Vụ “bức tử sông
Thị Vải”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói, ông rất
tức giận Vedan, vì họ “gian lận, lừa đảo bằng những hình thức tinh vi để qua mặt
các cơ quan chức năng và vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Việt
Nam.”
Nhưng chưa thấy ông hay quan chức cao cấp nào tỏ thái độ tức giận với những người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường của Cty Vedan. Trong 14 năm Vedan hoạt động, năm nào cũng có đoàn tới đây thanh tra, kiểm tra về môi trường. Nhưng lần nào Vedan cũng bình an vô sự, bị xử phạt cũng chỉ như gãi ngứa. Đành rằng, Vedan dùng biện pháp tinh vi, xây dựng hệ thống xả nước thải như “giăng trận đồ bát quái” làm hoa mắt cán bộ kiểm tra. Thế nhưng, có những điều họ thấy được nhưng bỏ qua, cần làm lại không làm. Như, sau lần kiểm tra, thu mẫu nước thải tại Cty Vedan ngày 30/7/2007, Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai đã định đưa Vedan vào “danh sách đen” các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Cũng trong thời gian đó, ông Phan Văn Hết - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai - đã lưu ý về việc, mỗi ngày có hơn 20.000 m3 nước thải của Vedan “biến mất”. Nhưng tháng 4/2008, Cty Vedan vẫn được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả nước thải ra sông Thị Vải…
Từ vụ Vedan - Thị Vải, liên hệ việc tập đoàn Posco xin đầu tư dự án nhà máy thép liên hợp tại vịnh Vân Phong. Những người ủng hộ dự án này cho rằng nên an tâm về vấn đề môi trường, vì Posco rất coi trọng vấn đề này, nhà máy của họ rất sạch. Nhưng vụ Vedan đã cho thấy, một dự án được điểm son về báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng khi hoạt động vẫn có thể là một hung thần của môi trường nếu doanh nghiệp gian dối vì lợi nhuận, cán bộ quản lý nhà nước về môi trường kém về năng lực nghiệp vụ và sự công tâm.
Mới đây, đoàn công tác của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đã đi khảo sát các nhà máy của Posco tại Hàn Quốc. Theo báo cáo do Posco đưa ra, các kết quả ghi đo thông số khí thải, nước thải đều đạt tiêu chuẩn Hàn Quốc và Việt Nam. Nhưng đoàn công tác đã không được xem số liệu lưu trữ về chất lượng khí thải, không được xem trực tiếp hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy. Thực tế, nhà đầu tư chỉ cho ta thấy những gì có lợi cho họ. Nếu nhà đầu tư dự án nhà máy théo tại Vân Phong có hành vi gian dối về môi trường, cơ quan chức năng sẽ khó bắt quả tang hơn so với vụ Vedan. Vì vị trí nhà máy này gần như biệt lập, việc bí mật tiếp cận không dễ, và nước thải tuy độc hại, có nhiều kim loại nặng nhưng không nhiều chất hữu cơ dễ bốc mùi sủi bọt như ở Cty Vedan.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói, không thể đánh đổi môi trường lấy bất cứ thứ gì. Nhưng không phải địa phương nào, cơ quan nào, cán bộ nào cũng có suy nghĩ và hành động như Thủ tướng nói. Thị Vải đã thành dòng sông chết từ rất lâu trước khi Cty Vedan bị xử phạt. Đừng để những dòng sông khác, những vịnh đẹp khác chịu chung số phận với Thị Vải.
Nhưng chưa thấy ông hay quan chức cao cấp nào tỏ thái độ tức giận với những người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường của Cty Vedan. Trong 14 năm Vedan hoạt động, năm nào cũng có đoàn tới đây thanh tra, kiểm tra về môi trường. Nhưng lần nào Vedan cũng bình an vô sự, bị xử phạt cũng chỉ như gãi ngứa. Đành rằng, Vedan dùng biện pháp tinh vi, xây dựng hệ thống xả nước thải như “giăng trận đồ bát quái” làm hoa mắt cán bộ kiểm tra. Thế nhưng, có những điều họ thấy được nhưng bỏ qua, cần làm lại không làm. Như, sau lần kiểm tra, thu mẫu nước thải tại Cty Vedan ngày 30/7/2007, Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai đã định đưa Vedan vào “danh sách đen” các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Cũng trong thời gian đó, ông Phan Văn Hết - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai - đã lưu ý về việc, mỗi ngày có hơn 20.000 m3 nước thải của Vedan “biến mất”. Nhưng tháng 4/2008, Cty Vedan vẫn được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả nước thải ra sông Thị Vải…
Từ vụ Vedan - Thị Vải, liên hệ việc tập đoàn Posco xin đầu tư dự án nhà máy thép liên hợp tại vịnh Vân Phong. Những người ủng hộ dự án này cho rằng nên an tâm về vấn đề môi trường, vì Posco rất coi trọng vấn đề này, nhà máy của họ rất sạch. Nhưng vụ Vedan đã cho thấy, một dự án được điểm son về báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng khi hoạt động vẫn có thể là một hung thần của môi trường nếu doanh nghiệp gian dối vì lợi nhuận, cán bộ quản lý nhà nước về môi trường kém về năng lực nghiệp vụ và sự công tâm.
Mới đây, đoàn công tác của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đã đi khảo sát các nhà máy của Posco tại Hàn Quốc. Theo báo cáo do Posco đưa ra, các kết quả ghi đo thông số khí thải, nước thải đều đạt tiêu chuẩn Hàn Quốc và Việt Nam. Nhưng đoàn công tác đã không được xem số liệu lưu trữ về chất lượng khí thải, không được xem trực tiếp hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy. Thực tế, nhà đầu tư chỉ cho ta thấy những gì có lợi cho họ. Nếu nhà đầu tư dự án nhà máy théo tại Vân Phong có hành vi gian dối về môi trường, cơ quan chức năng sẽ khó bắt quả tang hơn so với vụ Vedan. Vì vị trí nhà máy này gần như biệt lập, việc bí mật tiếp cận không dễ, và nước thải tuy độc hại, có nhiều kim loại nặng nhưng không nhiều chất hữu cơ dễ bốc mùi sủi bọt như ở Cty Vedan.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói, không thể đánh đổi môi trường lấy bất cứ thứ gì. Nhưng không phải địa phương nào, cơ quan nào, cán bộ nào cũng có suy nghĩ và hành động như Thủ tướng nói. Thị Vải đã thành dòng sông chết từ rất lâu trước khi Cty Vedan bị xử phạt. Đừng để những dòng sông khác, những vịnh đẹp khác chịu chung số phận với Thị Vải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét