Cách nay vừa đúng 39 năm, tháng 7/1974, vừa 12 tuổi, mình nhận những đồng tiền công lao động đầu tiên. Đồng tiền công đầu tiên mình kiếm được, liên quan đến việc Mỹ ném bom.
8 tuổi, bắt đầu phải đi vớt bèo tấm về cho vịt ăn, mấy con vịt nuôi ở cái chuồngnhỏ sau nhà 24, khu tập thể viện quân y 103, vẫn được gọi ngắn gọn là “viện 3”.Bắt đầu biết tưới rau, trồng đủ loại rau, ở khoảnh vườn nhỏ bên sông Nhuệ.
8 tuổi, học lớp 2, bắt đầu biết nấu cơm. Nấu bằng lá cây xà cừ, lá cây phi lao mấy anh chị em đi quét về, nấu bằng bếp lò mùn cưa tự đóng lấy. Bố mẹ đi làm, 3 anh chị lớn đi học buổi sáng, nấu cơm trưa là việc của mình. Hồi đó, mình quá còi cọc,đứng chỉ cao hơn cái bệ bếp một chút, bố đóng cho cái ghế gỗ, cao chừng 2 tấc.Chả cứ gì mình, bà chị hơn mình 2 tuổi cũng phải đứng lên cái ghế ấy mới có thể nấu cơm, luộc rau được. Bây giờ nghĩ lại, không hiểu ngày đó sao mình có thể nấu được nồi cơm cho cả nhà 9 người ăn, dù có bữa “trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét”.
9 tuổi, đi học về, ăn cơm trưa xong là cùng bà chị cắp cái chậu tôn cũ ra sông Nhuệ mò hến, mò trai, sông Nhuệ hồi đó đầy phù sa, không phải là con kênh nước đen khủng khiếp như bây giờ. Hai chị em lặn ngụp chừng một tiếng, là đủ cho cà nhà có bữa cháo trai ngon lành. Không đi mò trai thì cùng anh Tuân, ông anh thứ hai đi bắt cua ở cánh đồng làng Xa La. Đi bắt cua lúc trưa vì lúc đó người làm đồng đã nghỉ, không bị họ đuổi vì lo mình giẫm lúa, lo bờ ruộng bị phá. Hai anh em quần đùi áo cộc, mỗi đứa một cái giỏ, lui cui nghi ngóp trên cánh đồng giữa trưa nắng chang chang. Anh Tuân có cái móc sắt để móc cua, còn mình dùng móc không khéo, hay xé rách con cua trong hang, nên cứ tay không thọc vào hang. Nhiều lần thọc trúng con rắn nước, đã có lần bị rắn nước cắn, ngứa ít bữa rồi hết. Cua mình bắt nấu với rau ngót mình trồng, làm gì có món canh cua nào ngon hơn được.
Cánh đồng Xa La giờ đã thành khu đô thị Xa La, anh Tuân cũng đã đi xa, mãi mãi…
10 tuổi, đang học lớp 3 thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc. Cùng các bạn trong lớp, tự tay đào được một đoạn hào giao thông dài, để tránh bom.
Đồng tiền công đầu tiên mình kiếm được, cũng liên quan đến việc Mỹ ném bom. Đó là vào mùa hè năm 1974.
Năm đó, dường như đã chắc chắn Mỹ sẽ không ném bom trở lại nữa, viện 3 cho phá dỡ các hầm trú ẩn. Bây giờ, phá dỡ các công trình cũ là việc quá đơn giản, nhưng hồi 1974, cách phá dỡ khác. Khi những vách tường đã bị phá sập, tụi mình được thuê đẽo những mảnh tường đó, mót lại những viên gạch. Tụi mình, là 3 anh em mình, cũng nhiều anh chị khác. Mỗi người một con dao rựa, đẽo bỏ lớp vôi vữa kết dính vào viên gạch. Gạch mót lại được đếm viên để tính tiền, gạch bị vỡ đôi chỉ được tính bằng nừa giá gạch nguyên, vỡ ba không được tính tiền. Mấy ngày đầu, gặp cái hầm xây không quá kiên cố, đẽo gạch dễ, vừa nhanh vừa không bị vỡ, riêng mình cũng được một kiêu (chồng gạch 200 viên), được trả 5 đồng. Khi đó, 5 đồng mua được 5 bát phở, 3 anh em đi làm một ngày được số tiền bằng lương của mẹ trong 1 tuần… Mấy ngày sau, gặp cái hầm phòng mổ, vữa xi măng quá chắc, đẽo 3 viên gạch thì vỡ 2 viên, thu nhập kém hẳn trong khi tay phồng rộp, đau rát.
Đẽo gạch
Đau, mệt, nhưng vẫn thích đi đẽo gạch, vì vừa có tiền phụ bố mẹ, vừa hóng hớt các anh chị trò chuyện. Đủ thứ chuyện được kể trong khi đẽo gạch. Chuyện ma như chuyện sọ dừa, chuyện cái lưỡi dài, chuyện cổ tích, chuyện nghịch ngợm hồi đi sơ tán, chuyện phim Bạch Mao Nữ của Trung Quốc hay Chị Nhung của Việt Nam… Lần đầu tiên mình nghe nói đến truyện ngắn Cây Táo Ông Lành, chính là trong những ngày đẽo gạch ấy. Có một chị bên làng Hà Trì, mới học lớp 7, hơn mình 3 tuổi thôi, mà thuật lại nội dung Cây Táo Ông Lành, rồi kể những chuyện bên lề, những đồn thổi quanh truyện ngắn ấy, rất mạch lạc, cuốn hút…
Hồi này, báo chí đang viết nhiều về những gương vượt khó học giỏi. Nhớ lại chuyện ngày xưa, thấy mình cũng là tấm gương vượt khó. Không riêng mình, mà thế hệ mình là thế hệ vượt khó, thành tài.
8 tuổi, bắt đầu phải đi vớt bèo tấm về cho vịt ăn, mấy con vịt nuôi ở cái chuồngnhỏ sau nhà 24, khu tập thể viện quân y 103, vẫn được gọi ngắn gọn là “viện 3”.Bắt đầu biết tưới rau, trồng đủ loại rau, ở khoảnh vườn nhỏ bên sông Nhuệ.
8 tuổi, học lớp 2, bắt đầu biết nấu cơm. Nấu bằng lá cây xà cừ, lá cây phi lao mấy anh chị em đi quét về, nấu bằng bếp lò mùn cưa tự đóng lấy. Bố mẹ đi làm, 3 anh chị lớn đi học buổi sáng, nấu cơm trưa là việc của mình. Hồi đó, mình quá còi cọc,đứng chỉ cao hơn cái bệ bếp một chút, bố đóng cho cái ghế gỗ, cao chừng 2 tấc.Chả cứ gì mình, bà chị hơn mình 2 tuổi cũng phải đứng lên cái ghế ấy mới có thể nấu cơm, luộc rau được. Bây giờ nghĩ lại, không hiểu ngày đó sao mình có thể nấu được nồi cơm cho cả nhà 9 người ăn, dù có bữa “trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét”.
9 tuổi, đi học về, ăn cơm trưa xong là cùng bà chị cắp cái chậu tôn cũ ra sông Nhuệ mò hến, mò trai, sông Nhuệ hồi đó đầy phù sa, không phải là con kênh nước đen khủng khiếp như bây giờ. Hai chị em lặn ngụp chừng một tiếng, là đủ cho cà nhà có bữa cháo trai ngon lành. Không đi mò trai thì cùng anh Tuân, ông anh thứ hai đi bắt cua ở cánh đồng làng Xa La. Đi bắt cua lúc trưa vì lúc đó người làm đồng đã nghỉ, không bị họ đuổi vì lo mình giẫm lúa, lo bờ ruộng bị phá. Hai anh em quần đùi áo cộc, mỗi đứa một cái giỏ, lui cui nghi ngóp trên cánh đồng giữa trưa nắng chang chang. Anh Tuân có cái móc sắt để móc cua, còn mình dùng móc không khéo, hay xé rách con cua trong hang, nên cứ tay không thọc vào hang. Nhiều lần thọc trúng con rắn nước, đã có lần bị rắn nước cắn, ngứa ít bữa rồi hết. Cua mình bắt nấu với rau ngót mình trồng, làm gì có món canh cua nào ngon hơn được.
Cánh đồng Xa La giờ đã thành khu đô thị Xa La, anh Tuân cũng đã đi xa, mãi mãi…
10 tuổi, đang học lớp 3 thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc. Cùng các bạn trong lớp, tự tay đào được một đoạn hào giao thông dài, để tránh bom.
Đồng tiền công đầu tiên mình kiếm được, cũng liên quan đến việc Mỹ ném bom. Đó là vào mùa hè năm 1974.
Năm đó, dường như đã chắc chắn Mỹ sẽ không ném bom trở lại nữa, viện 3 cho phá dỡ các hầm trú ẩn. Bây giờ, phá dỡ các công trình cũ là việc quá đơn giản, nhưng hồi 1974, cách phá dỡ khác. Khi những vách tường đã bị phá sập, tụi mình được thuê đẽo những mảnh tường đó, mót lại những viên gạch. Tụi mình, là 3 anh em mình, cũng nhiều anh chị khác. Mỗi người một con dao rựa, đẽo bỏ lớp vôi vữa kết dính vào viên gạch. Gạch mót lại được đếm viên để tính tiền, gạch bị vỡ đôi chỉ được tính bằng nừa giá gạch nguyên, vỡ ba không được tính tiền. Mấy ngày đầu, gặp cái hầm xây không quá kiên cố, đẽo gạch dễ, vừa nhanh vừa không bị vỡ, riêng mình cũng được một kiêu (chồng gạch 200 viên), được trả 5 đồng. Khi đó, 5 đồng mua được 5 bát phở, 3 anh em đi làm một ngày được số tiền bằng lương của mẹ trong 1 tuần… Mấy ngày sau, gặp cái hầm phòng mổ, vữa xi măng quá chắc, đẽo 3 viên gạch thì vỡ 2 viên, thu nhập kém hẳn trong khi tay phồng rộp, đau rát.
Đẽo gạch
Đau, mệt, nhưng vẫn thích đi đẽo gạch, vì vừa có tiền phụ bố mẹ, vừa hóng hớt các anh chị trò chuyện. Đủ thứ chuyện được kể trong khi đẽo gạch. Chuyện ma như chuyện sọ dừa, chuyện cái lưỡi dài, chuyện cổ tích, chuyện nghịch ngợm hồi đi sơ tán, chuyện phim Bạch Mao Nữ của Trung Quốc hay Chị Nhung của Việt Nam… Lần đầu tiên mình nghe nói đến truyện ngắn Cây Táo Ông Lành, chính là trong những ngày đẽo gạch ấy. Có một chị bên làng Hà Trì, mới học lớp 7, hơn mình 3 tuổi thôi, mà thuật lại nội dung Cây Táo Ông Lành, rồi kể những chuyện bên lề, những đồn thổi quanh truyện ngắn ấy, rất mạch lạc, cuốn hút…Hồi này, báo chí đang viết nhiều về những gương vượt khó học giỏi. Nhớ lại chuyện ngày xưa, thấy mình cũng là tấm gương vượt khó. Không riêng mình, mà thế hệ mình là thế hệ vượt khó, thành tài.