Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008

Nụ cười của những thiên thần nhỏ

Category: Con người, Tag: Những người sống quanh ta,tretho,Văn hóa Xã hội

12/21/2008 09:08 pm
Mỗi khi mệt mỏi vì công việc, phiền muộn vì điều này nọ trong cuộc sống gia đình, ngán ngẩm vì những bon chen, đố kỵ, giả dối, háo danh... của người đời, tôi thường ngắm những bức ảnh này.
Những nụ cười của trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên, ngộ nghĩnh... Ngắm ảnh, để lại vui, lại yêu đời, yêu người!

Copy từ blog Goikomitis
Nguyễn Quang Lập at 12/24/2008 04:33 pm comment
(Empty)
Linh at 12/24/2008 01:03 am comment
(Empty)

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

Công chức làm sai, nài doanh nghiệp gánh đỡ hậu quả!

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội,vănchỉvĩnhxương

12/09/2008 06:46 pm


Tối 25/10, di vật của Văn chỉ Vĩnh Xương (123 Phương Sài, Nha Trang) đã được đưa từ Xuân Lộc, Đồng Nai về tạm gửi ở Tháp Bà Ponaga
HĐND và UBND phường Phương Sơn không nhận thức được giá trị văn hoá, lịch sử của Văn chỉ Vĩnh Xương, không báo cáo lên trên khi tỉnh có đợt tổng kiểm kê di tích năm 2002, sau đó đề nghị cho thanh lý Văn chỉ Vĩnh Xương. Trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND phường, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút kinh nghiệm.
Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Nha Trang là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố quản lý về văn hoá trên địa bàn nhưng qua vài lần kiểm tra, rà soát không phát hiện ra Văn chỉ Vĩnh Xương đã tồn tại 159 năm. Trách nhiệm này thuộc về Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút kinh nghiệm.
UBND thành phố cho bán đấu giá toàn bộ vật kiến trúc và tài sản của lớp học mẫu giáo (thực chất là Văn chỉ Vĩnh Xương) mà không xem xét các yếu tố liên quan đến di sản văn hoá là sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả tai hại. Trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND thành phố, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút kinh nghiệm.
Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh thiếu chủ động kiểm tra, rà soát những cơ sở có dấu hiệu di tích, khiến Văn chỉ Vĩnh Xương bị lãng quên trong thời gian dài. Trách nhiệm này thuộc về Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút kinh nghiệm.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã không chỉ đạo Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh kiểm tra, rà soát những cơ sở có dấu hiệu di tích, để sót Văn chỉ Vĩnh Xương ngay tại thành phố Nha Trang trong thời gian hơn 30 năm. Đây là một bài học sâu sắc trong công tác quản lý của ngành, trách nhiệm thuộc về Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đề nghị tổ chức kiểm điểm trong lãnh đạo để rút kinh nghiệm.
Ông Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang còn có trách nhiệm kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ kinh phí bù đắp khoản chênh lệch giữa giá bán vật liệu Văn chỉ Vĩnh Xương là 23,1 triệu đồng với giá chuộc về là 220 triệu đồng.

Trên đây là kết quả cuộc họp đầu tháng 12 để kiểm điểm trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc Văn chỉ Vĩnh Xương bị tháo gỡ.


Ai cũng bị quy trách nhiệm, cũng phải kiểm điểm trong lãnh đạo, thật nghiêm khắc!
Họ vận động được các doanh nghiệp tài trợ kinh phí bù đắp thiệt hại, thật đáng hoan nghênh!

Tuy nhiên, kiểm điểm nghiêm túc không phải là hình thức kỷ luật.
Khi chỉ đạo kiểm điểm xử lý kỷ luật các cán bộ sai phạm trong vụ này, UBND tỉnh Khánh Hoà đã đề cập đến việc họ phải chịu trách nhiệm đền bù về thiệt hại vật chất. Vậy, họ vận động các doanh nghiệp tài trợ kinh phí bù đắp tiền chênh lệch 23,1 triệu đồng – 220 triệu đồng là tài trợ cho chính họ!
220 triệu đồng chỉ là tiền chuộc Văn chỉ Vĩnh Xương. Việc phục dựng Văn chỉ Vĩnh Xương phải tốn tiền tỷ, rất cần các doanh nghiệp tài trợ. Nhưng sau khi đã tài trợ cho các cá nhân khỏi móc túi đền tiền chuộc, nguồn tài trợ của doanh nghiệp cho việc phục dựng Văn chỉ Vĩnh Xương chắc sẽ bị giảm sút. Ây dà!

Entry liên quan:

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

"Bà nghị" đặc biệt

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

10/17/2008 07:24 pm
Trong các đại biểu Quốc hội khoá XII, người trẻ nhất là cô Vi Thị Hương ở tỉnh Điện Biên, sinh năm 1983. Khi trúng cử, Vi Thị Hương 24 tuổi.

Không chỉ trẻ nhất, Vi Thị Hương còn là “bà nghị” đặc biệt nhất. Khi được chọn làm ứng cử viên, Vi Thị Hương chưa có việc làm. Sau khi trúng cử, “bà nghị” trẻ nhất chưa thể tự nuôi mình nói rằng, sẽ cố gắng để không phụ sự tin cậy của cử tri.

Quốc hội đang họp. Rất mong có bác nào là phóng viên nghị trường, hoặc quen phóng viên nghị trường, hoặc quen bà nghị Vi Thị Hương cho biết, bà nghị trẻ nhất đã thể hiện vai trò đại biểu Quốc hội như thế nào, đã trưởng thành ra sao sau hơn 1 năm là thành viên cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất! 

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Hãy cảm ơn đời

Category: Cuộc sống, Tag: Bạn bè,Đời sống

10/15/2008 02:15 pm
than phiền

Văn chỉ Vĩnh Xương: cán bộ bỏ tiền túi ra đền!

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội,vănchỉvĩnhxương

10/15/2008 08:18 am
Sẽ có cán bộ phải chịu trách nhiệm đền bù vật chất – Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà đã nói ý đó cuộc họp chiều 14/10 với các cơ quan liên quan về việc giải quyết hậu quả của việc phá bỏ Văn chỉ Vĩnh Xương, Nha Trang.
UBND thành phố Nha Trang được giao phối hợp với Sở VH – TT và DL, tỉnh Khánh Hoà để mua lại toàn bộ hiện vật của Văn chỉ Vĩnh Xương đang nằm ở chùa Linh Phú (Xuân Lộc, Đồng Nai). Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hoà cũng được đề nghị giúp đỡ, để việc thương thảo thuận lợi hơn. Kinh phí mua lại hiện vật và vận chuyển tạm ứng từ ngân sách của UBND thành phố Nha Trang. Sở VH – TT và DL Khánh Hoà được giao lập dự án phục dựng Văn chỉ Vĩnh Xương ở vị trí cũ, đồng thời lập hồ sơ để xếp hạng di tích.
Ông Lê Xuân Thân thừa nhận, việc Văn chỉ Vĩnh Xương bị phá bỏ là một sai lầm lớn, cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc về mặt quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp. UBND thành phố Nha Trang phải xem xét lại quá trình bán đấu giá hiện vật của Văn chỉ Vĩnh Xương, kiểm điểm xử lý kỷ luật các cán bộ công chức sai phạm, có tính đến việc chịu trách nhiệm đền bù về thiệt hại vật chất. Sở VH – TT và DL, Trung tâm Quản lý Di tích và Danh lam thắng cảnh Khánh Hoà cũng phải nghiêm túc kiểm điểm.
Năm 2002, tỉnh Khánh Hoà đã tổng kiểm kê di tích lịch sử - văn hoá, nhưng vẫn để “lọt sổ” một di tích lịch sử văn hóa có giá trị là Văn chỉ Vĩnh Xương. Để tránh những trường hợp đáng tiếc tương tự, UBND tỉnh giao cho Sở VH – TT và DL Khánh Hoà tiến hành kiểm kê di tích tại tất cả 137 xã, phường trong toàn tỉnh Khánh Hòa thêm một lần nữa để quản lý theo Luật di sản văn hóa.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

... Để tái sinh từ ngọn cỏ tôi yêu

Category: Con người, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

10/13/2008 10:00 pm
Khi đang học năm thứ 3 đại học, đọc được trên báo Văn Nghệ (hay Văn Nghệ Quân Đội, lâu quá không nhớ rõ) bài giới thiệu về tập thơ Lá Cỏ - Leaves of Grass của Walt Whitman, do Vũ Cận dịch. Tìm mua được tập I Lá Cỏ tại Hiệu sách nhân dân thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú.
Đọc không dứt ra được, tuy không phải là ngấu nghiến. Đọc đi đọc lại, và thẩm thấu dần… Có thể đọc đi đọc lại tập thơ, vì bọn bạn trong lớp chỉ cầm nó lên, giở qua vài trang rồi bỏ lại giường mình.
Sau đó, đợi mua tập II, nhưng hình như bản dịch Lá Cỏ tập II của Vũ Cận chưa được in.
Rồi những ngày “Xamaki, xi bò hóc”. Tập I Lá Cỏ cũng không giữ được.
Chỉ còn vài đoạn đã chép trong sổ.


Hãy dừng lại với tôi ngày nay và đêm nay, và bạn sẽ nắm những bài thơ tận gốc tận nguồn
Bạn sẽ nắm sự lành của trái đất và của mặt trời (vẫn còn hằng triệu mặt trời ta bỏ sót).

Bạn sẽ thôi tiếp thụ sự vật thông qua hai ba lần tay kẻ khác, thôi nhìn qua mắt người đã chết, thôi nuôi sống mình bằng những bóng ma trong sách
Bạn cũng sẽ không nhìn bằng mắt tôi, không tiếp thụ sự vật từ tôi,
Bạn sẽ lắng nghe mọi phía, và sẽ lọc sự vật qua chính bạn.






Tôi nghĩ, tôi có thể sống cùng muông thú
Chúng thật thản nhiên và tự chủ
Tôi đứng nhìn không chán mắt hồi lâu.
Chúng không đổ mồ hôi, không than thân trách phận
Chúng không trằn trọc thâu đêm khóc tội lỗi của mình
Chúng không làm tôi phát ốm vì tranh cãi những bổn phận phải hoàn thành với chúa
Không con nào bất mãn, không con nào hoá rồ vì tham chiếm của riêng
Không con nào quỳ lạy con nào, hay quỳ lạy một con cùng loài sống hàng nghìn năm về trước
Không con nào đáng tôn sùng hay khốn khổ trên khắp địa cầu.
Như vậy, chúng có họ với tôi, và tôi công nhận chúng
Chúng mang đến cho tôi những ký hiệu của chính tôi, chúng chứng minh chúng có đủ những ký hiệu này.



Tôi ký thác tôi cho bùn đất để tái sinh từ ngọn cỏ tôi yêu
Bạn muốn gặp lại tôi hãy tìm dưới đế giày của bạn 

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

Giá của sự rẻ rúng!

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội,vănchỉvĩnhxương

10/11/2008 10:19 am

Văn chỉ Vĩnh Xương ở 123 đường Phương Sài, Nha Trang là nơi thờ Khổng Tử và các vị khoa bảng của huyện Vĩnh Xương (thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và một phần huyện Diên Khánh ngày nay), được xây dựng khoảng giữa thế kỷ 19. Tháng 9/2008, UBND phường Phương Sơn cho phá bỏ Văn chỉ Vĩnh Xương để làm trạm y tế. Khi việc phá dỡ đã gần xong, khung nhà chính và các hiện vật quý giá của Văn chỉ đã bị bán vào tận tỉnh Đồng Nai, giới chức Nha Trang và Khánh Hoà mới tá hoả.
Ông Chủ tịch UBND phường Phương Sơn phân trần, phường không nhận thức được ý nghĩa của văn chỉ, từ nhiều năm trước đã dùng văn chỉ làm trường mẫu giáo. Khi phường làm tờ trình xin bỏ trường mẫu giáo để xây dựng trạm y tế, UBND thành phố đã đồng ý. Lãnh đạo Trung tâm Quản lý Di tích và Danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hoà lại nói, trong danh mục di tích lịch sử văn hoá cần bảo vệ của tỉnh không có Văn chỉ Vĩnh Xương. Có lẽ trong quá trình thống kê, do địa phương không giới thiệu nên di tích này đã bị bỏ sót. Trách nhiệm quản lý di tích trước hết thuộc về địa phương. Còn bà Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang, tuy nhìn nhận lãnh đạo thành phố đã để xảy ra sự việc đáng tiếc, nhưng bà nói, chưa phải lúc xử lý trách nhiệm, đúng sai.
Ngày 6/10, tại cuộc họp khắc phục “sự cố” do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hoà chủ trì, các bên thống nhất đề nghị UBND tỉnh cho phục dựng Văn chỉ Vĩnh Xương. Rất may, “đại gia” ở Đồng Nai khi biết nguồn gốc những hiện vật mình mua về đã không dám sử dụng để làm quán cà phê, mà hiến tặng cho chùa Linh Phú (Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai). Việc thoả thuận để nhà chùa giao lại hiện vật của Văn chỉ Vĩnh Xương đang được tiến hành. Chi phí để “châu về Hợp Phố” có thể gấp nhiều lần số tiền 23 triệu đồng, phường Phương Sơn thu được khi bán đấu giá hiện vật Văn chỉ Vĩnh Xương.
Tháng 3/2008, khách sạn Bon Air cũ ở 26 Thái Nguyên, Nha Trang đã bị phá dỡ, để tại đó sẽ mọc lên một cao ốc. Khách sạn Bon Air là tài sản của gia đình bà Nguyễn Thị Kỳ Nam, là nơi bà Kỳ Nam và cố Hoàng thân Souphanouvong đã gặp nhau lần đầu tiên ngày 13/7/1937, rồi kết mối lương duyên Việt – Lào, gắn bó với nhau gần 60 năm. Sau năm 1975, bà Kỳ Nam đã tặng lại toà nhà khách sạn Bon Air cho tỉnh Phú Khánh, nay là tỉnh Khánh Hoà. Nhưng sau những dích dắc, khách sạn Bon Air cũ đã rơi vào tay bà Tư Hường. UBND tỉnh Khánh Hoà đã cho phá toà nhà có giá trị lịch sử và văn hoá đó, trong khi Trung tâm Quản lý Di tích và Danh lam thắng cảnh và Bảo tàng Khánh Hoà không lưu giữ tư liệu gì về nó.
Một di tích đã vĩnh viễn bị xoá bỏ, một di tích có phục dựng cũng không thể như xưa. Liệu Khánh Hoà sẽ không còn lần nào nữa phải trả giá đắt cho sự thờ ơ, rẻ rúng với di sản?

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2008

Vô đề

Category: nhân vật, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

10/10/2008 08:22 am
“Về các nguồn động viên đối với tôi trong nghiên cứu phê bình văn học,
tôi còn phải kể đến nguồn này nữa: Cảm tình của nhiều học sinh phổ thông trên
nhiều vùng đất nước. Họ không hề học tôi và gặp tôi bao giờ, nhưng vì đọc sách
của tôi (ngoài sách nghiên cứu phê bình tôi còn viết sách giáo khoa phổ thông
trung học và nhiều sách bồi dưỡng học sinh về môn văn),
họ viết thư thăm hỏi
tôi, lời lẽ rất thắm thiết và đầy ngưỡng mộ(1)
. Thư nào cũng mong mỏi tôi trả lời.
Nhưng tôi cứ lần lữa rồi cuối cùng chẳng trả lời ai cả. Chắc các em cho tôi là coi
thường mình.
Không, tôi không coi thưòng ai cả nhất là những người có cảm
tình với tôi
– vì khi mới tập sự viết sách tôi đã từng bị có người khinh và rất
thấm thía điều đó. Chẳng qua là tôi có bệnh lười viết thư, kể cả viết thư cho
người thân trong gia đình. Nhưng biết bệnh mà không sao chữa được.
Tôi rất biết ơn những bức thư kia. Đó là những lời động viên hồn nhiên,
vô tư, chân thật nhất, giúp tôi phấn khởi trong hoạt động nghiên cứu phê bình
văn học.”

Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, chương IV - Từ dạy học đến nghiên cứu, phê bình văn học.

Kiến văn mỏng, chả dám nhận xét hồi ký của GS Nguyễn Đăng Mạnh. Nhưng đọc đoạn trên, nhớ chuyện cách đây gần 20 năm. Đứa em gái học Văn ở Đại học Sư phạm Quy Nhơn khoe, GS Mạnh vào thỉnh giảng ít buổi, muốn nhận nó làm con nuôi. Can ngay. Mấy chục năm đi dạy, có nhiều nữ sinh viên ngưỡng mộ, GS nhận bao nhiêu cô làm con nuôi nhỉ!

Thiềm Thừ at 04/23/2009 10:04 am comment
Học SP Quy Nhơn là con em vợ. Vợ em cũng học SP Quy Nhơn.
Cựu Chiến Binh at 04/23/2009 09:57 am comment
đứa nào học qui nhơn??hả em?ngày xưa khu mình có thằng dũng di học ở đấy

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Học thêm và Tắc đường

Category: Xã hội, Tag: phảnbiện,Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

10/09/2008 07:45 pm
Đề xuất Thu phí lưu hành phương tiện giao thông của UBND Thành phố Hồ Chí Minh bị phản ứng rầm rầm. Có ai, để đỡ tốn 500.000đ phí lưu hành nên xả xăng, trùm mền cái xe máy, biến tài sản trị giá mấy chục triệu đồng thành vật vô giá trị? Nội điều đó đã thấy thật bùn kừi cho cái đề xuất vừa chất thêm gánh nặng cho dân, vừa không có khả năng mang lại hiệu quả. Phản ứng là phải.

Các nhà tham miu sáng suốt mới tính tới số lượng phương tiện, coi đó là nguyên nhân quan trọng nhất gây tắc nghẽn giao thông. Sao không thấy nguyên nhân từ số lần và thời gian phương tiện tham gia giao thông? Ba cái xe máy, mỗi cái chỉ ra đường một vài lần trong ngày chưa chắc chiếm dụng mặt đường bằng một chiếc xe máy trên từng cây số suốt ngày.

Tại sao tôi phải đi xe máy ra đường? Để đi làm, để đi chợ, để đi cà phê, để đi coi đá banh… Đó là những nhu cầu tự thân của tôi. Nhưng có nhiều khi người ta bị buộc phải đi, ấm ức bực bội mà đi. Để chứng một số giấy tờ, tôi phải đi lại nhiều lần thay vì chỉ một lần. Để đăng ký kinh doanh, người ta phải đến nhiều cửa, đi lại hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, trong cả năm trời. Chẳng hạn: “Để hoàn tất một quy trình, thủ tục xin cấp phép (xây dựng, môi trường, quy hoạch, đất đai...) cho một dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải có 60 loại hồ sơ, tổng cộng có 314 thủ tục và mất khoảng 400 ngày.” - Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh của Bộ KH-ĐT, báo Tuổi Trẻ dẫn. Bộ máy hành chính quan liêu, kém cỏi đã làm tăng số lượng phương tiện tham gia giao thông.

Tại sao tôi phải đi xe máy ra đường? Vì con tôi đi học thêm. Có ngày học hai buổi, ở hai nơi khác nhau. Tôi chở con đến nơi học đầu tiên rồi về nhà hoặc nơi làm, hết cua đầu lại đi chở con đến nơi học tiếp, rồi về nhà chờ đi tiếp chuyến nữa để đón con, vị chi là 3 chuyến. Ở TP Hồ Chí Minh, có lẽ mỗi ngày phát sinh cả triệu chuyến “tham gia giao thông ngoài ý muốn” như thế. Ngay cả đi học ở trường, nhiều vị cha mẹ cũng phải chở con đi, chở con về vì không nỡ để con đạp xe mệt nhọc chen chúc giữa những lô-cốt, đau lưng với chiếc cặp sách nặng trịch.
Còn nhiều nguyên nhân khác khiến người ta phải ra đường ngoài ý muốn, khiến lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng lên, làm đường sá thêm chật chội, dễ ùn tắc. Giải quyết những nguyên nhân đó, cơ quan và thủ tục hành chính đỡ gây phiền hà cho dân, không còn nạn dạy thêm học thêm tràn lan, sẽ góp phần khá nhiều vào việc giải quyết nạn ùn tắc giao thông.

Nhưng, những việc tôi nêu có khả thi không nhỉ. Phải hỏi bác Nhân bác Hùng bác Dũng thôi. Bây giờ, đi đón con đã!

TênTên at 10/15/2008 10:24 am comment
Lãnh đạo ngu, dân khổ!

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Nhuệ Giang ơi!

Category: Cuộc sống, Tag: Bạn bè,cuộcsống,Đời sống

10/07/2008 10:09 pm
“Mỗi ngày sông Nhuệ hứng 20 tấn chất tẩy rửa và 500.000 m3 nước thải từ 30 làng nghề, hàng chục bệnh viện, nhà máy trải dài từ Hà Nội đến Hà Nam. Dòng sông đỏ nặng phù sa ngày nào nay nhuốm màu của hóa chất, rác thải và nước thải...” – Bài Nhuệ Giang “chết dần”giữa lòng Hà Nội trên báo Tiền Phong số ra ngày 7/10.


Nhà tôi bên sông Nhuệ, ngày tắm sông vài buổi là thường. Nước sông Nhuệ bình thường khá trong, nhưng cũng nhiều khi đỏ nặng phù sa. Đó là khi Công ty Thuỷ nông sông Nhuệ mở cửa đập, đưa nước sông Hồng vào sông Nhuệ, tuới tắm cho khắp vùng Hà Đông, Hà Nam. Khi nước lên, chúng tôi rủ nhau kiếm que tre làm cần, chỉ khâu làm dây câu, đập ruồi làm mồi để câu cá mương. Chỉ cần rắc ít thính xuống sông là cá mương kéo đến hàng đàn, cắn câu liên tục. Nước rút, để lại lớp phù sa dày màu nâu đỏ. Bọn trẻ con chúng tôi hay làm cầu trượt bằng phù sa để trượt từ bờ sông xuống nước, hoặc vùi mình trong lớp phù sa mịn mát ấy. Không thể quên cảm giác khoan khoái tuyệt vời những khi đó. Tắm bùn khoáng Tháp Bà Nha Trang cũng không bằng đùa nghịch với phù sa sông Nhuệ.
Sông Nhuệ cũng là một nguồn sống của gia đình tôi. Bên bờ sông, nhà tôi có một mảnh vườn, chừng trăm mét vuông. Rau muống, xu hào, rau dền, dọc mùng, đậu cô-ve, cà chua, thì là…, mùa nào thức nấy, chính tay tôi đã trồng chừng ba bốn chục loại rau ở mảnh vườn ấy. Lâu lâu cả nhà, từ bố mẹ đến anh chị em chúng tôi, kể cả mấy đứa em gái lại xắn phù sa dưới sông lên bồi cho vườn. Rau trồng trên đất phù sa mới, xanh tốt lạ. Dọc mùng cao quá đầu tôi, còn rau cải xanh, mỗi bữa chỉ cần tỉa mươi lá là đủ cho cả nhà gần chục người…Khi nước cạn, chúng tôi hay đi xúc hến, mò trai. Lội dọc mép nước, lấy rổ xúc bùn phù sa rồi dùng tay chà cho phù sa tan chảy theo nước, hến và trùng trục ở lại. Nếu bắt trai thì mang theo cái chậu, lội ra chỗ nước sông sâu đến cổ. Dò dẫm bằng chân, thấy trai thì ngụp xuống móc lên. Chừng tiếng đồng hồ là đủ nguyên liệu cho nồi canh hến, cháo trai ngon tuyệt!


Bây giờ, những chuyện trên đã thành cổ tích. Sẽ chẳng bao giờ có thể tắm ở sông Nhuệ được nữa. Không được như nhạc sĩ Hoàng Hiệp “lòng chợt vui, thấy sông không già”. Sông Nhuệ đã chết.
May cho con tôi đã không mang tên là Nhuệ Giang, cái tên tôi định đặt cho nó!

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

Xăng ơi, chị chưa bảo, em đừng xuống nhé!

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

10/04/2008 10:10 pm
Giá dầu thô thế giới đã xuống dưới 95 USD/thùng, giảm khoảng 30% so với mức cao nhất hồi tháng 7. Trong nước, giá dầu giảm nhưng chưa thể giảm giá xăng vì còn chờ bù lỗ. Đó là quan điểm của các quan chức Bộ Công thương và Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính. Xem bài trên Tienphongonline, Dân Trí, VietNamNet.

Thông tin những ngày gần đây cho rằng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lãi 2.300 đến 2.400 đồng/lít, theo tôi là không đến mức đó. Điều này do các doanh nghiệp vẫn phải bán số xăng tồn kho nhập của tháng 9. Đây là số xăng dầu được nhập về từ thời điểm giá dầu thế giới vẫn còn cao.” - Lời của bà Nguyễn Thanh Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, TPO dẫn. Lý luận vậy, trả lời sao về cú tăng giá xăng một phát 31% cuối tháng 7 vừa qua, khi trong kho còn tồn nhiều xăng nhập về trước đó với giá thấp?

“Theo Nghị định 55, DN dự trữ xăng dầu trong vòng 20 ngày, nhưng vì sợ thiếu xăng, thiếu dầu, chúng ta yêu cầu các DN phải tăng lượng dự trữ để đảm bảo nguồn hàng. Các DN đã tăng lên 35 ngày và để có 35 ngày dự trữ này, họ đã phải ký hợp đồng trước đó 3 tháng.” - Lời ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương, Dân Trí dẫn. Xăng dầu đều tăng lượng dự trữ bảo đảm nguồn hàng từ 20 ngày lên 35 ngày, nay dầu giảm giá được mà xăng không giảm giá được, tại sao nhỉ?


“Bà Hương cho biết thêm, với mặt hàng xăng, từ 21/7/2008 trở về trước, các doanh nghiệp kinh doanh trong tình trạng lỗ nhưng không đươc Nhà nước bù lỗ vì giá xăng đã vận hành theo cơ chế thị trường từ lâu. Tổng số lỗ mà các doanh nghiệp phải chịu là trên 3.000 tỉ đồng.” – VNN.
“Quan điểm của chúng tôi việc giảm giá xăng dầu phải hợp lý, có lý do, có căn cứ thì mới chấp nhận được. Trong trường hợp doanh nghiệp có đề xuất, chúng tôi sẽ tính lại mức giá, mức lãi của doanh nghiệp, số tiền doanh nghiệp hoàn trả Nhà nước, nếu thấy hợp lý chúng tôi sẽ chấp thuận"- bà Hương khẳng định.” – VNN.
Ở trên, bà Hương nói giá xăng đã vận hành theo cơ chế thị trường từ lâu. Khúc dưới, bà lại nói, việc giảm giá xăng dầu phải hợp lý, có lý do, có căn cứ thì mới chấp nhận được. Vậy, kinh doanh xăng dầu đã thực sự theo cơ chế thị trường chưa, hay theo ý của “chúng tôi”?

Với cơ chế quản lý giá xăng quanh quẩn lòng vòng thế này, những ai thực sự được lợi nhỉ?
Cập Nhật:
Từ ngày 8/10, giá xăng chỉ giảm 500đ/lít. Ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nói, giảm giá xăng phải từ từ, tránh gây sốc!

"Thầy Tô" được thiên vị!

Category: Cuộc sống, Tag: Bạn bè,Đời sống

10/04/2008 05:34 pm
Calisto3

Dưới triều đại Calisto II, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã thi đấu quốc tế 5 lần.
2 lần đầu, đối thủ thắng.
2 lần tiếp, đối thủ không chịu hoà.
Lần gần nhất tối 3/10, nếu đội tuyển Việt Nam ghi được 2 bàn, đội Sinh viên Hàn Quốc đã thua!
Hôm nay, báo Tuổi Trẻ có bài Tuyển VN - SV Hàn Quốc 0-1: Tám chữ “nếu”...
"Nhưng tất cả đều mờ nhạt. Vô số tình huống xử lý bóng hết sức ngớ ngẩn, và sau đây là tám tình huống mà chúng tôi cho rằng nếu các cầu thủ xử lý chuẩn hơn, mọi chuyện có thể khác đi." Có thể, tác giả không có ý rằng thua trận này hoàn toàn do cầu thủ, mà chỉ phân tích nguyên nhân từ cầu thủ trong những nguyên nhân bại trận. Nhận định về 8 tình huống không sai, cả bài không có gì sai, hay là khác.
Nhưng nếu đội tuyển hôm qua và 4 trận trước không phải do Calisto dẫn dắt, mà là A. Riedle, có lẽ đối tượng chính của bài viết sẽ là Riedle. Và ông đã bị "dập" te tua.
Các nhà báo thể thao thường cho rằng, VFF "không ưa" ông Calisto.
Nhưng, tôi lại thấy, có những nhà báo quá ưu ái, thiên vị "thầy Tô"!


Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Cô giáo ngày nay, cô giáo ngày xưa

Category: Con người, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

09/30/2008 10:10 pm
* Họp phụ huynh học sinh đầu năm học:
- Phụ huynh nào có thể viết giùm tôi biên bản? Anh đầu hói đeo kính, anh viết biên bản nhé!
* Họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ I:
- Chị viết biên bản nhé?
- Dạ, tôi ít chữ, không viết được đâu.
- Vậy, anh viết biên bản nhé?
- Dạ, tôi không quen viết cô giáo ơi.
- Hừm…! Đây rồi, người viết biên bản lần trước đến rồi. Anh viết biên bản nhé!
- Vâng! Ờ, xin lỗi cô, hôm nay tôi quên không mang kính.
- Hừm…! Tôi rất buồn về thái độ của quý vị phụ huynh. Chỉ một việc nhỏ là viết biên bản mà không ai chịu làm. Với việc của chính mình mà còn thiếu trách nhiệm như thế này, không hiểu quý vị quan tâm, có trách nhiệm với con cái ra sao!...
Phụ huynh học sinh nhìn nhau. Thôi thì, lấy chữ “Nhẫn” làm đầu, cố nhịn vì tương lai con em chúng ta! Chị X. nói cô giáo đưa giấy để chị viết biên bản họp phụ huynh.
* Họp phụ huynh học sinh cuối năm học:
- Chị X., chị lại viết biên bản nhé. Thưa quý vị, chị X. chỉ là giáo viên tiểu học thôi, nhưng viết biên bản có kém ai đâu!

- Về kết quả học tập, lớp ta học kỳ một có tám em đạt học sinh giỏi, nhưng đáng buồn học kỳ hai và cả năm chỉ có bảy em đạt học sinh giỏi. Em A. đã không giữ được kết quả như học kỳ một. Quý vị có biết em A. không? Em A. chính là con của đồng chí nhà báo, kỳ họp trước tôi mời viết biên bản mà không chịu viết đấy!
Em A. không giữ được kết quả học sinh giỏi vì môn văn - môn của cô giáo chủ nhiệm - thiếu 0,1 điểm!

Hồi xưa học cấp 3 Nguyễn Huệ ở Hà Đông, cô Hoàng Dân Hiên làm chủ nhiệm cả 3 năm, cô dạy môn Địa lý. Ba mươi năm rồi, vẫn nhớ cô Kim dạy Văn, cô Đính dạy Toán, cô Ly dạy Tiếng Nga, thầy Thịnh dạy thể dục, dạy Sử là thầy Nguyễn Vĩnh Thạnh, người dòng hoàng tộc, cùng đế hệ với vua Bảo Đại - Nguyễn Vĩnh Thuỵ… Các thầy cô, dù khó tính hay dễ tính – theo cách nhận xét của học trò - đều tận tình với học sinh.
Nhớ có lần mùa đông, hơn 3 giờ chiều tôi còn trùm chăn nằm co ro. Nhưng trong lúc trời rét mướt đó, cô Hiên đi xe đạp đến thăm nhà tôi, nhà thằng Lân, thằng Hùng… để kiểm tra việc học hành. Nhớ có lần trong giờ ra chơi, tôi đùa nghịch làm vỡ kính cửa sổ. Tiết sinh hoạt lớp tuần đó, cô Hiên không phê bình nhiều về chuyện đùa nghịch làm vỡ kính, mà tỏ ý không vui vì tôi không tự giác làm bản kiểm điểm và thay lại miếng kính bị vỡ…
Có những tiết sinh hoạt lớp, cô Hiên dành phần lớn thời gian đọc sách cho cả lớp nghe. Nhớ nhất là cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ý Edmondo De Amicis, hình như ngày đó phiên âm là Ét-môn-đô Đờ A-mi-xi. Mỗi tuần một câu chuyện về tình cảm gia đình, cha con, thầy trò, tình bạn, yêu quê hương, đồng cảm với những người bất hạnh… Trong đó có câu chuyện về con trai một nhân viên đường sắt.
Để nuôi gia đình, ông bố phải làm thêm ban đêm cho một nhà phát hành bằng cách viết tên và địa chỉ những người mua dài hạn sách báo của họ. Thương bố, cậu con trai đầu Giu-li-ô cứ đợi đến nửa đêm, khi bố đi ngủ là cậu lén dậy viết thay bố, vì chữ viết của hai bố con rất giống nhau. Ông bố được trả thêm nhiều tiền, vui vì tưởng mình viết nhanh hơn trước. Trong khi đó, Giu-li-ô vì thức đêm viết giúp bố nên phờ phạc, học hành sút kém. Ông bố ngày càng thất vọng về đứa con. Nhiều lúc bị mắng, Giu-li-ô định thú thật với bố, định thôi không viết nữa. Nhưng cứ khi chuông điểm nửa đêm, cậu ta lại dậy, tiếp tục âm thầm với giấy bút. Bốn tháng trôi qua.
Cho đến một hôm, bà mẹ thấy con trai xanh xao ốm yếu, lo lắng nói với chồng. Nhưng ông bố xẵng giọng, nó khoẻ ốm chẳng ảnh hưởng đến ông! Câu nói của bố khiến Giu-li-ô tê dại, như có mũi dao đâm thẳng vào tim cậu. Giu-li-ô quyết bỏ hẳn việc viết ban đêm, để lại học giỏi như trước, để lại được bố thương yêu như trước. Đêm đó, cậu vào phòng viết, chỉ để có lại lần cuối cảm giác một mình, âm thầm trong đêm khuya. Nhưng khi đèn đã thắp lên, những băng giấy trước mặt, cậu lại cặm cụi viết… Tiếng động do Giu-li-ô làm rơi sách đã khiến ông bố thức dậy, và hiểu hết. Ông bố ôm lấy con trai, mái tóc bạc kề trên mái tóc đen, nước mắt hoà vào nước mắt…
Cô Hiên đã khóc khi đọc câu chuyện đó, và nhiều đứa chúng tôi cũng khóc.

Đi họp phụ huynh cho con, tự nhiên nhớ lại những chuyện đã qua.!

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Phố đi bộ ở Nha Trang: Ý tưởng hay nhưng dân chưa khoái

Category: báo chí, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

09/29/2008 08:40 pm
Đoạn đường Biệt Thự (phường Lộc Thọ) từ đường Trần Phú đến đường Nguyễn Thiện Thuật dài 320m, là một phần “khu phố Tây” mới hình thành vài năm nay của Nha Trang. Tại đây có nhiều nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu đồ lưu niệm và dịch vụ du lịch… Tháng 8/2005, UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án Phố đi bộ đường Biệt Thự (Phố), do Phòng Quản lý đô thị thành phố Nha Trang làm chủ đầu tư.


Theo thiết kế cơ sở dự án do Cty TNHH Tư vấn đầu tư – xây dựng và thương mại Việt Tín, TP Hồ Chí Minh lập, tại Phố sẽ có hoạt động kinh doanh của người dân sở tại, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, kinh doanh giải khát trên mặt đường… Sẽ hình thành quảng trường nhỏ tại các ngã ba, ngã tư để làm nơi biểu diễn văn nghệ, tạp kỹ kết hợp quảng cáo, tiếp thị. Trên lòng đường sẽ có 26 sạp hàng di động với kích thước 3,6m x 3,6m và một số bồn hoa… Từ 6 giờ sáng đến 24 đêm, Phố được ưu tiên cho người đi bộ, các loại xe bị cấm chạy vào đây, kể cả xe của người dân trong khu vực. Xe cơ giới chỉ được ra vào cung ứng hàng hoá, dọn rác, tưới cây… từ 24 giờ đến 5 giờ sáng…
“Nếu dự án được thực hiện, 5 giờ sáng chúng tôi phải mang xe ra bãi gửi, đến khuya mới được lấy xe về vì không được để xe ở vỉa hè. Lấy hàng họ cũng phải chờ đến khuya, cái lúc đáng lẽ đã đi ngủ.” - Bà A, chủ một hiệu tạp hoá ở gần ngã tư Biệt Thự - Nguyễn Thiện Thuật nói. Nhưng cái lo lớn hơn của bà và nhiều người khác là buôn bán ế ẩm. Có ai chịu gửi xe ngoài xa, rồi đi bộ vào Phố để mua mấy món hàng mà chỗ khác cũng có? Chưa kể, với việc có thêm những ki-ốt giữa phố và những dãy ghế cho khách nghỉ chân trên vỉa hè, có nguy cơ những cửa hiệu như của bà A sẽ bị choán mặt tiền. Lòng đường thành chợ, sẽ phát sinh những vấn đề về rác thải, nước thải…
Nhiều khách sạn cũng băn khoăn về việc đưa đón khách. Tuy có quy định cho xe chạy chậm đưa khách đến cửa khách sạn, nhưng xe sẽ rất khó vào Phố khi vướng nhiều ki-ốt ở lòng đường. Anh Đoàn Hải Quân, GĐ Chi nhánh Nha Trang của Cty du lịch Viettravel nêu một vướng mắc cụ thể, doanh nghiệp của anh có dịch vụ lặn biển, các khí tài cho người lặn khá nặng sẽ được vận chuyển cách nào nếu không được dùng xe?
Theo thiết kế, các khu đậu xe và điểm giữ xe hai bánh được tổ chức tại các đường cắt ngang đường Biệt Thự, là đường Hùng Vương và đường Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi khu đậu xe dài khoảng 50 – 100m, chiếm một nửa bề rộng các tuyến đường. Với phương án này, sẽ tiềm tàng nguy cơ tắc đường, kẹt xe trên đường Hùng Vương và đường Nguyễn Thiện Thuật vì mật độ xe cộ trên hai đường này khá cao.
Xem ra, phương án hiện nay chưa cho thấy tính khả thi và hiệu quả.


Hiện nay ở Nha Trang vẫn chưa có nhiều nơi cho du khách dạo chơi, giao lưu, giải trí. Dự án Phố đi bộ là một ý tưởng hay, có thể tạo một điểm nhấn cho du lịch Nha Trang. Nhưng tôi mới được nghe, chưa được biết cụ thể về dự án này.
Ông Huỳnh Quang Châu, Phó GĐ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Khánh Hoà.
Trong cuộc họp mới đây với đại diện các tổ dân phố và các doanh nghiệp đang kinh doanh trên đường Biệt Thự để góp ý cho dự án Phố đi bộ, chúng tôi đã nhận được hàng chục ý kiến băn khoăn, thắc mắc. Dự án sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và lấy ý kiến đóng góp trước khi triển khai, nên cũng chưa thể nói gì nhiều với nhà báo.
Ông Lê Huy Toàn, Trưởng Phòng Quản lý đô thị Nha Trang.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Cạm bẫy ngọt ngào

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

09/27/2008 09:09 am
Cạm bẫy ngọt ngào

Ông bạn già lầu bầu:
- Sáng mắt sáng lòng nhé, tôi sống ngần này tuổi nên tôi dám nói là đồ ăn thức uống mình cứ nhập từ cái bác láng giềng về là có ngày tiêu. Trước còn sợ loại nhập tiểu ngạch do cửu vạn vác lậu về. Nay thì nhập chính hãng cũng chết!
- Này! Cấm bác có tư tưởng phân biệt thị trường nhé, coi chừng…
- Chả phải có cái vụ “sữa sạn thận” này rùm beng nên tôi mới nói leo đâu nhá. Chú chỉ cần nhìn những trái táo, lê để lăn lóc hàng tháng trời ngoài chợ mà vẫn tươi non, rồi một dạo ồn ào cái vụ món dung dịch tẩm ướp chân gà nướng, rồi có viên thuốc gì bỏ vào nồi nước sôi bỗng hoá thành nồi lẩu Thái thơm ngọt, gần nhất là viên thuốc bỏ vào can nước lọc 20 lít hoá thành rượu, đã có mấy chục người ở đồng bằng sông Cửu Long ngộ độc rượu mà chết…
- Thì dân mình nhìn chung còn nghèo, cứ thấy đồ ăn gì đáp ứng tiêu chuẩn “ngon, bổ, rẻ” là xơi, mà cái khoản rẻ thì láng giềng mình là nhất. Đúng là một thứ cạm bẫy ngọt ngào.
- Thế “chức năng” các chú đâu mà không kiểm tra, để người ta nhập ùn ùn cái thứ độc hại về cho dân mình?
- Bác này! “Chức năng” mình người thì ít, việc thì nhiều. Nội lo đối phó với “thù trong” như cá ướp u rê, đậu khuôn có thạch cao, nước tương có chất gây ung thư, giò chả có hàn the, kẹo pha bột đá… đủ tối mắt, hơi sức đâu lo nổi chuyện “giặc ngoài”.
- Tôi đọc báo thấy mỹ phẩm của họ, đồ chơi trẻ em của họ cũng có chất độc hại, thế giới phát hiện và bắt thu hồi rầm rầm…
- Bác lớn tuổi rồi, bác giải thích cho em nghe, vì sao mình biết đồ của họ độc nhiều lành ít mà dân mình cứ buôn, cứ nhập về hà rầm là sao?
Thì chú chả đã nói là dân mình thích “ngon, bổ, rẻ” đấy hả. Người buôn thì thấy rẻ ham lời, người tiêu dùng thấy rẻ ham mua, chú thấy ngon, rẻ ham nhậu…
- Chỉ có điều bổ đâu không thấy, toàn “bổ chửng”…
Thuỷ Ngân – báo Khánh Hoà Chủ nhật, 28/9 

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008

Muốn trở lại làm TRẺ CON!

Category: Người thân, Tag: Gia đình,Khác

05/29/2008 12:22 pm
Dù vui hay buồn, trẻ nhỏ vẫn là Thiên Thần

anh em 96


Duy 97


Duy - Ha - Linh


H.Toan97


P.Anh 25.11.94


Toan251194


Toan 1 tuoi


Toan Noel 92


H.Toan - P. Anh - ca ngua
Cựu Chiến Binh at 04/23/2009 10:04 am comment
he he anh nhớ rồi hình như ngày xưa gọi tên bố mẹ em là Vấn+Hồng??
Thiềm Thừ at 04/23/2009 01:55 pm reply
Vâng
Cựu Chiến Binh at 04/23/2009 09:59 am comment
con em à??
Thiềm Thừ at 04/23/2009 10:02 am reply
Ảnh chụp cũng lâu rồi, phần lớn là ảnh con em. Thằng trong ảnh thứ 2 là con chị Tuyết. Hai đứa con gái trong ảnh thứ 3 là con cô Vân. 

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Đằng sau sự nhã nhặn của ông Ngô Quang Kiệt

Category: nhân vật, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

09/22/2008 03:58 pm
Tôi không định viết lách gì quanh chuyện những người công giáo đòi đất ở Toà Khâm cũ, đòi đất Thái Hà, rồi sẽ đòi khách sạn Láng Hạ như Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt doạ. Chả phải mũ ni che tai, mà vì đã có quá nhiều người nói, quá nhiều người viết, chợ đã đông lắm rồi, ồn ào lắm rồi. Nhưng hôm nay, nhiều người lại đến nhà tôi mời xem, gạ đọc, khuyên nghe ông Kiệt đã nói gì. Thôi thì, sau khi đã đọc văn bản, đã nghe file mp3, đã xem clip, đành viết vài dòng.

Cái giọng nói của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thật nhẹ nhàng du dương. Cái cách nói của ông thật nhã nhặn, trình bày rất có lớp có lang (khen bác khen cả ngày, nghề của bác mà). Nhưng mà tôi thấy ông dẫn tục ngữ Pháp “những cái tính toán nó đúng mực thì nó mới là những người bạn tốt được” khi nói về “cái hài hoà trong cái mối thống nhất”, cái tình và cái lý. Nói chuyện toàn người Việt với nhau, sao lại dẫn cái tục ngữ Pháp, chẳng lẽ ông không biết một câu tục ngữ Việt Nam về điều này?

Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nói: “Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân do dân phải có trách nhiệm tạo cái điều kiện đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin.” Mới nghe có vẻ đúng, nhưng thực ra là xảo ngôn. Tự do tôn giáo là quyền của công dân được theo hoặc không theo tôn giáo nào, làm gì có “cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng”. Ý ông là, cái người không có đạo, không theo cái tôn giáo nào thì bị thiệt thòi? Nhà nước bảo đảm tự do tôn giáo là bảo đảm cho công dân được tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào, chứ làm gì có cái chuyện nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân theo tôn giáo! Khi nói: “Nhà nước vì dân do dân phải có trách nhiệm tạo cái điều kiện đó cho người dân”, chắc ông muốn Chính phủ Việt Nam phải như Chính phủ Hàn Quốc hiện nay, hay chính quyền Ngô Đình Diệm nửa thế kỷ trước?

Rồi ông nói: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.” Có nhiều người phê phán cái việc cắt cúp, chỉ đăng phát cái câu in đậm ở trên. Rằng, phải đặt cái câu đó trong bối cảnh cụ thể. Rằng, nếu nghe toàn bộ lời nói của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, sẽ thấy câu in đậm kia chả phải là phỉ báng, chối bỏ đất nước. Nhưng mà đặt cái câu đó trong buổi ông Kiệt gặp Chủ tịch UBND Hà Nội, thấy gì? Thấy cái câu đó nó chả ăn nhập với nội dung cuộc gặp. Nếu không “ném đá” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt vì cái câu nói đó, cũng không thể biện minh cho ông ấy, rằng nó hàm ý xây dựng.

Cuối cùng, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nói: “Chúng tôi xin hết sức cám ơn ông Chủ tịch và UBND thành phố Hà Nội đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác. Chúng tôi thấy hy vọng, như thế mới có thể chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho thành phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ.” Ông Tổng Giám mục đã nhắc tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Nhưng dịp kỷ niệm đó có được vui vẻ hay không, nếu nhà nước không trả Giáo hội đất Toà Khâm cũ, đất Thái Hà, đất khách sạn Láng Hạ…? Trong sự nhã nhặn của ông Tổng Giám mục, dường như có sự trịch thượng, và hơn thế nữa! 

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

Diamon Bay hay bãi san hô thối?

Category: hoa hậu, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

09/21/2008 04:37 pm
Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa - xác nhận, Cty TNHH Hòan Cầu Nha Trang đã xin được lấp khoảng 80 ha mặt vịnh Nha Trang để mở rộng Khu du lịch và giải trí Sông Lô (KDL Sông Lô). Theo Cty Hoàn Cầu, khu vực dự tính san lấp là bãi san hô chết, hôi hám nằm trong diện tích 148,77 ha mặt vịnh Nha Trang mà Cty Hoàn Cầu được UBND tỉnh Khánh Hoà cho thuê từ tháng 10/2002.


Khu vực vịnh Nha Trang, Cty Hoàn Cầu muốn lấp

Bãi san hô thối, lạ quá! Chỉ cách đây vài tháng, họ vừa linh đình tổ chức lễ khánh thành Diamond Bay Resort and Golf, tên họ đặt cho KDL Sông Lô. Diamond Bay - vịnh Kim Cương, tại đây có những bãi tắm tuyệt vời, những căn hộ cao cấp, “toà nhà thông minh” dành cho đại tỷ phú Donald Trump…, khu du lịch của bà Tư Hường được lăng xê, quảng bá rùm beng khắp nơi, với những lời ngợi ca, tán tụng tận mây xanh. Vậy mà, bây giờ họ nói, đó là bãi san hô chết, nước cạn rong hôi!
Khu vực vịnh Nha Trang bị Cty Hoàn Cầu lấp chiếm năm 2004
Ngày 9/3/2001, Cty Hoàn Cầu được Chính phủ giao 170,8 ha đất tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang để đầu tư xây dựng KDL Sông Lô. Cho đến tháng 7/2008 khi đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Cty Hoàn Cầu mới chỉ triển khai xây dựng trên một phần của diện tích được giao, phần lớn còn lại hầu như bị bỏ hoang. Tháng 7/2004, Cty Hoàn Cầu đổ đất lấn hơn 5 ha mặt biển, nhưng chỉ bị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà xử phạt vi phạm hành chính về đất đai với số tiền 20 triệu đồng, không bị “buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi” theo quy định tại Nghị định số 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ. Trước phản ứng của dư luận, UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết khu vực Cty Hoàn Cầu lấn biển trái phép sẽ được dùng là nơi công cộng. Tuy nhiên sau đó Cty Hoàn Cầu đã làm tường rào bao chiếm toàn bộ khu này để xây dựng công trình, rồi tiếp tục lấn biển.
Một góc khu vực vịnh Nha Trang, Cty Hoàn Cầu muốn lấp
Khu vực mặt biển ở Sông Lô nằm hoàn toàn trong khu vực bảo vệ I của vịnh Nha Trang, danh thắng cấp quốc gia. Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, mọi hoạt động xây dựng tại khu vực bảo vệ I của danh thắng đều bị cấm.

Hiện tại, UBND tỉnh Khánh Hoà chưa trả lời Cty Hoàn Cầu. Có lẽ, ngoài quy định của Luật Di sản văn hóa, UBND tỉnh còn phân vân, nơi Cty Hoàn Cầu muốn lấp là Diamond Bay - vịnh Kim Cương hay bãi san hô chết thối!
Vị trí KDL Sông Lô trong vịnh Nha Trang

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2008

Từ vụ Vedan - Thị Vải, nghĩ về Posco - Vân Phong

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

09/18/2008 07:17 pm
Vụ “bức tử sông Thị Vải”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói, ông rất tức giận Vedan, vì họ “gian lận, lừa đảo bằng những hình thức tinh vi để qua mặt các cơ quan chức năng và vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Việt Nam.”
Nhưng chưa thấy ông hay quan chức cao cấp nào tỏ thái độ tức giận với những người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường của Cty Vedan. Trong 14 năm Vedan hoạt động, năm nào cũng có đoàn tới đây thanh tra, kiểm tra về môi trường. Nhưng lần nào Vedan cũng bình an vô sự, bị xử phạt cũng chỉ như gãi ngứa. Đành rằng, Vedan dùng biện pháp tinh vi, xây dựng hệ thống xả nước thải như “giăng trận đồ bát quái” làm hoa mắt cán bộ kiểm tra. Thế nhưng, có những điều họ thấy được nhưng bỏ qua, cần làm lại không làm. Như, sau lần kiểm tra, thu mẫu nước thải tại Cty Vedan ngày 30/7/2007, Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai đã định đưa Vedan vào “danh sách đen” các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Cũng trong thời gian đó, ông Phan Văn Hết - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai - đã lưu ý về việc, mỗi ngày có hơn 20.000 m3 nước thải của Vedan “biến mất”. Nhưng tháng 4/2008, Cty Vedan vẫn được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả nước thải ra sông Thị Vải…
Từ vụ Vedan - Thị Vải, liên hệ việc tập đoàn Posco xin đầu tư dự án nhà máy thép liên hợp tại vịnh Vân Phong. Những người ủng hộ dự án này cho rằng nên an tâm về vấn đề môi trường, vì Posco rất coi trọng vấn đề này, nhà máy của họ rất sạch. Nhưng vụ Vedan đã cho thấy, một dự án được điểm son về báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng khi hoạt động vẫn có thể là một hung thần của môi trường nếu doanh nghiệp gian dối vì lợi nhuận, cán bộ quản lý nhà nước về môi trường kém về năng lực nghiệp vụ và sự công tâm.
Mới đây, đoàn công tác của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đã đi khảo sát các nhà máy của Posco tại Hàn Quốc. Theo báo cáo do Posco đưa ra, các kết quả ghi đo thông số khí thải, nước thải đều đạt tiêu chuẩn Hàn Quốc và Việt Nam. Nhưng đoàn công tác đã không được xem số liệu lưu trữ về chất lượng khí thải, không được xem trực tiếp hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy. Thực tế, nhà đầu tư chỉ cho ta thấy những gì có lợi cho họ. Nếu nhà đầu tư dự án nhà máy théo tại Vân Phong có hành vi gian dối về môi trường, cơ quan chức năng sẽ khó bắt quả tang hơn so với vụ Vedan. Vì vị trí nhà máy này gần như biệt lập, việc bí mật tiếp cận không dễ, và nước thải tuy độc hại, có nhiều kim loại nặng nhưng không nhiều chất hữu cơ dễ bốc mùi sủi bọt như ở Cty Vedan.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói, không thể đánh đổi môi trường lấy bất cứ thứ gì. Nhưng không phải địa phương nào, cơ quan nào, cán bộ nào cũng có suy nghĩ và hành động như Thủ tướng nói. Thị Vải đã thành dòng sông chết từ rất lâu trước khi Cty Vedan bị xử phạt. Đừng để những dòng sông khác, những vịnh đẹp khác chịu chung số phận với Thị Vải.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Thư ngỏ về phim "Linh hồn Việt cộng"

Category: văn hoá, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

09/15/2008 11:35 pm
Sau khi đăng trên blog của mình, sáng qua Lê Bá Dương đã gửi qua Bưu điện Thư ngỏ về vụ phim Linh hồn Việt cộng của Minh Chuyên đến nhiều nơi.

Trong Thư ngỏ dài gần 6000 chữ, Lê Bá Dương đã phân tích những điểm mâu thuẫn, phi lý, giả tạo, lố bịch trong phim của Minh Chuyên, bút ký dự thi “Gió dữ, gió lành” của Minh Chuyên trên báo Văn Nghệ và những trả lời của nhà văn này sau khi phim được chiếu 2 lần trên VTV1, gây những dư luận trái chiều.

Thời chiến tranh chống Mỹ, mỗi khi vào trận, những người lính chúng tôi đều phải tự chuẩn bị sẵn cho mình một cái lọ Penixiline, (Thực chất là tự chuẩn bị cho mình một chiếc bia mộ theo kiểu chiến trường) trong đó đựng một mẩu giấy nhỏ do mỗi người tự ghi tên, số thứ tự trích ngang và phiên hiệu quy ước đơn vị rồi bỏ vào túi áo , phòng khi hi sinh, đồng đội chỉ cần lấy chiếc lọ đó ra, đặt vào vòm miệng, chôn cất để sau này dễ tìm ... Ví như mẩu giấy hồi đó của tôi ghi : Lê Bá Dương 321 - 2 - 5270 - Quân giải phóng Quảng Trị. Trên thực tế nếu viết đúng phiên hiệu thật của đơn vị thì phải ghi là: Lê Bá Dương, số trích ngang 321, thuộc tiểu đoàn 2 , trung đoàn 27, mặt trận B5 quân giải phóng Bắc Quảng Trị! Đây là nguyên tắc bảo mật tuyệt đối nhằm không để lộ phiên hiệu đơn vị tham chiến tại mặt trận. Cũng với nguyên tắc bảo mật đó , thì nội dung trong chiếc lọ Penixiline của LS Hoàng Ngọc Đảm (nếu có) phải được ghi là: Hoàng Ngọc Đảm - KN - P - 280 Quân giải phóng Miền Trung, Trung Bộ.
Do không hề có cái lọ Penixiline chôn cùng di cốt được đào trộm, và cũng hoàn toàn không biết, không hiểu gì về thực chất chiếc "bia mộ" bằng lọ Penixiline này của anh em chiến sỹ Quân giải phóng thời chống Mỹ nên nhà văn Minh Chuyên mới hớ hênh khi bịa ra chi tiết này qua lời bình rất hùng hồn trong phim ...Trong lúc bới tìm từng đốt xương, một lọ penexilin được tìm thấy lẫn trong hài cốt. Nắp lọ được mở ra, một mảnh giấy gấp nhỏ trên viết bằng mực xanh đã ố nhoè nhưng vẫn đọc được: Họ và tên Hoàng Ngọc Đảm, đơn vị C2 - D67, quê quán: Làng Nha, xã Thái Giang, Huyện Thái Thuỵ, Thái Bình...
Bởi là những người lính thực sự đi ra từ chiến tranh, chúng tôi không khó khăn gì để nhận ra sự bịa chuyện một cách ngớ ngẩn của nhà văn, nhà đạo diễn Minh Chuyên. Đơn giản, không ai lúc đó lại ngây ngô đến mức vi phạm nguyên tắc bảo mật để để viết cụ thể tên đơn vị rồi mang theo người khi ra trận!
Cũng xin lưu ý một chi tiết về nội dung dòng chữ ghi quê quán trong lọ Penixiline, để qua đó khẳng định chắc chắn nó hoàn toàn do nhà văn Minh Chuyên "sáng tác" 100% sai sự thật.
Mẩu giấy do nhà văn Minh Chuyên "sáng tác" ghi quê quán của LS Đảm ở huyện
Thái Thuỵ. Trên thực tế vào thời điểm năm1969, Thái Bình chỉ có huyện Thái Ninh, sau giải phóng mới được đổi tên thành huyện Thái Thụy. Điều này có thể nhận thấy trong nội dung các giấy khen của LS Đảm (được CCB Homer lưu giữ và chuyển trao cho gia đình LS) do đơn vị tặng vào năm 1969 được ghi huyện Thái Ninh đúng như tên gọi lúc đó của huyện Thái Thụy bây giờ.

Chính vì vậy tôi, với tư cách một Cựu chiến binh Việt Nam - Đồng đội của các Liệt Sỹ đã phải làm một việc cần làm lúc này là qua môt bức thư ngỏ dài , trình bày kỹ lưỡng hệ thống các sự việc, chứng lý để từ những tình tiết gian trá được coi là "tiểu tiết" trong phim Linh Hồn Viêt Cộng để quý vị có cơ sở xem xét và xử lý vấn đề sao cho có tình, có lý, trước hết vì lợi ích cộng đồng. Nhất quyết không vì thoả mãn nhu cầu làm vợi nỗi đau của một người, một gia đình mà bỏ qua nỗi đau của nhiều người, nhiều gia đình cũng như làm phương hại niềm tin của đồng bào chiến sỹ cả nước vào chính sách Thương Binh, Liệt Sỹ của Đảng, nhà nước.

Cũng xin được thắp một nén hương tạ lỗi với vong linh LS Hoàng Ngọc Đảm và các LS khác. Vì để bảo vệ quyền được hoàn nguyên danh tính cho các anh, tôi đã không còn cách nào khác để không phải nhắc và đưa tên tuổi các anh vào trang viết đau đớn, xót xa trước đây cũng như trong thư ngỏ này.
Nha Trang 12/9/2008
Kính thư
LÊ BÁ DƯƠNG

Từ hơn nửa tháng nay, blog của Lê Bá Dương dường như chỉ dành để viết về vụ này. Trong đó, có cả “Người quản trang “tội nợ”, có cả bài báo không được đăng. Có cả việc người ta nhờ cậy một đồng đội, người bạn chiến đấu sinh tử và là người anh hơn tuổi của Lê Bá Dương nói với anh, đừng dính vào vụ này nữa. Anh trả lời: “Riêng người bạn chiến đấu, người đồng đội và người anh yếu quý một thời sinh tử, đây là lần đầu tiên tôi xin không nghe lời khuyên của anh. Một lời khuyên chân tình nhưng bị lạc ra khỏi tâm ý vốn có của anh. Rất có thể những việc tôi làm tới đây sẽ làm anh không vui, thậm chí dù không muốn, nhưng có thể ít nhiều đụng chạm đến anh. Song anh hiểu và tin tôi đã làm đúng khi đặt lợi ích của nhiều người lên một người.”
“Đò lên Thạch Hãn ơi, chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”

Nếu ai đó hỏi tại sao Lê Bá Dương quyết theo đến cùng vụ “Linh hồn Việt cộng”, xin nhớ rằng, anh là tác giả của những câu thơ lay động lòng người ấy!  

Đi học Vỡ lòng

Category: Người thân, Tag: đihọc,Gia đình,Khác

09/15/2008 06:04 am
Lần đầu tiên đi học, cách đây đã đúng 40 năm. Hình như trước đó có đi nhà trẻ, nhưng chả nhớ tẹo nào. Chỉ nghe bác Cả kể, mình thường đứng bám song cửa sổ lớp gọi ra, bác Cả ơi Thiềm Thừ này! Chưa kịp lên mẫu giáo thì Mỹ ném bom miền Bắc, thế là “anh lết đôi giày chuột khoét, em xách đôi dép tuột quai, ta lên đường đi sơ tán tằng tăng tắng tăng…” Bài hát nguyên bản chả nhớ, chỉ nhớ bản xuyên tạc.
Sơ tán lần thứ nhất 4 năm, có về quê nội Văn Giang một dạo, nhưng chủ yếu ở huyện Thanh Oai, Hà Tây. Xóm Thanh Giang xã Cao Viên, làng nón Chuông, các làng Cao Mật Thượng, Cao Mật Hạ, Thanh Thần xã Thanh Cao đều từng sơ tán tới. Ở Thanh Cao có đầm Thượng Thanh từng được giới thiệu và có ảnh trong sách giáo khoa địa lý, biết bơi do theo lũ bạn đi tắm ở đó. Khi đi học Vỡ lòng, đang ở Cao Mật Thượng. Nhớ, nhà mình ở cạnh khoa phẫu thuật của Viện quân y 103, ngày ấy cứ nghe gọi là phòng mổ, gần nhà thờ Cao Mật Thượng.
Lớp vỡ lòng cũng gần nhà, cạnh nhà thờ. Sau này lớn chút nữa thì biết, nhà thờ là nơi an toàn, ít bị bỏ bom. Nhớ có mấy lần trốn học lủi vào nhà thờ xem các chị tập múa tập hát, nến trên tay, mắt long lanh. Rồi lần ông cha cố ở Thạch Bích về nhà thờ Cao Mật, thấy người lớn cung kính đón chiếc ô tô tiến vào sân nhà thờ, cũng cố chui lên trước. Lúc một ông áo đen, to cao, béo trắng trên ô tô bước xuống, vừa mong ông ấy nhìn mình, vừa sợ. Nhưng ông không nhìn…
Mang máng nhớ là lớp chỉ có khoảng mươi đứa, tường đất đắp dày. Không nhớ sách bút hồi đó có những gì, nhưng không có cặp, chỉ có chiếc bút chì, không có được “một mẩu bánh mì con con” như mèo con Vàng Anh (chính xác là Phan Thị Vàng Anh, không phải Hoàng Thuỳ Vàng Anh)! Cũng chẳng còn nhớ bảng, phấn ra sao, nhưng chắc rất tệ, vì đến năm học lớp 4 cả lớp vẫn dùng những chiếc bảng gỗ quét hắc ín, dùng được vài tháng là hết đen vì bị phấn mài mòn, những viên phấn rắn như sỏi. Ngoài “o tròn như quả trứng gà, ô thời đội mũ, ơ đà có râu…”, không còn nhớ lắm về những gì được học ở lớp vỡ lòng.
Chỉ nhớ những câu hát như “anh lết đôi giày chuột khoét, em xách đôi dép tuột quai”, “bé bé bằng rơm, hai tay bằng sắt hai chân bằng chì…”, “đi chăn bò, cầm cái roi đằng sau, bò không đi em lấy cái roi em…”. Hát theo lũ bạn, theo các anh các chị, chứ cô giáo nào dạy xuyên tạc nhảm nhí thế. Trong trí nhớ, cô giáo vỡ lòng của mình còn trẻ, hiền và xinh. Vì cô trẻ, hiền và xinh nên mới dám và muốn “lấy le” với cô.
Chiều đó bố về, hút thuốc lá rồi quăng mẩu thuốc cháy dở ở góc sân. Tự nhiên ông con lại nổi tò mò, thử hút thuốc xem sao? Len lén nhặt mẩu thuốc phóng ra ngoài đường làng, chỗ cổng nhà thờ. Chợt thấy cô giáo đang gánh lúa về. Thế là ông cóc con ra đứng dang chân giữa đường, tay chống nạnh, miệng ngậm mẩu thuốc chặn đường cô giáo. Oai hùng lắm. Cô cười, khi đến gần cô hạ gánh lúa xuống, cầm mẩu thuốc vứt đi rồi bảo, còn hút thuốc nữa là cô mách bố mẹ đấy! Đó là kỷ niệm còn nhớ rõ nhất về cô giáo vỡ lòng.
Nếu hồi đó có xếp hạnh kiểm, chắc mình bị hạnh kiểm kém?

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2008

ĐI TRẠI SÁNG TÁC… CÁI GÌ?

Category: văn hoá, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

09/12/2008 03:44 pm
Lạc vào Nhà sáng tác Nha Trang, anh bạn có bút danh trên báo Thanh Niên là Hùng Phiên (Phiền Hung) dúi vào tay cái tạp văn, đòi đăng trên Tiền Phong. Chả biết Tiền Phong có đăng được cái này không, thôi thì mình đăng trước cho vui lòng anh bạn "tâm thần viên".

ĐI TRẠI SÁNG TÁC… CÁI GÌ?
Lâu quá lo cày cuốc báo chí kiếm cơm, bỗng nghe có suất đi trại sáng tác, bèn chạy chọt đi để hâm lại bầu máu văn chương. Nếu đến trại mới sáng tác được tức đây là trại… vịt đẻ? Thế nhưng chủ yếu nhiều nhà văn cái, nhà thơ đực coi đây chỉ là nơi để du hí, trốn vợ đi nhậu ngoại tỉnh, lấy giấy phép của chồng con để đi… ngoại ô!
Cũng có lắm anh ả cứ tưởng hễ bước chân vào trại sáng tác là bỗng chốc trở thành nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nhớn! Uống vào mấy ly là tự bốc mình lên tận mây xanh, hoặc nữa là suốt ngày ngơ ngơ ngẩn ngẩn, chả chịu làm lụng kiếm cơm nuôi con, bụng dạ đói meo nhưng thấy mình luôn vĩ đại… hễ nghe đến đi trại sáng là tức tốc có “em”! Những người này họp lại uống rượu, đọc thơ, khoe sáng tác “đầu thừa đuôi thẹo”, nói về những ý đồ dùng văn chương dời non lấp biển… tình cảnh tương tự như mấy người “tưng tưng” hay lang thang, áo quần xanh đỏ thường gặp trên đường! Vậy nên cha Bình SVC độc miệng ở Phú Yên đặt tên cho loại trại này là “Trại tâm thần”, nghe ra cũng chí phải!
Mà chi phí cho mấy dzăn ngợ sĩ (nói lái là “nghĩ sợ”, giọng Phú Yên - Bình Định) này vô trại tâm thầm mỗi đợt đâu phải là ít. Ngoài chuyện tàu xe được thanh toán đủ, ở khách sạn phòng lạnh - nước nóng được bao căn, tiền ăn mỗi ngày cả trăm nghìn đồng/người, rồi giấy bút, đi thăm thú “thực tớ”… các ban tổ chức lo tất mỗi “tâm thần viên”. Mỗi trại ít nhất phải 15 người trở lên, thời gian giá chót cũng trong nửa tháng! Đã thế còn tốn tiền của vợ con cho chuyện tiêu vặt và ăn nhậu! Ôi, nghề chơi cũng lắm công phu! Mà nghe đâu bình quân mỗi tuần ở Việt Nam có 1 trại sáng tác các loại! Nhiêu khê tốn kém bạc tỷ như thế nên ngành văn hóa mới xây một hệ thống trại “tâm thần” giăng khắp nước; ví như các Nhà sáng tác Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Tam Đảo, Đồ Sơn,… với một đội ngũ thường trực phục vụ mỗi nơi luôn trên dưới 10 người. Tỉnh nào không có Nhà “sảng tạc” mà muốn đăng cai trại “tâm thần” thì dúi các trại viên vào một khách sạn nào đó… Nhậu nhẹt, đàn đúm mười ngày nửa tháng là xong chuyện!
Bây giờ nói đến việc thực thi nhiệm vụ chính của mỗi sáng tác viên. Nghĩa là, đăng ký mảng thơ thì làm thơ, văn thì viết truyện ngắn - truyện dài - kịch bản, mỹ thuật thì bôi màu - đẽo đá - khắc lung tung… Nói chung là cuối trại phải có sản phẩm nộp lấy lệ; đã thế thì đa phần là đem theo tác phẩm có sẵn ở nhà để còn rảnh rỗi mà rượu chè, đàn đúm! Có những tuyên bố xanh rờn: thằng nào đi trại “tâm thần” mà sáng tác là ngu, bởi thai nghén - tạo tác sản phẩm nghệ thuật là chuyện không phải đóng cửa bảo rặn bảo đẻ là… có con!
Thế nhưng mấy nhà tổ chức thì tự an ủi: coi như đây là dịp để ai tranh thủ làm được gì thì làm, hoặc chỉ giao lưu, so sánh tác phẩm, trao đổi kinh nghiệm sáng tác,… thế là có lợi cho nước cho dân rồi! Nhiều anh ả thì muốn tranh thủ đi du lịch đỡ mất tiền, hay kiếm cơm mết quá thì bỏ nhà đi thư giãn, còn tôi thì mục tiêu hâm lại bầu nóng văn chương chứ lâu nay đã nguội lạnh vì mãi lo kiếm tiền (nếu làm văn chương mà no cơm ấm áo thì tui đây chả dại gì bỏ quên)!
Túm lại, thứ gì cũng phải dồn hết sự tập trung và đam mê thì mới có thành quả đôi chút. Nhưng có mê đắm đến đâu mà rờ lưng không thấy mấy tí năng lực thì cũng là chuyện viễn vông khổ vợ khổ con, người thân hàng xóm, phiền phức tốn kém tiền dân tiền nước lắm ai ơi! 

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

Viết cho con trai!

Category: Người thân, Tag: Gia đình,Khác

09/10/2008 05:19 am


Khi đó, ba đang gần như thất nghiệp. Hàng ngày vẫn phải 2 buổi đạp xe đến xí nghiệp kẹo Hải Âu, chỗ nhà máy bia Sài Gòn Phú Yên bây giờ, dù ở đó sản xuất đã đình trệ, ông giám đốc bỏ đi buôn. Mẹ lương ba cọc ba đồng. Cả đại gia đình cũng trong cảnh khó khăn. Lâu lâu mới có thể mua hay được cho một hộp sữa bột Similac của Liên Xô hoặc sữa Ông Thọ.
Con càng lớn càng đòi ăn nhiều. Mẹ đi chợ mua cá vụn và cua đồng, may mà hồi đó cua đồng ở Tuy Hòa còn chưa đắt lắm. Hôm nào có cua, ba giã cua lọc lấy nước. Có cá thì luộc qua, tỉ mẩn gỡ từng miếng thịt, cẩn thận không để lẫn xương, rồi nghiền nhỏ. Nấu cháo bằng nước lọc cua, bằng nước luộc cá và cá nghiền. Ba làm những việc đó bên bếp than dưới ánh đèn dầu buổi tối, vì buổi chiều từ xí nghiệp về phải làm việc khác. Cháo chín, múc lên miếng vải màn đặt trong tô, túm các góc miếng vải lại, xoắn chặt rồi lấy hai đũa cả kẹp miếng vải bọc cháo, vuốt xuôi cho nước cháo chảy xuống cái xoong khác. Khi đã hết nước, ba lại nghiền nhuyễn bã cháo một lần nữa, đổ vào đó ít nước cháo, lại xoắn vải và kẹp vuốt bằng đũa cả để lấy thêm bột gạo từ bã cháo. Pha chút sữa hộp vào nước cháo, nấu lại lần nữa thành sữa cho con.
May sao, con lớn lên từng ngày, dù không mập mạp. Ba cứ cúi xốc nách con đi tới, để con tập bước chân. Miệng cười vui của con làm ba vui, giúp ba qua được những ngày u ám. Đến một ngày, khi con mới hơn 8 tháng rưỡi tuổi, ngồi vững từ lâu nhưng chưa một lần bò. Chợt con chống tay, chổng mông đứng lên, rồi bước tới trong sự ngỡ ngàng của cả nhà. Chắc con thương ba, nên đã sớm mang cho ba niềm vui ấy.
Chuyện về con nhiều lắm, nhưng sao ba lại kể chuyện nấu cháo nuôi con? Vì hôm nay, con tròn 20 tuổi. Con vào năm học mới, con sẽ ra ở nhà trọ, không ở nhà dì nữa. Con được tự do hơn, và sẽ phải tự lo nhiều hơn. Con đã trưởng thành nhiều, đã có những suy nghĩ, quan niệm của riêng con về cuộc sống, về các mối quan hệ trong xã hội. Đã qua lâu lắm rồi, những ngày ba phải xốc nách cho con tập đi.
Ba luôn hy vọng, tin tưởng ở con. Và con biết, điều gì của con làm ba vui, điều gì làm ba buồn. Phải không, con trai của ba?
Tường San at 06/19/2010 10:33 pm comment
Good Dad! "Nhân ngày của bố" là ngày chủ nhật tuần thứ ba của tháng sáu, chúc bác TT phát huy hơn nữa! Mà bác tả cách nấu đồ ăn cho con giỏi thật đấy, bác tự tay làm à? Bây giờ những người như bác xắp tiệt chủng rùi, hì hì
Thiềm Thừ at 06/20/2010 07:14 am reply
Vậy hôm nay là Ngày của cha, phải không bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ nhé! Món sữa đặc biệt đó tự tay TT làm đấy, mà cũng mong đời sống khá hơn, để không ông bố nào phải làm như TT nữa.
Cựu Chiến Binh at 06/19/2010 11:28 am comment
Ký ức gian khổ,nhưng cuộc sống tràn ngập tình thương yêu,chúc em vui nhé bài viết hay