Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 4: Đảo dừa Nam Yết

Đảo Nam Yết được gọi là đảo dừa, có nhiều dừa nhất Trường Sa

Đảo Nam Yết (Namyit Island) ở phần Nam cụm đảo Nam Yết, nằm giữa khu vực có nhiều đảo đang bị nước ngoài chiếm đóng. Đảo nằm ở vĩ độ 10010’45’’ Bắc, kinh độ 114022’00’’ Đông, cách đảo Trường Sa 174 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Song Tử Tây 76 hải lý về phía Nam, cách Cam Ranh 326 hải lý về phía Đông Nam. Đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa đang bị Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng chỉ cách đảo Nam Yết 11 hải lý về phía Bắc, đá Ga Ven đang bị Trung Quốc chiếm đóng chỉ cách đảo Nam Yết 9 hải lý về phía Tây.
Toàn cảnh đảo Nam Yết, tháng 5/2013

Nằm theo hướng Đông – Tây trên một bãi san hô, đảo Nam Yết có hình bầu dục hơi hẹp bề ngang, dài khoảng 850m, rộng nhất 170m, diện tích đảo nổi khoảng 10,4ha. Thềm san hô quanh đảo rộng 300m - 1.000m tính từ bờ đảo, ở phía Tây ra tới 2.000m. 
Ảnh vệ tinh đảo Nam Yết năm 2006

Nghi thức treo cờ đầu tuần ở đảo Nam Yết

Do ở vị trí chiến lược, tháng 7/1973 đảo Nam Yết được quân đội Việt Nam Cộng hòa chọn là điểm đóng quân đầu tiên tại quần đảo Trường Sa. Cho đến tháng 4/1975, đảo Nam Yết là trung tâm chỉ huy của lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng trên các đảo ở quần đảo Trường Sa, bao gồm các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa. Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau khi đặc công Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Song Tử Tây (14/4/1975) và Sơn Ca (25/4/1975), tối 26/4/1975 các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa ở các đảo còn lại tại quần đảo Trường Sa được lệnh rút. Sáng 27/4/1975, quân ta lên đảo Nam Yết.

Luyện tập sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo Nam Yết, năm 1988 – ảnh tư liệu

Bia chủ quyền đảo Nam Yết, năm 1994 – ảnh tư liệu

Bia chủ quyền đảo Nam Yết hiện nay

Từ năm 2010, các công tác chuẩn bị thành lập Khu bảo tồn biển Nam Yết, bao gồm đảo Nam Yết và vùng phụ cận với tổng diện tích khoảng 20.000 ha được xúc tiến. Theo hồ sơ Khu bảo tồn biển Nam Yết, khu vực Nam Yết có hệ sinh thái rạn san hô đặc trưng cho vùng biển quần đảo Trường Sa: cấu trúc kiểu rạn vòng atol, rạn viền bờ điển hình của các đảo nhỏ biển khơi. Rạn san hô ở vùng này có độ phủ khá cao và tương đối đồng đều.
Đèn biển đảo Nam Yết, được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2013, với tâm sáng ở độ cao 25m, tầm hiệu lực ánh sáng 15 hải lý

Vùng biển Nam Yết có 246 loài san hô, có 492 loài thực vật và động vật phù du, 86 loài rong, 2 loài cỏ biển, 225 loài động vật đáy, 414 loài cá san hô, 2 loài rùa biển. Có các loài sinh vật biển quý hiếm như bào ngư, tôm hùm, trai tai tượng, hải sâm, ốc anh vũ, nhum đá, vích, đồi mồi... Sinh vật trên cạn có 19 loài thực vật như dừa, mù u, bàng quả vuông, phong ba…, 10 loài chim biển, trong đó đó có những loài không thể tìm thấy ở đâu khác tại Việt Nam, như Hải âu mặt trắng, Chim Điên bụng trắng, Chim Điên chân đỏ, Nhàn Mào, Nhàn trắng.
 
Những cây tra cổ thụ trên đảo Nam Yết

Trong thư viện đảo Nam Yết

Khu vực cầu cảng ở phía Nam đảo Nam Yết đầu năm 2012, vật liệu xây dựng đang được tập kết

Tháng 5/2012, Trung tâm Văn hóa đảo Nam Yết được hoàn thành xây dựng, ở phía Tây cầu cảng

Bệ tượng Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn ở phía Đông cầu cảng cũng đã được xây dựng xong, chờ đón tượng Hưng Đạo Vương

2 nhận xét:

  1. đảo thật đẹp, cám ơn anh Thiềm Thừ.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
    đẹp quá đi thôi Việt Nam quê hương tôi

    Trả lờiXóa