Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 2

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

03/26/2011 05:36 pm
Cho bốn mùa đảo xanh
Cập nhật lúc 07:19, Thứ Sáu, 30/04/2010 (GMT+7)
*Tặng những người lính đảo nhân Kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Trường Sa (29-4-1975 - 29-4-2010) 

Đất nước hết chiến tranh
Người lính Trường Sơn
Vừa ra khỏi cánh rừng
Lại đứng trước tròng trành biển đảo.

Trường Sa ơi!
Nơi đất trời
Neo vào lòng biển
Nơi sóng nước
Bốn mùa giông bão
Trái tim Tổ quốc
Vẫn nhẹ nâng bước chân người lính
Những bàn chân đi suốt cuộc chiến tranh
Xưa vững chãi Trường Sơn
Nay vững vàng chắn sóng...
Cho bốn mùa đảo xanh
Đảo Trường Sa Lớn – Buôn Ma Thuột
Tháng 4-2008 – tháng 4-2010  
Ông Trương Minh Thắng là Tổng Biên tập báo Dak Lak. Theo thông tin đi kèm bài thơ, có lẽ ông Thắng đã ra Trường Sa, tháng 4-2008. Bài thơ đề tặng những người lính giữ Trường Sa, nhưng sượng như nồi cơm ít nước, thiếu lửa. Tệ hơn, để minh họa bài thơ, báo Dak Lak đăng ảnh lính Trung Quốc bồng súng đứng bên cột mốc chủ quyền, quốc huy, bản đồ Trung Quốc!
   
Lại nói về chuyến đi Trường Sa vừa rồi.
Chuyến đó có khoảng 40 nhà báo. Khi tập trung ở Nhà khách Vùng 4, cán bộ Tuyên huấn Vùng thông báo sắp xếp nhà báo đi theo từng tuyến đảo bắc, giữa, nam quần đảo Trường Sa. Trước đó, Thiềm Thừ xin đi tuyến giữa, được y án. Cùng được bố trí đi với Thiềm Thừ có 13 nhà báo khác. Nhưng khi nghe tin đi tuyến giữa toàn đảo chìm (Đá Lớn, Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ, Cô Lin, Len Đao), chỉ có đảo nổi Phan Vinh nhưng cũng bé xíu, lại đi bằng tàu chở hàng Trường Sa 20 chật chội, không phải tàu khách HQ 996 hay chở nước HQ 936, nhiều nhà báo xin đổi tuyến. Có anh lấy lý do đảo chìm không có dân, không viết về đời sống được, có anh bảo, ra đảo chìm, làm sao tôi chụp ảnh nghệ thuật để triển lãm trong dịp Tết sắp tới  
Cuối cùng, đi tuyến giữa chỉ còn 10 nhà báo, trong đó có Xuân Tùng – Lê Tuấn – Đăng Thụ của VTV1.
Từ trái qua: Lê Tuấn, Văn Tùng (tàu Trường Sa 20), Xuân Tùng, Đăng Thụ, Thiềm Thừ trên xuồng vào đảo Đá Lớn, ngày 31-12-2010 


Ba tay này xin đi tuyến giữa hoàn toàn vì lý do nghiệp vụ báo chí. Các hắn đi ngó nghiêng trên bến quân cảng Cam Ranh, thấy ở đuôi tàu Trường Sa 20 có một khối to hình linga. Nhạy bén nghề nghiệp khiến các hắn hỏi thuyền trưởng, biết được đó là thiết bị thu phát tín hiệu vệ tinh Vinasat. Trong ba tàu đi Trường Sa dịp đó, chỉ có Trường Sa 20 vừa được lắp đặt thử nghiệm thiết bị này. Vậy là ba tay VTV xin được đi tàu Trường Sa 20, đi tuyến giữa. Kết quả, lần đầu tiên trên chương trình thời sự VTV có thông tin nóng hổi từ Trường Sa, từ hình ảnh lính ta trên tàu lử đử lừ đừ vì say sóng đến lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở cụm đảo Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao ngày 14-3-1988. Không như trước kia, phóng viên truyền hình về đến bờ mới có thể truyền hình ảnh về Đài.
Bản tin trên chương trình thời sự VTV, lúc 23 giờ ngày 13-1-2011 https://www.youtube.com/watch?v=rXKxTOPAJH0&list=UUemjDQqDeROQdtCobM4UbYg 

Ngoài ba gã VTV và Thiềm Thừ, còn có một phóng viên nữa xin đi tuyến giữa. Đó là một nữ nhà báo ở một địa phương phía Bắc. Chuyến đi dài tới chẵn một tháng, nghĩ cảnh suốt ngày dài lại đêm thâu ăn sóng nằm gió toàn đực rựa với nhau, anh em đang buồn. Nay có mì chính cánh, ai nấy hân hoan
. Nhưng, hân hoan mau chóng trở thành thất vọng, tức giận.
…        

Van at 04/06/2011 02:30 pm comment
Chắc tại "tai nạn nghề nghiệp", đồng chí Thắng chắc đã nghiêm túc rút kinh nghiệm rồi! 
Thiềm Thừ at 04/06/2011 04:46 pm reply
Có lẽ vậy, cười khì là xong.
Phuong Lan at 04/06/2011 09:37 am comment
Cái câu cuối và dấu .... ở cuối entry này làm em tò mò quá, không biết "mì chính cánh" kia làm gì mà các anh phải " thất vọng và tức giận" nhỉ?
Thiềm Thừ at 04/06/2011 04:45 pm reply
Mấy hôm bận bịu quá, nên chưa kể tiếp. Chắc tối nay...
108 lsb at 04/03/2011 09:59 am comment
 Miễn bàn
Hà Thu Hoài at 04/02/2011 01:05 am comment
Ông Trương Minh Thắng là Tổng Biên tập báo Dak Lak,báo Dak Lak lại đăng ảnh lính Trung Quốc bồng súng đứng bên cột mốc chủ quyền, quốc huy bản đồ Trung Quốc, .  Tổ Tiên Ông Tổng Biên Tập này có phải là Người Trung Quốc không Nhà Báo nhỉ ?
Thiềm Thừ at 04/02/2011 04:54 pm reply
"Tổ Tiên Ông Tổng Biên Tập này có phải là Người Trung Quốc không Nhà Báo nhỉ? Tôi không thích những quy kết kiểu "chủ nghĩa lý lịch" thế này. Tôi tin, bạn chỉ nêu câu hỏi này như một cách để bày tỏ thái độ, chứ bạn không kỳ thị người gốc Hoa.   
tran v at 03/29/2011 10:35 pm comment
Cho ông này vào diện kỷ luật
Thiềm Thừ at 03/30/2011 07:50 am reply
Chả bị kỷ luật gì sất. Ông ấy vẫn làm TBT.
Cựu Chiến Binh at 03/27/2011 09:30 pm comment
Ông Tổng này siêu nhỉ?
Thiềm Thừ at 03/30/2011 07:52 am reply
Làm thơ như thế, ý thức với chủ quyền như thế mà làm TBT, siêu thật.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 1

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

03/18/2011 09:47 pm
Bộ tư lệnh Vùng IV Hải quân cho biết, năm 2010 đã có 200 lượt nhà báo đến với Trường Sa. Họ làm gì ở Trường Sa? Xin khoe vài hình ảnh nhóm nhà báo đến các đảo khu vực giữa quần đảo Trường Sa, thuộc xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa từ cuối tháng 12-2010 đến cuối tháng 1-2011.
Nhóm chúng tôi có 10 người, nhưng thực sự tác nghiệp chỉ có 9 người. Tại sao vậy, xin kể sau. Trong ảnh là nơi ăn, chốn ở và làm việc của các nhà báo trên tàu Trườg Sa 20. Anh chàng áo sọc gần nhất là Lại Hữu Việt, báo Quảng Ninh.

Lên mỗi đảo, nhóm nhà báo đều có quà tặng lính đảo. Trong ảnh, Đại úy Xuân Hòa, báo Quân Đội Nhân Dân, nhóm trưởng tặng quà đảo Núi Le. Người nhận là Đại úy Trịnh Bá Sơn, Chính trị viên đảo Núi Le.

Mỗi túi quà nhà báo tặng đảo chỉ có vài tờ báo, tạp chí (hình như ế,
), chai nước cay, gói cà phê. Đổi lại, chúng tôi được lính đảo đãi ề hề thịt chó, các đặc sản cá bò bọc thép, cá mú, ốc nhảy (đĩa ốc nhảy trong ảnh, ở đất liền chắc chắn không có giá dưới 300 ngàn đồng)... Đặc biệt, có một số loài nhuyễn thể rất ngon, được lính đảo gọi bằng những cái tên rất gợi, nhưng không tiện nói ở đây
. Ai ra Trường Sa khắc biết.  

.Anh chàng Lê Kiên, tức Kiên sứt - Tuổi Trẻ nổi hứng, đòi Thiếu úy Đào Ngọc Thảo, đảo Tốc Tan cắt tóc cho.

Anh chàng Nguyễn Đình Tăng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đêm nằm hay than nhớ vợ ở mãi Cà Mau. Nhưng rất chịu khó tác nghiệp. Y "bắn" từ lỗ châu mai trên đảo Núi Le...

Và trèo lên tận nóc đảo Len Đao, đặt láp-tóp trên tấm pin mặt trời để gửi bài về tòa soạn. Ở đúng vị trí này mới có sóng 2G tạm đủ để truyền bài, ảnh.


Xuân Hòa đang làm gì trên đảo Cô Lin? Y đang muốn mùi từ hai cánh tỏa ra khiến các anh bạn Trung Quốc ở tàu chiến (bên trái) và căn cứ Gạc Ma (bên phải) ngất ngây.


Xuân Tùng lội nước, đẩy xuồng khi từ đảo Cô Lin ra tàu

Che mưa và sóng biển cho anh bạn Lê Tuấn ghi hình, khi đang trên đường vào đảo Đá Lớn

Nhóm phóng viên VTV1: Xuân Tùng - Lê Tuấn - Đăng Thụ say sưa tác nghiệp ở đảo Cô Lin, không biết có ba khán giả đang chăm chú theo dõi! 



Chuyến đi đầy kỷ niệm với Kiên sứt và Trọng Tuân, phóng viên đầu tiên của báo Hải Dương được ra Trường Sa.