quan điều tra khởi tố bị can về tội tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, ngày 31/7 đã có tin Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh họp quyết định kỷ luật nhà báo Bùi Thanh với các hình phạt: cách chức Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, thu hồi Thẻ nhà báo, cấm làm công tác báo chí vĩnh viễn. Thông tin này rất được quan tâm, vì mức độ kỷ luật là “đì sát ván”, đồng thời cũng khiến nhiều người nghi ngờ tính đúng đắn của nó. Hãy xét từng nội dung:

- Cách chức Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Việc này đúng chức năng, quyền hạn của Thành Đoàn.
- Thu hồi thẻ nhà báo. Theo quy định của Luật báo chí, cấp và thu hồi thẻ nhà báo là việc của Bộ Văn hoá – Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông. Thành Đoàn hay Thành Uỷ, Ban Tuyên giáo Trung ương hay Thủ tướng Chính phủ đều không thể làm việc này. Quyết định thu hồi thẻ được Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ký ngày 1/8, nhưng ngày 31/7 thiên hạ đã biết chuyện.
- Cấm làm công tác báo chí vĩnh viễn. Điều này gây ngỡ ngàng, bức xúc nhất. Luật Báo chí và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí đều không có quy định nào về việc Cấm làm công tác báo chí vĩnh viễn. Còn vấn đề cấp và thu hồi thẻ nhà báo được quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hoá – Thông tin.
Trong Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT có các quy định sau:

2. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp Thẻ nhà báo
2.1. Người được xét cấp Thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a. Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
b. Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba (3) năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;
c. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công;
d. Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;
e. Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo.
2.2. Các trường hợp sau đây không được xét cấp Thẻ nhà báo:
a. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 mục II;
b. Bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ra Quyết định kỷ luật đến thời điểm xét cấp Thẻ;
c. Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d. Bị Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định thu hồi Thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi Thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời điểm xét cấp thẻ.

9. Thu hồi Thẻ nhà báo
9.1. Người được cấp Thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ nhà báo trong các trường hợp:
a. Bị cơ quan tố tụng quyết định khởi tố bị can;
b. Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong hai năm;
c. Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng Thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
d. Bị kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan báo chí;
9.2. Cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí có trách nhiệm báo cáo với Bộ Văn hóa - Thông tin để ban hành các quyết định thu hồi Thẻ nhà báo đối với các trường hợp quy định tại điểm 8.1 và điểm 8.2 khoản 8 mục II của Thông tư này.
9.3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Thẻ nhà báo, người đứng đầu cơ quan báo chí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi Thẻ nhà báo có trách nhiệm thu lại Thẻ nhà báo của người bị thu hồi Thẻ nhà báo nộp lại cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);
Các cơ quan báo chí ở trung ương nộp trực tiếp về Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí).
9.4. Người bị thu hồi Thẻ nhà báo chỉ được xét cấp lại Thẻ sau một (1) năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi đối với trường hợp vi phạm quy định tại tiết b, tiết c, tiết d điểm 9.1 khoản 9 mục II; sau ba (3) năm, kể từ ngày có quyết định xóa án đối với trường hợp vi phạm quy định tại tiết a điểm 9.1 khoản 9 mục II của Thông tư này.
Như vậy, trong các văn bản pháp quy về nghề báo không có điều khoản nào về chuyện cấm vĩnh viễn ai đó làm báo hoặc thu hồi vĩnh viễn thẻ nhà báo.
Xét rộng sang khía cạnh Hình sự. Trong Chương V – Hình Phạt của Bộ Luật Hình sự nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định các Hình phạt chính và Hình phạt bổ sung. Trong các loại Hình phạt bổ sung có Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Dưới đây là điều 36 của Bộ Luật Hình sự:

Điều 36. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Người có án tù giam chung thân còn có cơ hội trở lại nghề báo (nếu được ân xá), huống hồ trường hợp nhà báo Bùi Thanh chưa phạm tội hình sự!
Vậy, tin nhà báo Bùi Thanh bị cấm làm báo vĩnh viễn là tin vịt. Nếu đó không phải là là tin vịt, có nghĩa là ai đó đã đứng trên luật pháp! Tôi không tin vào điều này.