Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Sự trớ trêu của tôn vinh và tưởng vọng

Nếu Hoàng Kế Viêm kém tài, đánh thua và chết vì tay quân Pháp như Nguyễn Tri Phương, có lẽ ông cũng đã được vinh danh!

Nguyễn Tri Phương
Từ cuối năm 1858 đến đầu năm 1860, Nguyễn Tri Phương được cử làm Quân thứ Tổng thống đại thần, chỉ huy khoảng 4000 quân chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha, quân số khoảng 3000 người ở mặt trận Đà Nẵng. Tỷ lệ quân Việt Nam – liên quân là 4:3. Liên quân bị thiệt hại nặng, đến ngày 22/3/1860 rút hết khỏi Đà Nẵng. Chiến dịch này được coi là thắng lợi duy nhất trong cuộc chiến chống Pháp của quân triều đình Huế. Tuy nhiên, có những lúc phía liên quân chán nản, kiệt quệ do mất nhiều binh lính vì chết trận và dịch bệnh, nhưng đại quân của Nguyễn Tri Phương cứ án binh bất động, không chủ động tiến công đánh đuổi quân cướp nước. Vì vậy, Nguyễn Tri Phương bị vua Tự Đức trách "sợ oai giặc" và gieo vào dân chúng sự lo lắng hãi hùng.
Ngày 17/2/1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Tháng 8/1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Nguyễn Tri Phương củng cố đại đồn Chí Hòa để đối phó các cuộc tiến công của quân Pháp. Nhưng ngày 24/2/1861 và ngày 25/2/1861, quân Pháp công phá đại đồn Chí Hòa, Nguyễn Tri Phương bị thương, đại đồn thất thủ. Em ruột ông là Nguyễn Duy tử trận. Trận này, lực lượng quân Việt Nam có khoảng 30.000 người, quân Pháp có khoảng 5.000 quân, tỷ lệ 6:1. Sau trận đại bại Chí Hòa, sĩ khí quân lính và quan lại ta suy giảm nặng nề, triều đình Huế từ chủ trương "thủ để hòa" chuyển sang "chủ hòa", Việt Nam để mất dần từng phần đất vào tay thực dân Pháp.
Rạng sáng ngày 20/11/1873, đại úy Francis Garnier và tay lái buôn Jean Dupuis tiến đánh thành Hà Nội. Khi đó Nguyễn Tri Phương là Khâm sai đại thần, thay mặt triều đình đảm trách việc quân sự ở Bắc Kỳ. Năm 1860, trong sớ tâu về Kinh, ông nêu lý do không chủ động đánh đuổi quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng: Quân ta có nhiều kẻ sợ sệt, lạ nước lạ non, sức chiến đấu rất kém, với thực lực ba quân như thế, giữ thủ chưa xong, huống hồ là tấn công địch. Mười ba năm sau, đã chỉ huy quân đội trải qua trận đại chiến Chí Hòa, Nguyễn Tri Phương không nâng được tinh thần và năng lực chiến đấu của quân sĩ dưới quyền. Hơn 7000 quân triều đình ở Hà Nội không địch nổi hơn 300 quân Pháp (tỷ lệ 20:1), tan rã rất nhanh. Chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân triều đình bị bắt làm tù binh, con trai Nguyễn Tri Phương là phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, phía quân Pháp chỉ có một người lính đánh thuê Vân Nam bị chết, do một sỹ quan Pháp bắn nhầm!
Thất bại của Nguyễn Tri Phương ở Hà Nội khiến quân triều đình mất hết nhuệ khí, đại úy Francis Garnier cho quân đi đánh lấy các tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương dễ như trở bàn tay. Như ở thành Ninh Bình, 1.700 binh lính hạ vũ khí đầu hàng một toán quân Pháp chỉ có 7 người.  
Nguyễn Tri Phương cũng bị trọng thương, được lính Pháp cứu chữa nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa.” Sau đó, ông tuyệt thực và mất vào ngày 20/12/1873, thọ 73 tuổi. 
Chỉ một ngày sau khi Nguyễn Tri Phương mất, ngày 21/12/1873 Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc tổ chức mai phục, giết chết Fracis Garnier tại Cầu Giấy.

Hoàng Kế Viêm
Năm 1873, Hoàng Kế Viêm (tên thật là Hoàng Tá Viêm) đang là Thống đốc Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang). Sau khi đại úy Fracis Garnier đánh chiếm thành Hà Nội và bắt được Nguyễn Tri Phương, Hoàng Kế Viêm được cử làm Tiết chế Bắc Kỳ quân vụ, chức vụ quân sự cao cấp nhất tại miền Bắc.  Ngày 21/12/1873, ông và thủ lĩnh quân Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc tổ chức mai phục, giết chết được Francis Garnier tại Cầu Giấy. Garnier bị giết, quân Pháp ở thành Hà Nội hoang mang đã tính cách bỏ thành chạy về Gia Định theo đường thủy. Sau đó, Pháp rút hết quân khỏi Hà Nội, trao trả lại Bắc Kỳ cho nhà Nguyễn.
Ngày 25/4/1882, đại tá Hải quân Pháp Henri Rivière đánh chiếm được thành Hà Nội. Đến ngày 19/5/1883, Rivière lại bị quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết chết tại Cầu Giấy.
Năm 1884, triều đình ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Pháp. Sau đó, vua Kiến Phúc đã ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây rút quân về Huế, nhưng ông không tuân lệnh, vẫn ở lại đánh Pháp. Mãi đến khi Sơn Tây và Hưng Hóa thất thủ, ông mới chịu về Huế, nhưng cương quyết không hợp tác với phe chủ hòa. Ông xin về trí sĩ nhưng không được, mãi đến đời vua Thành Thái, năm 1889 ông mới được nghỉ hưu, về quê (làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) sống đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi.

Bây giờ, có nhiều đường phố, trường học, bệnh viện mang tên Nguyễn Tri Phương. Trong khi Hoàng Kế Viêm, người tổ chức giết chết kẻ đã đánh bại Nguyễn Tri Phương vẫn chưa được nhìn nhận, tưởng vọng xứng đáng.   






14 nhận xét:

  1. xem ra Tướng Hoàng Kế Viêm giỏi hơn Tướng Nguyễn Tri Phương rùi !

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Tri Phương không xứng đáng được tôn vinh quá cao

    Trả lờiXóa
  3. Xin có một số ý kiến như sau:
    Trong lich sử chống giặc hàng nghìn năm dân tộc, những anh hùng dân tộc tôn vinh như sau:

    Loại 1. Nguyên soái, Đại tướng quân đại thắng giặc ngoại bang chấn động toàn cõi như : Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Lê Lợi, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp....là hàng đầu trong lịch sử chống giắc dân tộc.

    Loại 2. Tướng Tử trận hay tuẫn tiết trong tay giặc đều được coi là những anh hùng dân tộc (không tra cứu lại) ; có thể công trạng họ còn hạn chế hơn, nhưng khí tiết thì lan tỏa và ngút trời cho nhều đời: Trần Bình Trọng (tuẫn tiết), Trần Quốc Toản, Lê Lai (chết trận)....gần đây có Nguyễn Viết Xuân, Phan Đình Giót, Phan Vinh...tuy không phải tướng như các vị trên nhưng được tôn vinh như những liệt sỹ kiên cường chống giực ngoại sâm

    Loại 3. Những tướng tài đứng lên khởi nghĩa trấn động một thời: Mai Thúc Loan,Triệu Việt Vương, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng....tuy không thay đổi cục diện nhiều nhưng họ là tướng anh hùng Đại Việt.
    vv...vv....

    Xét:
    1. Nguyễn Tri Phương nằm trong danh sách tướng quân tuẫn tiết tay giặc, mà là Đại tướng quân tuẫn tiết chứ không phải tường bình thường tuẫn tiết, (bằng chứng Ông được lệnh vua ban Đô đốc trấn thủ Thành Gia Định, Thành Thăng Long. Ở trên nêu một số thất bại của ông nhưng chỉ đánh giá mặt số quân, chứ ai cũng biết thời đó tương quan hỏa lực và khí tài của Pháp và Việt chênh lẹch thế nào; Điểm nữa là dù thất bại nhưng nhiều thành viên gia tộc của ông cũng hy sinh vì nước, tôn vinh Ông cũng bao gồm cả việc này nữa.
    2. Hoàng Kế Viêm khó co thể lọt vào trong danh sách công trạng danh tướng tôn vinh như trên, Ông cũng có nhiều công sức, công trạng, nhưng thủ xét, mai phục giết tướng giặc chỉ là công trạng của tiểu tướng. Đai tướng hay Nguyên soái không thể lập công cách này được...Nếu Hoàng Kế Viêm đánh giặc đến chết thì có lé sẽ khác (tướng ngoài biên ải không nghe lệnh vua là lẽ thường)...

    3. Về chức vụ và sức lan tỏa cùng thời thì Nguyễn Tri Phương có vẻ lớn hơn nhiều

    Trân trọng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Tri Phương đánh Pháp, lần sau tỷ lệ quân của ông so với quân Pháp cao hơn lần trước, nhưng thua đau hơn. Đó là bất tài.
      Gần 15 năm đánh Pháp mà không nâng cao được năng lực tác chiến của quân đội, để tinh thần quân lính càng ngày càng bạc nhược. Quân địch ở ngay bên thành mà không tổ chức phòng bị chu đáo, 7000 quân giữ thành Hà Nội tan rã chỉ sau 1 giờ bị hơn 300 quân Pháp tấn công (20 chọi 1) mà không giết được tên lính Pháp nào, ngoài sự bất tài còn có sự thiếu trách nhiệm. Làm tướng, giữ trọng trách lớn với quốc gia, so giữa sự tuẫn tiết (bị bắt 1 tháng sau mới mất) với tội để quân yếu, quân thua nhục nhã, mất thành, mất nước, có đáng tôn vinh nhiều không?

      Xóa
  4. xin trân trọng cảm ơn! ta nên nhìn mọi sự việc ở nhiều góc độ, khía cạnh. kết luận, những người hi sinh vì nước vì dân dù ít công trang, hay nhiều công lao thì đều rất xứng đáng được nhân dân, con cháu kính trọng và biết ơn và học hỏi kinh nghiệm, rút ra bài học.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu bài này nói vấn đề ẩn ý thông điệp về lũ mượn danh biển đảo, hòa giải để "vinh danh cờ vàng" về vụ khuất tất ở Hoàng sa năm 1974 thì tôi ủng hộ ý chính của bài về sự phản đối trò "vinh danh cờ vàng" của lũ kia.
    Nhưng cần nói chi tiết vào bản chất vấn đề là ngụy vàng không có cửa nào để sánh được với bất cứ gì liên quan đến Nguyễn Tri Phương.

    Vấn đề nữa là một số người có uy tín lão làng trên FB cho rằng vụ "vinh danh cờ vàng" ở Quảng Ngãi do Công đoàn chủ xướng là không có thật, chỉ có vinh danh lính biển Hoàng Sa thời Nguyễn đổ lại, như tạp chí Tuyên giáo chính thức đưa tin, không nói gì đến ngụy vàng cả song một số báo chí đã tự suy diễn rồi gắn ngụy vàng vào với các anh hùng biển đảo gây lên làn sóng phẫn nộ với nhân dân. Nhưng chờ xong dự án mới biết tin tức thật giả thế nào. Họ để trên núi cao hẻo lánh để khó kiểm chứng ?

    Trả lờiXóa
  6. Ô Nguyễn Tri Phương đánh Tây. Ngụy vàng là hậu duệ đời sau của lính khố vàng khố xanh khố đỏ của triều Nguyễn thời Pháp thuộc đô hộ. Tây dựng lên "cờ vàng" trong Da Vàng hóa chiến tranh 1950. "Cờ vàng" đánh ta cho Tây ở lòng chảo Điện Biên 1954.
    Sau cuộc chiến với Tây 1946-1954 Mỹ chi tiền, Tây chi lính, Mỹ từ hậu trường lộ diện hất cẳng Tây, thay Tây thống trị Nam Bộ. "Cờ vàng" hô biến thành một "quốc gia" nước riêng.

    Nên so sánh thì phải lính Ngụy Vàng với tổ tông cha anh của chúng là lính khố vàng khố xanh khố đỏ cũng theo giặc Tây như chúng, chứ không thể so với Nguyễn Tri Phương là liệt sỹ đánh Tây.
    Nguyễn Tri Phương là người cứu nước nhưng cứu nước không thành. Còn Ngụy vàng là quân bán nước, tàn sát những bộ đội Cụ Hồ chống Mỹ cứu nước và thảm sát các làng nào nuôi giấu quân kháng chiến chống Mỹ , cứu nước.

    Tôi nghĩ cũng có thể so sánh lính ngụy thời Mỹ với lính ngụy thời Tây khi Nhật đảo chính Pháp bọn lính ngụy này cũng chống lại quân Nhật xâm lược. Khi nhà Thanh hợp tác với quân chủ chiến nhà Nguyễn chống Pháp đưa quân vào cũng âm mưu định phỗng tay trên một vài tỉnh biên giới nhưng vì Pháp và quân khố vàng khố xanh khố đỏ thắng nên âm mưu của quân Thanh không thành.

    Nếu quân Thanh và quân Nguyễn (Hoàng kế Viêm) thắng Pháp lần ấy thì e lãnh thổ biên giới tranh chấp lôi thôi sau này vì lúc đó nhà Nguyễn bạc nhược ắt sẽ nhượng đứt nhiều nơi biên giới cho nhà Thanh lúc đó đang do các tướng Thanh "giữ hộ" triều Nguyễn, vì đang sợ Pháp thì càng không muốn rước thêm một kẻ địch khác. Như thế "công lao" của lính khố vàng khố xanh khố đỏ còn to hơn "công lao" lính ngụy Hoàng sa nhiều lắm . Vì ngày nay ta còn giữ được các tỉnh biên giới, nhưng Hoàng sa thì không còn.

    Nhưng cả Nam bộ rơi vào tay Pháp, bắt đầu từ 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau 1946 cả miền Nam rơi vào tay Pháp Mỹ . Thằng Diệm nói "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17, hình thành vành đai an ninh của thế giới tự do mà chúng ta hằng trân trọng". Đã là giặc ngoại xâm thì giặc nào chả là giặc. Giặc Tây giặc Tàu giặc Mỹ gì gì thì cũng đều là giặc xâm lược. Đã là tay sai của giặc thì làm sao có thể vinh danh anh hùng? Vài tỉnh biên giới thời Pháp hay Hoàng sa thời Mỹ nghĩa lý gì khi cả nửa phần đất nước rơi vào tay giặc? Cố vấn Mỹ có cả ở Hoàng sa lúc đang xô xát.

    Trả lờiXóa
  7. Hơn hết là vụ xô xát ở Hoàng sa 74 có nhiều khuất tất mảng đen tối ví dụ như không biết tàu Ngụy Văn Thà bị phe nào bắn. Cả tàu của Ngụy Văn Thà và tàu của Trung Tá Lê Văn Thự đều bị trúng đạn. Kết quả tàu Ngụy Văn Thà chìm còn tàu Trung Tá Lê văn Thự may mắn thoát được nhờ đạn không nổ . Khi về xưởng tàu lấy đạn ra xem thì kiểm chứng được là đạn Made in USA. Lúc này phóng viên quốc tế đổ vào nhanh nên bọn Ngụy lúng túng không kịp đối phó che dấu vụ này. Đạn nào bắn chìm tàu Ngụy Văn Thà thì không còn kiểm chứng được nên đến giờ không biết đạn phe nào bắn.

    Nếu tàu Ngụy văn Thà và tàu Lê văn Thự đều bị bắn chìm thì đã thành công bịt mồm. Nhưng thiên bất dung gian nên ô Lê văn Thự còn sống và vạch trần sự thật.

    Nếu đọc nhật ký của Ô Lê văn Thự lưu hành nhiều nơi trên Google và Blog Google Tiên lãng sẽ thấy rõ vụ Hoàng sa 74 có rất nhiều khuất tất đáng nghi. Không quân hiện đại thứ 4 thế giới "án binh bất động". Cử tàu què mà không cử không quân ra trận . Theo thông tin từ Hayes một nhà báo ủng hộ VN lâu nay trên BBC tiếng Anh không phải bọn Việt ngữ thì trước khi vụ HS xảy ra thì 2 tên lãnh đạo hải quân Ngụy đều mất tích không liên lạc được. Đến khi xong mới vác mặt ra chém gió. Sau bọn Ngụy viết lại theo hướng tiểu thuyết hóa kiểu như vụ "thảm sát Mậu Thân ở Huế" của Nhã Ca. Chúng nó cứ viết thêu dệt khoác lác cả lên. Ngày nay một số bọn nhà báo nhai lại là từ đống này. Bọn nhà báo viết về hải chiến Trường Sa (CQ88) của quân đội ta cũng chỉ xoáy vào trận Gạc ma mà lờ hẳn đi chiến công đuổi TQ đi ở Cô lin, Len đao, đây là trò gì của báo chí?

    Cho nên đây là vụ Mỹ Ngụy bán độ cho TQ, dâng HS cho TQ. Năm 1956 Diệm dâng một phần HS cho TQ. 1974 Thiệu dâng nốt phần còn lại cho TQ. Đạo diễn đứng sau là Mỹ. Chiến tranh Pháp Thanh thì Pháp không đi đêm với Thanh nên các tỉnh biên giới không bị mất chứ không phải nhờ công của quân khố vàng khố xanh khố đỏ.

    Chúng là kẻ bán nước tay sai Mỹ và vì chúng bán độ cho TQ mà bây giờ VN ta không có HS. Vụ HS là một vụ nhục nhã và phải đem chúng ra truy vấn hỏi tội để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không phải phong làm anh hùng hay vinh danh tri ân gì cả. Đảng nhân đạo nên đã học nhà Trần và nhà Lê bỏ qua tội phản quốc và tất cả tội trạng của chúng nhưng không có nghĩa vì vậy mà bây giờ công tội bị làm loạn và đảo ngược lại. Lịch sử không thể bị lộn ngược.

    40 năm nay không 1 lãnh đạo nào vinh danh Ngụy vụ Hoàng sa là có lý do. Vì đó là chuyện đáng phỉ nhổ. Các lãnh đạo xưa từ chối không làm chuyện đáng phỉ nhổ. Ngày nay cũng thế, hy vọng chỉ là lều báo nói điêu, nếu không sẽ là thảm họa.

    Trả lờiXóa
  8. Người ta thường xét đoán vẻ bề ngoài, đề cao cái vị trí, chức vụ, so sánh 2 người thông qua cái danh họ, có lẽ là vì vậy, đó là theo suy nghĩ riêng của tôi. Cám ơn thông tin thú vị bạn đã chia sẻ.
    ------------------------------------
    Truyền hình số HD - Xem tivi hơn 50 kênh miễn phí thuê bao tháng.
    Chuyên phân phối: Dau thu DVB T2 chính hãng VTV, VTC, LTP...
    Đầu thu nhiều người quan tâm: Dau thu DVB T2 VTC T201

    Trả lờiXóa
  9. Sự vinh danh này là sự vinh danh vì một tinh thần quả cảm và yêu nước. Đó là vinh danh để khích lệ hơn nữa những tinh thần đó cũng là để cho thế hệ sau có tinh thần cố gắng. Có gì đâu tác giả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm tướng, giữ trọng trách lớn với quốc gia mà để quân yếu, quân không có sĩ khí, thua trận nhục nhã, mất thành, mất nước, chả đáng tôn vinh, làm gì có cái gọi là quả cảm.

      Xóa
    2. bác nói thế khác nào vả vào mặt Nguyễn Tri Phương với Hoàng Diệu

      Xóa
  10. Thế kỷ 18, Việt Nam mình còn sử dụng gươm giáo là chính, súng thì nạp tiền, 10 phát không đậu 1. Người Pháp, với khoa học kỹ thuật phát triển, họ đã dùng súng nạp hậu, bắn chinh xác, đại bác nổ mảnh. Chỉ cần họ nổ cho vài chục phát, là quân ta đã bỏ chạy tán loạn. Cho dù 10 Nguyễn Tri Phương đi nữa cũng phải thua. Các bác nên coi trọng những anh hùng sẵn lòng bỏ cả mạng sống để chống ngoại xâm "không thành công thì cũng thành nhân". Còn cờ đen , cờ vàng chẳng qua là quân đánh thuê, giặc cướp người tàu qua đầu quân để lảnh lương, chứ họ chẳng muốn chết cho đất nước VN mình đâu.

    Trả lờiXóa