Cha của bà Aung
San Suu Kyi, ông Aung San là người thành lập các đơn vị tiền thân của quân đội Myanmar , cũng là một trong những người có công
lớn nhất đưa Myanmar
thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Anh. Mẹ của bà cũng là một nhà chính trị
của Myanmar , từng là Đại sứ Myanmar tại Ấn Độ và Nepal . Chắc chắn, trong hoạt động
chính trị của mình, bà Aung San Suu Kyi có những mối liên hệ với các bạn bè,
những người đã từng cộng tác với cha, mẹ của bà. Ngoài phẩm chất cá nhân, sự
thành công hôm nay của bà Aung San Suu Kyi còn có phần từ những mối quan hệ đó,
từ vị thế của gia đình bà trong chính trường Myanamar. Còn ông Thein Sein và
chính quyền quân sự không phải những người mang lại nền độc lập cho Myanmar , và họ
nắm quyền qua một cuộc đảo chính.
Có người cho
rằng Việt Nam cần một Aung San Suu Kyi, nhưng tôi cho rằng Việt Nam không cần
một Aung San Suu Kyi (cũng không thể có), mà cần một Vladimir Putin, hoặc một
Tập Cận Bình. Khi đất nước có kỷ cương chưa chặt, có nhiều người chỉ biết nói và làm bậy hơn người biết làm,
cần có người có tài, có trí, có chí và uy điều hành đất nước.
Việc
đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua là bước
tiến lớn của nền dân chủ Myanmar, nhưng còn quá sớm để nói về sự phát triển của
đất nước này dưới sự cầm quyền của NLD.
Tại Đông Nam Á,
Phillippines là nền dân chủ lâu đời nhất. Nhưng nền kinh tế Philippines lại là
nền kinh tế kém cỏi nhất trong các nước ASEAN “cũ”, thu nhập bình quân đầu
người của Phi chỉ cao hơn không nhiều so với thu nhập bình quân của Việt Nam.
Joseph Estrada, Tổng thống thứ 13 của Philippines
(30/6/1998 – 20/1/2001) từng rất được người dân nghèo ở nông thôn Philippines hâm mộ, là người đắc cử tổng thống
với tỉ lệ phiếu bầu cao nhất trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Philippines .
Thế nhưng chỉ nửa nhiệm kỳ, ông đã bị phế truất.
Trong “4 con hổ
châu Á”, ngoại trừ Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore đều có
hàng chục năm phát triển mạnh mẽ dưới thể chế “độc tài”, ít dân chủ. Hiện nay,
nền dân chủ tại những nơi này đang mở mang, trên cơ sở nền kinh tế phát triển
và thể chế nhà nước được tổ chức tốt.
Dân chủ và quân sự:
Trả lờiXóa1. Trung Quốc: Đang thanh trừ quyết liệt tham nhũng quân đội, ngắt bỏ bớt quyền lực "sao vạch" (đã đến cấp phó Quân ủy TW và công an cỡ Chu Vĩnh Khang)
2. Miến Điện: Giới Quân đội (đang hiểu ra) và từng bước trao quyền lực cho Chính quyền dân sự.
3. Còn Địa bàn này: có vẻ đang có sự chuyển dịch quyền lực từ đ/c dân sự sang cho các đ/c "sao vạch" điều hành.....
Rồi Tướng tá làm Chủ tịch hết, không biết dân tộc này sẽ tiến hay lùi?
Đó chính là điểm khác biệt lớn giữa độc tài và dân chủ.
Trả lờiXóa- Định mệnh của một đất nước được quyết định bởi 1 nhóm người(dĩ nhiên là vì lợi ích của họ và gia đình họ), đó là chính thể độc tài.
- Định mệnh đất nước được quyết định bởi chính nhân dân nước đó, chính là sự dân chủ. Nhân dân sẽ bầu lên người lảnh đạo xứng đáng, và cũng chính nhân dân sẽ hạ bệ những người không xứng đáng.
Putin, Tập Cận Bình, Kim jong Un...là những nhà tư bản đỏ giàu nhứt thế giới. Trong khi nhân dân họ phần lớn vẫn trong tình trạng nghèo khó.
Nói về The Philippines, bác Thừ nói nên kinh tế của Phi kém cỏi nhứt Đông Nam Á? Xin thưa với Bác là GPD đầu người của họ gấp 2 lần Việt Nam mặc dù dân số của Phi cao hơn Vn, Phi có độ tăng trưởng kinh tế cao nhứt ĐNA. Cựu tổng thống Joseph Estrada bị hạ bệ vì tham nhũng có hệ thống.
Singapore, Hàn, Đài Loan họ chỉ độc tài trong chính trị nhưng họ để tư nhân tự do phát triển kinh tế. Khi kinh tế đã phát triển thì giới doanh gia sẽ cần đến đổi mới chính trị , khi đó bọn độc tài sẽ sẵn sàng trao trả quyền lực. Đó là những nhà độc tài vì dân vì nước. Có khi nào bạn nghĩ rằng, 1 ngày nào đó Putin, Tập , Un... sẽ từ bỏ quyền lực. Not in this life time, right?
Theo suy nghỉ của tui thì trong vòng từ 20 đến 30 năm nữa, Myanmar sẽ có nền kinh tế vượt bực vì họ đã dám làm những điều mà người khác không dám làm!
Thanks for reading my writing.
Không hiểu bạn vô tình hay cố tình đọc thiếu một chữ, ASEAN "cũ", không phải ASEAN nhé
XóaSorry bác Thiềm Thừ là tui đọc xót chữ "cũ", Cũng như mình, người Phi thiếu 1 người lảnh đạo có đầu óc vượt bực. Nhưng Vn mình hơn Phi ở tài nguyên thiên nhiên và khí hậu ôn hòa mà không qua mặt Phi về mặt kinh tế thì buồn thật.
XóaVề tài nguyên và khí hậu, chưa chắc Việt Nam thuận lợi hơn Phi.Nhưng Phi có 70 năm hòa bình từ 1945, Việt Nam chỉ mới có 25 năm hòa bình từ 1990, mà tổng sản phầm quốc gia của Phi chưa được gấp rưỡi Việt Nam, trong khi dân số đông hơn 10% http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD
Trả lờiXóaPhi khốn khổ lắm, người nghèo khó có lối ra lắm dù có khu giàu có như quận 1 thì rực rỡ cho vài vị danh gia vọng tộc và kẻ ăn theo thôi...
Trả lờiXóa