Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã
hội,vănchỉvĩnhxương
Tối 25/10, di vật của
Văn chỉ Vĩnh Xương (123 Phương Sài, Nha Trang) đã được đưa từ Xuân Lộc, Đồng Nai
về tạm gửi ở Tháp Bà Ponaga
HĐND và UBND
phường Phương Sơn không nhận thức được giá trị văn hoá, lịch sử của Văn chỉ Vĩnh
Xương, không báo cáo lên trên khi tỉnh có đợt tổng kiểm kê di tích năm 2002, sau
đó đề nghị cho thanh lý Văn chỉ Vĩnh Xương. Trách nhiệm này
thuộc về Chủ tịch UBND phường, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút
kinh nghiệm.
Phòng Văn hoá
và Thông tin thành phố Nha Trang là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố quản lý
về văn hoá trên địa bàn nhưng qua vài lần kiểm tra, rà soát không phát hiện ra
Văn chỉ Vĩnh Xương đã tồn tại 159 năm. Trách nhiệm này thuộc
về Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo
để rút kinh nghiệm.
UBND thành phố
cho bán đấu giá toàn bộ vật kiến trúc và tài sản của lớp học mẫu giáo (thực chất
là Văn chỉ Vĩnh Xương) mà không xem xét các yếu tố liên quan đến di sản văn hoá
là sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả tai hại. Trách
nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND thành phố, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh
đạo để rút kinh nghiệm.
Trung tâm Quản
lý di tích và danh lam thắng cảnh thiếu chủ động kiểm tra, rà soát những cơ sở
có dấu hiệu di tích, khiến Văn chỉ Vĩnh Xương bị lãng quên trong thời gian dài.
Trách nhiệm này thuộc về Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích
và danh lam thắng cảnh, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút kinh
nghiệm.
Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch đã không chỉ đạo Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng
cảnh kiểm tra, rà soát những cơ sở có dấu hiệu di tích, để sót Văn chỉ Vĩnh
Xương ngay tại thành phố Nha Trang trong thời gian hơn 30 năm. Đây là một bài
học sâu sắc trong công tác quản lý của ngành, trách nhiệm
thuộc về Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đề nghị tổ chức kiểm điểm
trong lãnh đạo để rút kinh nghiệm.
Ông Chủ tịch
UBND thành phố Nha Trang còn có trách nhiệm kêu gọi các doanh nghiệp trên địa
bàn tài trợ kinh phí bù đắp khoản chênh lệch giữa giá bán vật liệu Văn chỉ Vĩnh
Xương là 23,1 triệu đồng với giá chuộc về là 220 triệu đồng.
Trên đây là
kết quả cuộc họp đầu tháng 12 để kiểm điểm trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân
trong việc Văn chỉ Vĩnh Xương bị tháo gỡ.
Ai cũng bị quy trách nhiệm, cũng phải kiểm điểm trong lãnh đạo,
thật nghiêm khắc!
Họ vận động được các doanh nghiệp tài trợ kinh phí bù đắp thiệt
hại, thật đáng hoan nghênh!
Tuy nhiên, kiểm điểm nghiêm túc không phải là hình thức kỷ
luật.
Khi chỉ đạo
kiểm điểm xử lý kỷ luật các cán bộ sai phạm trong vụ này, UBND tỉnh Khánh Hoà đã
đề cập đến việc họ phải chịu trách nhiệm đền bù về thiệt hại vật chất. Vậy, họ
vận động các doanh nghiệp tài trợ kinh phí bù đắp tiền chênh lệch 23,1 triệu
đồng – 220 triệu đồng là tài trợ cho chính họ!
220 triệu đồng
chỉ là tiền chuộc Văn chỉ Vĩnh Xương. Việc phục dựng Văn chỉ Vĩnh Xương phải tốn
tiền tỷ, rất cần các doanh nghiệp tài trợ. Nhưng sau khi đã tài trợ cho các cá
nhân khỏi móc túi đền tiền chuộc, nguồn tài trợ của doanh nghiệp cho việc phục
dựng Văn chỉ Vĩnh Xương chắc sẽ bị giảm sút. Ây dà!
Entry
liên quan: