Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Hôm nay, ngày truyền thống đảo Sinh Tồn Đông và đảo Đá Thị

Bia chủ quyền đảo Sinh Tồn Đông - ảnh Đại Điền
Đảo Sinh Tồn Đông (Đá Nhám) thuộc cụm đảo Sinh Tồn, ở vĩ độ 09054’09’’ Bắc, kinh độ 114035’51’’ Đông, cách đảo Sinh Tồn 14 hải lý về phía Đông, cách Cam Ranh 343 hải lý về phía Đông Đông Nam. Chỉ cách  đảo Sinh Tồn Đông 4 hải lý về phía Tây Bắc là đá Tư Nghĩa (Huy Ghơ) đang bị Trung Quốc chiếm đóng, cách đảo Sinh Tồn Đông 8 hải lý về phía Đông Bắc là đá Ba Đầu cũng thường xuyên bị Trung Quốc dòm ngó.   


Xây dựng công trình lâu bền trên đảo Sinh Tồn Đông, năm 1980  - ảnh tư liệu
Đảo nằm theo hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, dài khoảng 200m, rộng 40m, cao khoảng 2,5m – 3m khi thủy triều xuống thấp nhất. Hai đầu đảo có bãi cát di chuyển theo mùa, bãi cát ở đầu Bắc đảo dài hơn bãi cát ở đầu Nam. Nền san hô quanh đảo kéo dài từ chân đảo ra khoảng 300m – 400m, nhô cao hơn mặt nước 0,5m-0,6m khi thủy triều thấp nhất.
           Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can, tên tiếng Anh là Lankiam Cay, Philippines gọi là Panata), Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng đóng giữ các đảo An Bang (10/3/1978), đá Grierson (Sinh Tồn Đông, 15/3/1978), Hòn Sập (Phan Vinh, 30/3/1978) và Trường Sa Đông (Đá Giữa, 4/4/1978). Ngày 15/3/1978, tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa lực lượng của Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ của Bộ Tham mưu Hải quân đổ bộ lên đá Grierson.

Đảo Sinh Tồn Đông năm 1995 – ảnh tư liệu

          Ngày 25/4/1978, khi ra kiểm tra đá Grierson cùng Chính ủy Quân chủng Hải quân Hoàng Trà, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương đề nghị đổi tên đá Grierson thành đảo Sinh Tồn Đông.
           Tại đảo Sinh Tồn Đông, lần đầu tiên Trung đoàn 83 Công binh xây dựng nhà cao chân trên đảo từ các vật tư sẵn có, phù hợp với điều kiện tự nhiên của đảo Sinh Tồn Đông, với khả năng của ta và tình hình khẩn trương lúc đó. Đây là kinh nghiệm rất quý báu, để sau này làm nhà cao chân trên các đảo chìm những năm 1987 – 1988.


 Trên bãi cát phía Nam đảo Sinh tồn Đông
ảnh vệ tinh đảo Sinh Tồn Đông, ngày 24/7/2016

Đá Thị trong cụm đảo Nam Yết 
                    
 Đá Thị (đá Núi Thị) nằm ở cụm đảo Nam Yết, phía Bắc quần đảo Trường Sa, vĩ độ 10 độ 24’42’’N và kinh độ 114độ 22’12’’E, cách đảo Sơn Ca khoảng 7 hải lý về phía Đông - Đông Bắc. Cách Đá Thị khoảng 8 hải lý về phía Đông Nam là bãi Én Đất, thường xuyên bị Trung Quốc nhóm ngó. Bãi san hô Đá Thị có hình hơi tròn và dẹt về hai đầu, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, là bãi đá ngầm dài 1,5-2km, rộng khoảng 1-1,3km, có độ dốc về hướng Đông Nam. Độ cao của Đá Thị không đều, khi nước thủy triều cao khoảng 1,2m toàn bộ bãi đá san hô nằm dưới mặt nước khoảng 0,6m, khi thủy triều xuống, nơi cao nhất của Đá Thị nhô lên khỏi mặt nước 0,3m.
Đá Thị năm 1991 - ảnh tư liệu

Để củng cố thế trận phòng thủ ở cụm đảo Nam Yết, ngày 15/3/1988, ngay sau ngày xảy ra sự kiện 14/3/1988, một lực lượng của Lữ đoàn 146 đã triển khai đóng giữ, bảo vệ đảo Đá Thị theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải Quân.

Lính đảo Đá Thị đón dây kéo xuồng vào đảo, tháng 12/2011

Lính đảo Đá Thị mừng năm mới 2017



5 nhận xét:

  1. Nếu có hình ảnh cập nhật các đảo thì hay quá. Mình có hình ảnh của tất cả đảo ở TS.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có hình ảnh cập nhật các đảo thì hay quá. Mình có hình ảnh của tất cả đảo ở TS.

    Trả lờiXóa
  3. Bạn an nam có hình thì up lên cho anh em tham khảo nhé

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Tất cả 21 đảo http://thiemthu62.blogspot.com/search/label/truongsaquatungbucanh

    Trả lờiXóa