Không có chuyện
giành lại Len Đao!
Đại tá Dân cắm lại cờ trên Len Đao ngày 22/4/1988 (do thủy triều lên, dòng chảy làm trôi cờ ta đã cắm) - ảnh tư liệu của Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tá Nguyễn Văn Dân, trong chiến dịch CQ-88 là Trung tá, Phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, chỉ huy trưởng Khu vực 2 Sinh Tồn (trong đó có Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) khẳng
định, ta cắm cờ và giữ Len Đao từ ngày 14/3/1988, không để mất đá Len Đao nên không có chuyện
"giành lại Len Đao". Đại tá Nguyễn Văn Dân đã ở đá Len Đao từ chiều ngày 14/3/1988, cùng tàu HQ-614. Trong
mấy tháng sau sự kiện 14/3/1988, ta giữ Len Đao bằng sự hiện diện của tàu
HQ-614 và một số tàu khác, chưa làm nhà cao chân trên đó được vì Trung Quốc cản phá. Có chuyện một đơn vị bí mật đưa vật liệu lên làm nhà
ở Len Đao, vì lý do như đã nói ở trên. Nhưng đó không phải là "bí mật
giành lại Len Đao".
Bài báo trên Tuổi Trẻ nói về "giành lại Len Đao", nghĩa là Len Đao đã bị Trung Quốc chiếm. Vậy nhưng trong nội dung bài báo, không thấy nói khi quân ta lên "giành lại Len Đao" có gặp lính Trung Quốc nào không, có thấy công trình gì Trung Quốc xây không, có thấy cờ Trung Quốc cắm không?
Sách “Truyền thống đoàn Trường Sa anh hùng” do NXB
Trẻ xuất bản năm 1995 cho biết: Do Khu vực 2 còn phức tạp, nên kế hoạch đóng
giữ làm nhà ở Cô Lin, Len Đao yêu cầu phải bảo đảm bí mật, khẩn trương, tránh
đụng độ, không cho địch biết ý định. Đại tá Lê Văn Thư, Chỉ huy trưởng Vùng 4
và Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 được giao nhiệm vụ tổ chức
làm nhà ở 2 đảo này. Ngày 28/6/1988, tàu HQ-706 từ Cô Lin đến Len Đao, ủi vào
bãi cạn và tổ chức chuyển vật liệu lên bãi. Tối ngày 29/6/1988, ta tổ chức cắm
cờ và làm nhà. Trong quá trình ta làm nhà, một số tàu Trung Quốc vẫn đe dọa
khiêu khích, có khi chúng vào cách đảo 180m... Ngày 7/7/1988 ta làm xong nhà ở
Len Đao, cùng thời gian này cũng làm xong nhà ở Cô Lin.
Nếu ai đó vẫn cho rằng có chuyện “Len Đao đã bị mất, ta phải giành lại”, xin đọc
bài trên báo Nhân Dân ngày 22/4 về hoạt động của tàu cứu hộ Đại Lãnh ở vùng đảo
Sinh Tồn. “Ở Len Đao, tổ lặn của tàu cứu hộ Đại Lãnh đã quay camera dưới biển toàn
cảnh và các chi tiết con tàu 605 bị chìm ở độ sâu 40 mét. Tổ lặn đã thực hiện nhiều
ca làm việc khảo sát bên ngoài và phía trong con tàu 605. Tàu bị pháo Trung
Quốc bắn từ phía bên phải. Do đó, khi bị chìm đã lật nghiêng hơn 80 độ ở mạn
phải, mạn trái bị một vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn bộ cabin và
xuồng cứu sinh trên tàu đều bị bắn nát”. Tàu Đại Lãnh khảo sát được tàu 605 ở
Len Đao vì đá Len Đao do ta kiểm soát, nhưng không khảo sát được tàu 604 ở Gạc
Ma, vì đá Gạc Ma đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ ngày 14/3/1988.
Bài báo trên Tuổi Trẻ nói về "giành lại Len Đao", nghĩa là Len Đao đã bị Trung Quốc chiếm. Vậy nhưng trong nội dung bài báo, không thấy nói khi quân ta lên "giành lại Len Đao" có gặp lính Trung Quốc nào không, có thấy công trình gì Trung Quốc xây không, có thấy cờ Trung Quốc cắm không?
Việc bí mật đưa vật liệu lên làm nhà ở Len Đao và Cô Lin tháng 6/1988, trong sách Truyền thống đoàn Trường Sa anh hùng
Bài trên báo Nhân Dân ngày 22/4/1988 có phần nói về tàu cứu hộ Đại Lãnh khảo sát tàu HQ-605 ở đá Len Đao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét