Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Đừng té nước theo mưa!

Nếu thực sự có thái độ làm việc khoa học, thực sự vì môi trường, các nhà khoa học đừng té nước theo mưa, đừng đổ riệt cho duy nhất một thủ phạm, cần xác định: san hô ở ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị chết từ khi nào, bao nhiêu diện tích mới chết vài tháng nay, bao nhiêu diện tích đã chết từ trước, bị chết do các nguyên nhân nào. Không chỉ ra được mọi thủ phạm làm san hô chết, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa thích hợp, san hô sẽ tiếp tục chết, hàng trăm năm nữa cũng không phục hồi được, đừng nói là vài chục năm nữa.  
Theo tài liệu của Viện Hải dương học, độ phủ của san hô sống ở vịnh Nha Trang năm 1994 là 52%, hiện nay chỉ còn 20%. Các mối đe dọa sự sống của rạn san hô là: Khai thác quá mức sinh vật rạn bằng mọi công cụ, biện pháp; Đánh bắt hủy diệt (bằng chất nổ, bằng hợp chất cyanua và một số chất độc khác); Lắng đọng trầm tích; Ưu dưỡng của nước biển dẫn đến hiện trượng tảo nở hoa hoặc bùng nổ độ phủ của rong biển trên rạn san hô; Phá hủy rạn do thả neo hay rác thải.

Vài năm gần đây, san hô tại Phú Quốc, Côn Đảo cũng bị chết khá nhiều. Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, một lượng lớn san hô tại đây đang bị tẩy trắng và chết dần trên diện rộng khoảng từ 600 đến 800 ha, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiệt độ nước biển đang nóng dần lên hơn mức bình thường, làm giảm lượng oxy trong nước.   

1 nhận xét:

  1. Google.tienlang từ lâu đánh giá cao các ý kiến của Nhà báo Nguyễn Đình Quân, đặc biệt là các ý kiến đánh giá về biển đảo VN.

    Trả lờiXóa