Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 14: Đá Lát, đảo cùng vĩ độ với mũi Cà Mau

Xuồng cao tốc CQ của đảo Đá Lát

Đảo Đá Lát (Ladd Reef) thuộc cụm đảo Trường Sa của quần đảo Trường Sa, ở vĩ độ 08030’30’’ Bắc, ngang với Mũi Cà Mau, kinh độ 111040’00’’ Đông. Đây là đảo ở gần bờ nhất trong số 21 đảo đang có Hải quân Nhân dân Việt Nam đóng giữ ở quần đảo Trường Sa, cách đảo Trường Sa khoảng 15 hải lý về phía Tây, cách Cam Ranh khoảng 245 hải lý về phía Đông Nam.
Đảo Đá Lát năm 2013

Rạn san hô Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 3,5 hải lý, nơi rộng nhất khoảng 1 hải lý, diện tích chưa đầy 10km2. Khi thủy triều xuống thấp, có một phần bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước.
Ảnh vệ tinh rạn san hô Đá Lát
Xác 3 chiếu tàu bị mắc cạn trong hồ Đá Lát, ở vị trí phía Tây Nam, Nam và Đông Nam điểm đảo Đá Lát

Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo, có ý đồ chiếm đóng một số bãi san hô. Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, Quân chủng Hải quân mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa. Ngày 5/2/1988, lực lượng của Lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân do Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn trưởng chỉ huy triển khai đóng giữ đảo Đá Lát.

Dấu vết nhà cao chân trên đảo Đá Lát, ở phía Nam điểm đảo Đá Lát hiện nay
Xuồng đưa khách đến thăm đảo Đá Lát, tháng 4/1996
Lãnh đạo Quân chủng Hải quân thăm đảo Đá Lát, tháng 4/1996

Tháng 6/1994, Đèn biển đảo Đá Lát được thiết lập tại vị trí các điểm đảo gần 1 hải lý về phía Tây Nam. Đèn biển đảo Đá Lát có tâm sáng ở độ cao 40m, là đèn biển có độ cao tâm sáng cao nhất trong 9 đèn biển hiện có ở quần đảo Trường Sa, tầm hiệu lực ánh sáng 15 hải lý vào ban ngày, 18 hải lý vào ban đêm.

Đèn biển đảo Đá Lát

Cũng như tại các đảo chìm khác ở quần đảo Trường Sa, nhà ở của bộ đội đảo Đá Lát được nâng cấp qua 3 thế hệ. Hiện nay, việc nâng cấp đảo Đá Lát với thế hệ nhà thứ 4 đang được thực hiện.

Đảo Đá Lát đang được tôn tạo, nhìn từ Đèn biển đảo Đá Lát 

                                                                                          Nguyễn Đình Quân 

10 nhận xét:

  1. cam on bac that nhieu. bay gio chau moi dc xem cac thong tin huu ich the nay.bac phai nhan rong thong tin hon nua de moi nguoi dan tren the gioi deu biet dc chu quyen bien dao cua Viet Nam ta. Cam on bac Thiem rat nhieu.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bác Thiềm, xem những bài viết của bác rất bổ ích, thật xúc động và tự hào về bộ đội Hải Quân đang ngày đêm canh giữ biển đảo Tổ quốc

    Trả lờiXóa
  3. Lâu nay xem blog của bác thiềm mà chưa cám ơn. Cám ơn bác Thiềm chân thành nhất và gởi lời chúc sức khỏe đến bác và gia đình.

    Trả lờiXóa
  4. Đá này địa hình cũng đẹp đó anh. Có thể biến thành đảo nổi được không anh. Đảo này năm ngoài yêu sách chủ quyền của Phillipine

    Trả lờiXóa
  5. cháu đang làm đồ án về quy hoạch làng chài trên đảo, cháu cố gắng tìm tài liệu nhưng không có,
    có thể cho cháu hỏi, địa hình địa chất ở đảo được không ạ?
    khi thủy triều lớn, vị trí các bãi cát quanh đảo so với mặt nước biển là bao nhiêu ạ?
    khi thủy triều xuống thì là bao nhiêu nữa ạ?
    biên độ dao động của thủy triều ở đây là khoảng bao nhiêu mét?
    cho cháu hỏi nữa là có thể cải tạo hút cát đắp thành đê chắn sống được không ạ.
    cháu có ý tưởng là các lớp đê chắn sóng, khi sóng thay đổi độ cao dao động thì lực ngang khi sóng di chuyển sẽ giảm, và sẽ không còn sức phá hủy mạnh khi qua các lớp đê đó.
    Đê đó của cháu chỉ làm bằng cát có hệt thống lõi linon hay nhựa tổng hợp để bọc cát, thành các cột cát chôn xuống, các cột cát này bọc cát lại, nhưng vẫn có lỗ thoát nước, trong trường hợp trồng cây được, thì dễ cây vẫn có thể mọc qua theo các lỗ đó.
    Cháu có xem tài liệu, và, thấy ở đây có thể có sóng cao tới 10m, nhưng khi thay đổi độ cao địa hình, thì chiều cao sống sẽ giảm, do bảo toàn năng lượng, với khối lượng thể tích của nước, bị lực hút trái đất kéo xuống. hình dạng các lớp đê cũng như hình dạng các con sống, uốn theo hình sin, tuy nhiêu, các lớp đê này vẫn để con nước chảy qua, giống như dạng hai bàn tay đan vào nhau, nhưng vẫn có khe.
    nếu làm được, thì phía trong cùng sẽ là một khu dân cư, có dân sinh sóng, kết hợp với du lịch.
    việc này không hủy hoại được các rạn san hô ở đó, vì chỉ làm trên những cồn cát.
    có thể trả lời, hay cho cháu ý kiến gì đó được không ạ,
    cháu cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những câu hỏi về địa hình, thủy văn ở Đá Lát, tôi không có thông tin để trả lời. Còn việc làm khu dân cư kết hợp với du lịch không hủy hoại san hô vì chỉ làm trên những cồn cát, điều này không đúng. Vì ở đó ít cát lắm, toàn san hô. Xây dựng công trình ở đó chắc chắn ảnh hưởng tới rạn san hô, tùy quy mô xây dựng

      Xóa