Tôi đã đi công tác tại
Trường Sa 5 lần. Mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm, để hiểu thêm nỗi gian
truân, lòng can trường của những người lính nơi đầu sóng, để thấu cảm sự thiệt
thòi, hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ ở hậu phương.
Lính đứng vời trông, lệch cả đảo chìm
Tháng 4/1996, lần
đầu tiên tôi được đi thăm Trường Sa. Trừ khu vực giữa đảo có một số cây xanh, hầu
khắp đảo Trường Sa là những căn nhà lợp tôn trên nền cát san hô, trắng nhức mắt
dưới cái nắng thiêu đốt. Đảo Trường Sa Đông bây giờ rộng rãi, rợp bóng cây
xanh, nhưng lúc đó nhỏ không bằng một sân bóng, hầu như không một bóng cây. Ở
các đảo chìm Đá Tây, Đá Lát, Đá Đông, bộ đội ở trong những ngôi nhà lâu bền xấu
xí, như những chiếc lô cốt, bên cạnh vẫn còn nhà cao chân dựng từ năm 1988, nay
dùng để trồng rau. Những mảnh “ruộng rau” bé bằng chiếc chiếu, được lính đảo
che chắn kỹ, vừa ngăn gió vừa ngăn chuột. Chỉ tiêu ăn rau muống, rau mồng tơi
hàng ngày của cả đảo được tính bằng từng ngọn, từng lá. Đại úy Đỗ Quốc Bình,
đảo trưởng đảo Trường Sa Đông nói, mỗi ngày lính đảo được hơn chục lon Pepsi.
Sang thế? Nhưng đó là lon Pepsi để đong định suất nước hàng ngày cho mỗi người…
Cánh nhà báo thường
được đi chuyến xuồng đầu tiên từ tàu vào đảo. Xuồng còn cách mép nước hàng chục
mét, lính đảo đã lội nước ào ra để kéo xuồng cập đảo. Những nụ cười tươi, những
cái ôm thật chặt. Nhưng sau đó, ánh mắt lính đảo lại đăm đắm hướng ra chuyến
xuồng sau. Trên tờ báo tường của đảo Đá Đông, tôi đọc thấy câu thơ: “Đoàn văn
công theo con tàu đang tới, lính đứng vời trông, lệch cả đảo chìm…” Chỉ khi
thấy rõ các cô gái văn công trên xuồng, niềm vui của họ mới bùng ra hết cỡ. Cả
năm trời chỉ có mấy “thằng” với nhau, lính đảo khát khao được thấy, được nắm tay
một cô gái, được nghe một giọng nói dịu dàng. Nhưng khi văn công lên đảo rồi,
các anh lại trở lên vụng về, không dám làm quen. “Nhiều anh cứ ngồi nhìn, chẳng
nói gì chỉ say sưa ngắm bọn em thôi, thương lắm.” Thanh Thủy, Đoàn ca múa Tổng
cục Chính trị nói với tôi.
Tấm lòng với người đã khuất
Tháng
3/2009, thấy một số người nói rằng sự kiện ngày 14/3/1988 tại các đảo Gạc Ma,
Len Đao, Cô Lin bị giấu nhẹm, tôi chụp ảnh toàn bộ các bài viết trên báo Nhân
Dân từ tháng 2/1988 đến tháng 4/1988 về việc Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa năm
1988, đưa lên blog của tôi. Trong đó, có danh sách 74 người hy sinh và bị coi
là mất tích trong sự kiện 14/3/1988, được đăng ở báo Nhân Dân số ra ngày
28/3/1988 (sau này, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cung cấp cho tôi danh sách
chính thức 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14/3/1988). Trong những người lính đã kết
thành “vòng tròn bất tử” trên đảo Gạc Ma, có liệt sĩ Võ Đình Tuấn, quê ở thôn
Phú Hữu (xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Ngày 22/12/2010,
trước khi được ra Trường Sa lần thứ hai, tôi tìm về thôn Phú Hữu. Cụ Võ Ta, cha
của liệt sĩ Võ Đình Tuấn tự tay viết và trao cho tôi một lá thư gửi hương hồn người
con trai mãi mãi tuổi hai mươi. Sáng 12/1/2011, tại vùng biển cạnh đảo Gạc Ma,
trong lễ tưởng niệm những người con đất Việt hy sinh ngày 14/3/1988, trên một
chiếc xuồng nhỏ, tôi đọc to rồi hóa vàng lá thư của cụ Võ Ta: “Cha mẹ Võ Ta –
Phan Thị Đay tưởng nhớ con Tuấn đã hy sinh ở Trường Sa ngày 14/3/1988. Mong
linh hồn con siêu thoát.” Gió cuốn tro thư bay lên cao trước khi hòa vào sóng
nước Trường Sa. Ngửa mặt lên trời, tôi thấy như mây trắng quần tụ lại, thành
những dáng người đang nhìn xuống, cảm giác như Võ Đình Tuấn và các đồng đội của
anh đã nhận được thư của cha mẹ anh. Bài trên báo Tiền Phong, clip bản tin của
VTV1 về lễ tưởng niệm được tôi đưa lên blog, với niềm tin: “Không ai bị lãng
quên, không điều gì bị lãng quên!”
Phóng viên Nguyễn Đình Quân đọc thư của cụ Võ Ta gửi liệt sĩ Võ Đình Tuấn, tại lễ tưởng niệm ngày 12/1/2011
Do trái tim mách
bảo hay hương hồn anh Tuấn mách bảo, chị D., người yêu xưa của anh Tuấn đã thấy
ảnh anh ở blog của tôi. Hai người chưa một lần nắm tay nhau, chưa từng có một
nụ hôn, nhưng hình bóng Tuấn vẫn không phai mờ trong tâm trí D. “Nhiều khi, D. hy
vọng Tuấn không hy sinh, đang ở một nơi nào đó. Một buổi sáng, Tuấn sẽ xuất
hiện trước mặt D., vóc người tầm thước, nước da ngăm đen, mái tóc quăn, nụ cười
chân chất...” D. chat với tôi. Câu chuyện về tình cảm của chị D. dành cho anh
Tuấn đã được kể trong bài báo “Muốn ra nơi sóng đã cuốn Tuấn đi”, đăng trên báo
Tiền Phong và báo Khánh Hòa trong tháng 5/2011. Chưa được ra nơi sóng đã cuốn
Tuấn đi, cuối năm 2011 chị D. đã nhờ tôi và đồng nghiệp gửi vào lòng biển Gạc
Ma những kỷ vật tình yêu của anh chị.
Những sự hy sinh âm thầm, lớn lao
Sáng 18/1/2011,
khi đón anh em hoàn thành nhiệm vụ ở đảo Tiên Nữ ra tàu Trường Sa 22, chúng tôi
đã trải qua những phút lo lắng đến thắt lòng. Mấy lần xuồng công tác kéo xuồng
chuyển tải vượt mép xanh (vùng rìa bãi cạn san hô tiếp giáp biển) đều bị sóng
hất dựng ngược, chết máy. Anh em trên đảo phải mặc áo phao, lội nước ra kéo hai
xuồng trở vào. Cố gắng vượt mép xanh ở hướng khác, xuồng công tác bị sóng đánh
chìm. Tàu Trường Sa 22 phải cấp tốc hạ xuồng cứu sinh, kéo hai xuồng về tàu. Khi
lên tàu, Đại úy Nguyễn Duy Bá, Chính trị viên đảo Tiên Nữ nói với tôi: “Chúng
tôi ở đảo vất vả chút, nhưng thấm gì so với vợ ở nhà. Mọi việc gia đình, hiếu
hỉ, nuôi dạy con đều một tay vợ lo toan hết.” Có những người vợ vừa phải chịu đựng
nỗi cô đơn hàng năm trời, vừa phải chịu những điều thị phi đối với người phụ nữ
vắng chồng, sự hy sinh, thiệt thòi của họ khó có thể diễn tả hết bằng lời…
Chị Trần Thị Loan tiễn chồng, trung úy Bùi Minh Nam, ngày 2/1/2013
Chiều
28/12/2010, ở quân cảng Cam Ranh, tôi chứng kiến cảnh Trung úy Bùi Minh Nam
chia tay vợ con, trước khi anh lên đường ra đảo Song Tử Tây. Cậu con trai Bùi
Minh Đức mới 2 tuổi, chưa hiểu gì về sự chia ly, cứ vô tư chào kiểu con nhà
binh với mọi người. Trong khi đó, vợ Trung úy Nam là chị Trần Thị Loan thỉnh
thoảng lại lấy khăn tay lau nước mắt, đôi mắt đỏ hoe. Chiều ngày 2/1/2013, tôi
lại gặp đôi mắt đỏ hoe ấy. Sau ít ngày về đất liền, trung úy Bùi Minh Nam
lại ra Trường Sa, lần này anh làm nhiệm vụ tại đảo Nam Yết. Vợ chồng họ lại
phải xa nhau, đằng đẵng... Khi đoàn tàu rời bến đưa những người lính ra đảo xa,
nhiều phụ nữ, nhiều cô gái thẫn thờ dõi mắt trông theo, những cặp uyên ương vừa
vẫy tay chào vừa nói với nhau qua điện thoại, miệng cười mà mắt ướt. Những
gương mặt buồn, những đôi mắt ngấn nước ấy nhắc tôi rằng, để giữ gìn bờ cõi Tổ
quốc, đã có biết bao sự hy sinh âm thầm, lớn lao.
Chị Trần Thị Hiền cùng hai
con trai đi đón chồng chị, Trung tá Phạm Văn Lợi trở về bến cảng Cam
Ranh ngày 26/1/2011, sau 18 tháng làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây
Liên quan: Hy Sinh
Nguyễn Đình Quân
Không liên quan lắm nhưng Xin phép Admin cho em đăng tải thông tin tra cứu điểm thi điểm chuẩn vào Lớp 10 - Tốt nghiệp PTTH - Điểm chuẩn vào Đại Học & Cao Đẳng 2015 cho các cháu mấy hôm:
Trả lờiXóa*** MÃ TỈNH + ĐIỂM THI Lớp 10 SỚM NHẤT!!! - TRẢ KẾT QUẢ NGAY!
*** MÃ TRƯỜNG + ĐIỂM CHUẨN Lớp 10 SỚM NHẤT!!! - TRẢ KẾT QUẢ NGAY!
*** MÃ TỈNH + ĐIỂM THI Tốt Nghiệp PTTH SỚM NHẤT!!! - TRẢ KẾT QUẢ NGAY!
*** MÃ TRƯỜNG ĐH & CĐ + ĐIỂM CHUẨN ĐH & CĐ SỚM NHẤT!!! - TRẢ KẾT QUẢ NGAY!
phần mềm quản lý quan cafe chuyên nghiệpthật đơn giản hãy đến với chúng tôi chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một các đơn giản và vô cùng dễ dàng. phim vip hdPhim hd chiếu rạp mới nhất, xem phim hd online chất lượng cao hàng đầu việt nam, phim hd online với tốc độ cực nhanh, kho phim hd đa dạng và phong phú. trung quy 2015Có một loài sinh vật tên là Tardigrade, có 8 chân cùng khả năng sinh tồn kỳ diệu, chúng có thể sống sót trong mọi điều kiện thời tiết. phim van may bat ngo vtv6sau khi chia tay và 8 năm sau họ vô tình gặp lại trong một buổi họp lớp. Họ chia sẻ cho nhau những việc mà mình đã làm trong 8 năm qua, cả hai đều đã lập gia đình và sống rất hạnh phúc. thu sinh bong dem"The Scholar Who Walks the Night" là một bộ phim dựa trên webtoon nổi tiếng cùng tên. Câu chuyện gốc trong bối cảnh triều đại Joseon xem phim han quoc gia dinh kim chi vtv3Đây là điểm mới lạ của bộ phim nhằm mang lại sự tò mò, hồi hộp cho khán giả. phim han quoc hau due cua mat troi“온에어” (On air) sản xuất năm 2008 và “상속자들” (Những người thừa kế) sản xuất năm 2013. đang cần làm websiteHTSolution là một công ty thiết kế website chuyên nghiệp cà chất lượng nhất, chúng tôi luôn đem đến cho các bạn những sản phẩm chất lượng và uy tiến hàng đầu công ty nâng cấp website chất lượngHiện nay với thế hệ web 2.0 thì rất nhiều web đã bị lỗi thời và xuống cấp trầm trọng khiến cho công ty doanh nghiệp roai vào tình cảnh khó khăn khi website xuống cấp và kém hiệu quả. Bạn không phải lo lắng đã có chúng tôi dịch vụ nâng cấp và sửa chửa websiet sẽ giúp bạn làm điều đó, mang lại sự chất lượng tốt nhất đến website của bạn can lam web chuan seobạn là người đam me kinh doanh.? bạn đang cần cho mình một website chất lượng.? Yên tâm hãy đến với HTSolution mọi vấn đề của bạn đều được chúng tôi giải quyết hãy yên tâm đặt niềm tiên ở chúng tôi nhé.
Trả lờiXóa