Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Bạn Belarus viếng Tượng đài Cam Ranh

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

07/27/2011 10:34 pm


Sáng 27.7, đến viếng Tượng đài tưởng niệm quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga và Việt Nam hy sinh vì hoà bình ổn định khu vực (Tượng đài Cam Ranh). Tình cờ gặp ba chuyên gia Cộng hòa Belarus và nhóm cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đến đây đặt vòng hoa.





Ông Yury Charniauski, Tổng Giám đốc TMS Systems Technology and Services (Minsk) cho biết, không có công dân Cộng hòa Belarus hiện nay được khắc tên tại Tượng đài Cam Ranh. Nhưng một thời chưa xa, mọi người Nga , Belarus , Uzbekistan ... đều là công dân Liên bang Xô viết. Bởi vậy, các ông đến viếng Tượng đài Cam Ranh để bày tỏ tình cảm đoàn kết với Việt Nam , cũng là để tưởng nhớ những người từng chung một tổ quốc Liên Xô trước đây đã hy sinh.


Tượng đài Cam Ranh được khánh thành chiều 10-12-2009. Có 220 liệt sĩ được khắc tên ở đây, trong đó có 44 quân nhân Liên Xô/Nga

Hà Thu Hoài at 08/07/2011 02:43 am comment
Ghé thăm nhà báo xem Entry này Thu Hoài mới biết đã có 44 quân nhân Liên Xô,Liên bang Nga  hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh và khu vực miền Trung Việt Nam.Cầu chúc cho hương hồn của Các liệt sĩ được yên nghỉ trên cõi vĩnh hằng.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Văn miiiiiiiinh!

Category: Hàn Quốc, Tag: Các nước châu Á khác,Du lịch,đigiày

07/05/2008 08:13 am
Một tuần liền phải đi giày, đóng bộ vét, đeo cà vạt. Chỉ nghĩ thôi cũng thấy ớn.
Khổ vì văn minh!

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 4

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

05/31/2011 10:35 pm
Bài này, ảnh đã lên từ 17-4, cách nay tháng rưỡi, nhưng lời vẫn chưa có. Lý do chính là bận rộn quá. Nay, nhân vụ tàu hải giám Trung Quốc cản phá và cắt cáp của tàu Bình Minh 02, quyết xóa "entry treo".  Mỗi năm gần đây, có hàng trăm nhà báo được cử, được mời ra Trường Sa. Có nhà báo như ông Trương Minh Thắng, Tổng Biên tập báo Dak Lak, làm thơ tặng lính Trường Sa với cảm xúc gượng ép, sượng như nồi cơm ít nước, thiếu lửa, đã vậy còn minh họa thơ mình bằng ảnh lính Trung Quốc bồng súng đứng bên cột mốc chủ quyền, quốc huy, bản đồ Trung Quốc! Có nhà báo làm lính Trường Sa buồn, giận, như các cô ra đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông. Đó chỉ là số ít. Đông hơn một chút, có những nhà báo coi ra Trường Sa là dịp để “lên màu, thêm số má”.
Phần đông nhất, các nhà báo hăm hở viết, với nhiệt huyết thật sự, tình cảm thật sự dành cho Trường Sa. Nhưng trong cả ngàn bài báo được viết mỗi năm về Trường Sa, có bao nhiêu bài thật sự đọng lại trong bạn đọc? Không nhiều. Hầu hết là những bài viết về Trường Sa đổi mới, lính Trường Sa vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ ra sao, trồng rau giỏi thế nào… Đó là những điều cần viết, rất cần. Nhưng năm này qua năm khác, nhà báo ra Trường Sa hầu chỉ có thể viết về những điều đó. Cho nên, nếu có những nhà báo coi đi Trường Sa là một chuyến du lịch không mất tiền, như bác Cựu Chiến Binh đã còm ở blog này, cũng không nên trách họ nhiều quá. Họ có viết bài về Trường Sa, có lẽ cũng sẽ viết theo công thức về đề tài quen thuộc, không nhiều thông tin.

truongsakhanhhoa.jpg truongsa.khanhhoa

Vụ tàu hải giám Trung Quốc cản phá và cắt cáp của tàu Bình Minh 02 ở khu vực bồn trũng Phú Khánh cho thấy, việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, trong đó có ý nghĩa của việc bảo vệ Trường Sa, quá trình hình thành, xây dựng, bảo vệ các đảo ở đó là rất cần thiết. Nhưng, chính các nhà báo ra Trường Sa cũng chưa được cung cấp đủ thông tin về những điều này. Cho nên, có phóng viên một tờ báo khá gắn bó với Trường Sa, sau chuyến đi kéo dài một tháng ở Trường Sa vẫn có nhận định hết sức ấu trĩ, sai lầm: “Mình đóng giữ nhiều đảo ở Trường Sa hơn Trung Quốc thì tốn kém hơn, chứ chưa được lợi lộc gì”. Ngắn gọn về chuyện này: Nếu chúng ta không còn các đảo ở Trường Sa, đội tàu đánh bắt xa bờ của ta chắc phải xóa sổ, ngư dân chết đói!    
 Một trang trong Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, kể việc xua đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước ta
Những thông tin đó ở đâu? Rất sẵn. Trong cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong cuốn “30 năm hình thành và phát triển của Đoàn Trường Sa”, trong các tập sách về lịch sử hình thành, xây dựng các đảo ở Trường Sa như Len Đao, Cô Lin, Tốc Tan, sách Những điều bộ đội Trường Sa cần biết… Nếu Cục Chính trị Hải quân, hoặc Ban Tuyên giáo Trung ương chắt lọc thông tin trong các cuốn sách đó, soạn một cẩm nang cho các nhà báo và mọi khách ra Trường Sa, hiệu quả tuyên truyền về chủ quyền và công cuộc bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa chắc chắn sẽ được nâng lên, trúng trọng tâm hơn nhiều…    



- Nhà báo làm gì ở Trường Sa
- Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 2
- Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 3


TênTên at 07/15/2011 07:30 am comment
Có một điều hình như các bạn ấy chưa thấy là đóng một cái nhà giàn giữa biển tốn biết bao tiền của, công sức. Mà dù, dùng loại vật liệu tốt nhất của nghành đóng tàu cũng chỉ tồn tại được 25 năm, trong khi đó mỗi một đảo đá luôn trường tồn mãi với thời gian và nó luôn là quốc thổ.
Meoxinh at 04/21/2011 10:48 pm comment
Chúc mừng chú hải quân nhé

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 3

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

04/06/2011 10:59 pm
Sáng 26-1-2011, 4 con tàu từ Trường Sa về, lần lượt cập cảng Cam Ranh. Cánh nhà báo nấn ná ở cảng để chụp ảnh kỷ niệm với anh em đã đồng hành tròn một tháng, chụp cảnh vợ đón chồng, con đón cha…, trong khi cán bộ chính trị Vùng 4 liên tục giục lên xe, về nhà khách ngay. Thông lệ, buổi trưa đầu tiên khi về đất liền, lãnh đạo Vùng 4 và Đoàn Trường Sa (Lữ đoàn 146) sẽ gặp mặt, liên hoan chia tay nhà báo. Nhưng lần này, xe vừa dừng ở sảnh nhà khách, anh cán bộ chính trị đã thông báo, ai về Phú Yên, Bình Thuận, Sài Gòn, có xe chở ngay ra Mỹ Ca đón xe đò, các nhà báo ở Khánh Hòa cũng lên xe luôn để về Nha Trang!
Cánh nhà báo nhìn nhau, tự hiểu nguyên do bị tống tiễn không kèn không trống.
Ở entry đầu “Nhà báo làm gì ở Trường Sa”, tôi đã kể, nhóm nhà báo đến các đảo khu vực giữa huyện đảo Trường Sa có 10 người, nhưng chỉ 9 người thực sự tác nghiệp. Nhà báo có như không là nữ phóng viên ở một tỉnh phía Bắc, xin đi khu vực giữa Trường Sa.
Vào đảo Phan Vinh, chiều 3-1-2011



Tàu ra đến đảo đầu tiên là đảo chìm Đá Lớn, ẻm nói ẻm không lên đảo. Chờ đến đảo nổi Phan Vinh, ẻm sẽ lên đó và ở lại luôn. Khi đoàn công tác đi hết các đảo và quay lại, ẻm sẽ lên tàu về đất liền! Trưởng đoàn, thuyền trưởng không vui, nhưng cũng đồng ý. Biển động mạnh, người trên tàu chật như nêm, mọi sinh hoạt của cánh đàn ông đã khó khăn, ẻm có một mình, càng bất tiện tợn. Thôi, cho ẻm lên đảo, khỏe cho ẻm, rảnh cho tàu. Lúc đầu, các bác nghĩ thế.
Nhưng không phải thế. Ẻm có người cũ ở đảo Phan Vinh, lần này kiếm cớ ra thăm. Hơn hai tuần ẻm ở lại đảo Phan Vinh là hai tuần vất vả của đảo trưởng Trần Văn Nhật. Nghe nói, một chốt gác bí mật được thiết lập gần nơi ẻm nghỉ. Để lửa không gần rơm sinh hỏa hoạn, để phòng đêm tối ẻm và người cũ mò mẫm lỡ sa xuống hầm hào, công sự, để ngăn những sự cố khác…
Tuy nhiên, nhóm nhà báo đi các đảo phía Nam, thuộc thị trấn Trường Sa (Trường Sa Lớn, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông, Trường Sa Đông, Thuyền Chài, An Bang) còn có chuyện động trời hơn. Một nàng phía Bắc, một chàng phía Nam kết cặp, rồi xxx ngay trên tàu HQ 936. Chuyện nam nữ, mừng cho chúng nó! Nhưng họ còn có những hành động rất chướng ngay trước mắt anh em bộ đội, đỉnh điểm là nàng diện bikini tắm trên đảo Trường Sa Đông. Gọi điện thoại hỏi anh Nguyễn Hồng Quân, Phó trưởng Đoàn Trường Sa, Trưởng đoàn công tác cánh Nam Trường Sa, anh bảo, chuyện nội bộ nhà báo, mình không ý kiến. Nhưng chúng tôi biết, các anh buồn lắm, giận lắm.
...
- Nhà báo làm gì ở Trường Sa
- Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 2


Son at 05/25/2011 03:47 pm comment
Lâu lâu nàng cho a em rửa mắt tí mà bác
Thiềm Thừ at 05/25/2011 06:33 pm reply
Rửa xong, thấy thêm ghèn!
TL at 04/16/2011 03:05 pm comment
Nhà báo vẫn đang "ấy" ở TS chưa về à?
Thiềm Thừ at 04/17/2011 10:30 pm reply
Dạ, nếu "ấy" là "ấy", thì nhiều anh được "ấy" rồi, bác ạ.
Kiulsa at 04/16/2011 02:40 pm comment
chủ nhà đi đâu, vắng vẻ quá. tặng anh đoạn thơ viết về người lính biển nè, bài thơ đăng trên tập san ÁO TRẮNG số 4/2011                              …. Đêm. nghe gió trở trời, lòng nhói buốt Có ngủ ngon không những con tàu? Thương người lính ấy đang giữ biển Cho phía cuối bờ giấc ngủ bình yên.   Thương con sóng bạc đầu ngàn năm vẫn vỗ Biển bình yên vẫn có sóng ngầm Tình anh đó lắng sâu hay dữ dội Để nơi này con sóng nhỏ hoài nghi???
Thiềm Thừ at 04/17/2011 10:23 pm reply
Crm ơn bạn về đoạn thơ thương người giữ biển!
MẠC HỒNG KỲ at 04/16/2011 12:31 pm comment
"Một nàng phía Bắc, một chàng phía Nam kết cặp, rồi xxx ngay trên tàu HQ 936". Thiềm ởi, Thiềm ơi! " XXX là cái chi chi/ Có phải đen xì, vật vã mê tơi ???
Thiềm Thừ at 04/17/2011 10:21 pm reply
Xin thưa với bác Hồng Kỳ Trắng nhễ trắng nhại, không xi đèn đèn.  
108 lsb at 04/11/2011 03:47 pm comment
 Chuyện xxx trên tàu về nguyên tắc là phải cúng giải hạn nên chắc tốn kém cho HQ 936.  Còn việc nàng diện bikini tắm biển mà bảo làm chướng mắt chiến sĩ thì e hơi khắc khe . Sao không rộng lượng để nghĩ rằng đó cũng là một cách khẳng định "bản quyền" nơi phên dậu của quốc gia?
Thiềm Thừ at 04/11/2011 06:13 pm reply
Nhưng nàng không nghĩ đang ở nơi phên dậu của quốc gia, mà đang ở Đồ Sơn!

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 2

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

03/26/2011 05:36 pm
Cho bốn mùa đảo xanh
Cập nhật lúc 07:19, Thứ Sáu, 30/04/2010 (GMT+7)
*Tặng những người lính đảo nhân Kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Trường Sa (29-4-1975 - 29-4-2010) 

Đất nước hết chiến tranh
Người lính Trường Sơn
Vừa ra khỏi cánh rừng
Lại đứng trước tròng trành biển đảo.

Trường Sa ơi!
Nơi đất trời
Neo vào lòng biển
Nơi sóng nước
Bốn mùa giông bão
Trái tim Tổ quốc
Vẫn nhẹ nâng bước chân người lính
Những bàn chân đi suốt cuộc chiến tranh
Xưa vững chãi Trường Sơn
Nay vững vàng chắn sóng...
Cho bốn mùa đảo xanh
Đảo Trường Sa Lớn – Buôn Ma Thuột
Tháng 4-2008 – tháng 4-2010  
Ông Trương Minh Thắng là Tổng Biên tập báo Dak Lak. Theo thông tin đi kèm bài thơ, có lẽ ông Thắng đã ra Trường Sa, tháng 4-2008. Bài thơ đề tặng những người lính giữ Trường Sa, nhưng sượng như nồi cơm ít nước, thiếu lửa. Tệ hơn, để minh họa bài thơ, báo Dak Lak đăng ảnh lính Trung Quốc bồng súng đứng bên cột mốc chủ quyền, quốc huy, bản đồ Trung Quốc!
   
Lại nói về chuyến đi Trường Sa vừa rồi.
Chuyến đó có khoảng 40 nhà báo. Khi tập trung ở Nhà khách Vùng 4, cán bộ Tuyên huấn Vùng thông báo sắp xếp nhà báo đi theo từng tuyến đảo bắc, giữa, nam quần đảo Trường Sa. Trước đó, Thiềm Thừ xin đi tuyến giữa, được y án. Cùng được bố trí đi với Thiềm Thừ có 13 nhà báo khác. Nhưng khi nghe tin đi tuyến giữa toàn đảo chìm (Đá Lớn, Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ, Cô Lin, Len Đao), chỉ có đảo nổi Phan Vinh nhưng cũng bé xíu, lại đi bằng tàu chở hàng Trường Sa 20 chật chội, không phải tàu khách HQ 996 hay chở nước HQ 936, nhiều nhà báo xin đổi tuyến. Có anh lấy lý do đảo chìm không có dân, không viết về đời sống được, có anh bảo, ra đảo chìm, làm sao tôi chụp ảnh nghệ thuật để triển lãm trong dịp Tết sắp tới  
Cuối cùng, đi tuyến giữa chỉ còn 10 nhà báo, trong đó có Xuân Tùng – Lê Tuấn – Đăng Thụ của VTV1.
Từ trái qua: Lê Tuấn, Văn Tùng (tàu Trường Sa 20), Xuân Tùng, Đăng Thụ, Thiềm Thừ trên xuồng vào đảo Đá Lớn, ngày 31-12-2010 


Ba tay này xin đi tuyến giữa hoàn toàn vì lý do nghiệp vụ báo chí. Các hắn đi ngó nghiêng trên bến quân cảng Cam Ranh, thấy ở đuôi tàu Trường Sa 20 có một khối to hình linga. Nhạy bén nghề nghiệp khiến các hắn hỏi thuyền trưởng, biết được đó là thiết bị thu phát tín hiệu vệ tinh Vinasat. Trong ba tàu đi Trường Sa dịp đó, chỉ có Trường Sa 20 vừa được lắp đặt thử nghiệm thiết bị này. Vậy là ba tay VTV xin được đi tàu Trường Sa 20, đi tuyến giữa. Kết quả, lần đầu tiên trên chương trình thời sự VTV có thông tin nóng hổi từ Trường Sa, từ hình ảnh lính ta trên tàu lử đử lừ đừ vì say sóng đến lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở cụm đảo Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao ngày 14-3-1988. Không như trước kia, phóng viên truyền hình về đến bờ mới có thể truyền hình ảnh về Đài.
Bản tin trên chương trình thời sự VTV, lúc 23 giờ ngày 13-1-2011 https://www.youtube.com/watch?v=rXKxTOPAJH0&list=UUemjDQqDeROQdtCobM4UbYg 

Ngoài ba gã VTV và Thiềm Thừ, còn có một phóng viên nữa xin đi tuyến giữa. Đó là một nữ nhà báo ở một địa phương phía Bắc. Chuyến đi dài tới chẵn một tháng, nghĩ cảnh suốt ngày dài lại đêm thâu ăn sóng nằm gió toàn đực rựa với nhau, anh em đang buồn. Nay có mì chính cánh, ai nấy hân hoan
. Nhưng, hân hoan mau chóng trở thành thất vọng, tức giận.
…        

Van at 04/06/2011 02:30 pm comment
Chắc tại "tai nạn nghề nghiệp", đồng chí Thắng chắc đã nghiêm túc rút kinh nghiệm rồi! 
Thiềm Thừ at 04/06/2011 04:46 pm reply
Có lẽ vậy, cười khì là xong.
Phuong Lan at 04/06/2011 09:37 am comment
Cái câu cuối và dấu .... ở cuối entry này làm em tò mò quá, không biết "mì chính cánh" kia làm gì mà các anh phải " thất vọng và tức giận" nhỉ?
Thiềm Thừ at 04/06/2011 04:45 pm reply
Mấy hôm bận bịu quá, nên chưa kể tiếp. Chắc tối nay...
108 lsb at 04/03/2011 09:59 am comment
 Miễn bàn
Hà Thu Hoài at 04/02/2011 01:05 am comment
Ông Trương Minh Thắng là Tổng Biên tập báo Dak Lak,báo Dak Lak lại đăng ảnh lính Trung Quốc bồng súng đứng bên cột mốc chủ quyền, quốc huy bản đồ Trung Quốc, .  Tổ Tiên Ông Tổng Biên Tập này có phải là Người Trung Quốc không Nhà Báo nhỉ ?
Thiềm Thừ at 04/02/2011 04:54 pm reply
"Tổ Tiên Ông Tổng Biên Tập này có phải là Người Trung Quốc không Nhà Báo nhỉ? Tôi không thích những quy kết kiểu "chủ nghĩa lý lịch" thế này. Tôi tin, bạn chỉ nêu câu hỏi này như một cách để bày tỏ thái độ, chứ bạn không kỳ thị người gốc Hoa.   
tran v at 03/29/2011 10:35 pm comment
Cho ông này vào diện kỷ luật
Thiềm Thừ at 03/30/2011 07:50 am reply
Chả bị kỷ luật gì sất. Ông ấy vẫn làm TBT.
Cựu Chiến Binh at 03/27/2011 09:30 pm comment
Ông Tổng này siêu nhỉ?
Thiềm Thừ at 03/30/2011 07:52 am reply
Làm thơ như thế, ý thức với chủ quyền như thế mà làm TBT, siêu thật.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Nhà báo làm gì ở Trường Sa - 1

Category: Hoàng Sa - Trường Sa, Tag: Cơ quan,Đời sống

03/18/2011 09:47 pm
Bộ tư lệnh Vùng IV Hải quân cho biết, năm 2010 đã có 200 lượt nhà báo đến với Trường Sa. Họ làm gì ở Trường Sa? Xin khoe vài hình ảnh nhóm nhà báo đến các đảo khu vực giữa quần đảo Trường Sa, thuộc xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa từ cuối tháng 12-2010 đến cuối tháng 1-2011.
Nhóm chúng tôi có 10 người, nhưng thực sự tác nghiệp chỉ có 9 người. Tại sao vậy, xin kể sau. Trong ảnh là nơi ăn, chốn ở và làm việc của các nhà báo trên tàu Trườg Sa 20. Anh chàng áo sọc gần nhất là Lại Hữu Việt, báo Quảng Ninh.

Lên mỗi đảo, nhóm nhà báo đều có quà tặng lính đảo. Trong ảnh, Đại úy Xuân Hòa, báo Quân Đội Nhân Dân, nhóm trưởng tặng quà đảo Núi Le. Người nhận là Đại úy Trịnh Bá Sơn, Chính trị viên đảo Núi Le.

Mỗi túi quà nhà báo tặng đảo chỉ có vài tờ báo, tạp chí (hình như ế,
), chai nước cay, gói cà phê. Đổi lại, chúng tôi được lính đảo đãi ề hề thịt chó, các đặc sản cá bò bọc thép, cá mú, ốc nhảy (đĩa ốc nhảy trong ảnh, ở đất liền chắc chắn không có giá dưới 300 ngàn đồng)... Đặc biệt, có một số loài nhuyễn thể rất ngon, được lính đảo gọi bằng những cái tên rất gợi, nhưng không tiện nói ở đây
. Ai ra Trường Sa khắc biết.  

.Anh chàng Lê Kiên, tức Kiên sứt - Tuổi Trẻ nổi hứng, đòi Thiếu úy Đào Ngọc Thảo, đảo Tốc Tan cắt tóc cho.

Anh chàng Nguyễn Đình Tăng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đêm nằm hay than nhớ vợ ở mãi Cà Mau. Nhưng rất chịu khó tác nghiệp. Y "bắn" từ lỗ châu mai trên đảo Núi Le...

Và trèo lên tận nóc đảo Len Đao, đặt láp-tóp trên tấm pin mặt trời để gửi bài về tòa soạn. Ở đúng vị trí này mới có sóng 2G tạm đủ để truyền bài, ảnh.


Xuân Hòa đang làm gì trên đảo Cô Lin? Y đang muốn mùi từ hai cánh tỏa ra khiến các anh bạn Trung Quốc ở tàu chiến (bên trái) và căn cứ Gạc Ma (bên phải) ngất ngây.


Xuân Tùng lội nước, đẩy xuồng khi từ đảo Cô Lin ra tàu

Che mưa và sóng biển cho anh bạn Lê Tuấn ghi hình, khi đang trên đường vào đảo Đá Lớn

Nhóm phóng viên VTV1: Xuân Tùng - Lê Tuấn - Đăng Thụ say sưa tác nghiệp ở đảo Cô Lin, không biết có ba khán giả đang chăm chú theo dõi! 



Chuyến đi đầy kỷ niệm với Kiên sứt và Trọng Tuân, phóng viên đầu tiên của báo Hải Dương được ra Trường Sa.