Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch
CQ88 –
Sao không chiếm lại Gạc Ma?
Nếu hiểu
biết sâu hơn về CQ88, câu hỏi sẽ khác
Sao không chiếm lại Gạc Ma? Rất nhiều
người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị nước ngoài chiếm đóng ngày
14/3/1988. Nhưng sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?
Sao không chiếm lại Gạc Ma? Nếu người
hỏi chỉ thấy mỗi đảo Gạc Ma, không nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ chẳng có câu trả
lời nào lọt tai họ.
Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm
1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm các bãi Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven,
Su Bi, Huy Ghơ ở quần đảo Trường Sa, năm 1995 chiếm thêm đá Vành Khăn. Philippines đang chiếm đóng 9 đảo ở Trường Sa, Malaysia đang chiếm đóng 5 đảo ở Trường Sa, Đài Loan (Trung Quốc) đang chiếm đóng đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa. Thay vì hỏi sao không lấy lại các đảo đó, tại
sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?
Sao năm 1988 không chiếm lại các đảo bị
Trung Quốc chiếm?
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham
mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong
CQ88 trả lời câu hỏi này của tôi.
Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là
hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận
tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ yếu là nhờ kinh nghiệm, xác
định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo
là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực,
khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Nhưng không có
chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm. Quần đảo Trường Sa quá rộng,
các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng
phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau. Nhiệm vụ của
tôi là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven, làm xong nhà
ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập… Mà
đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ
huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình.
Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên
Xô ra cứu hộ cứu nạn…
Người ta cứ
thắc mắc, sao mình không đánh lại ở Gạc Ma. Thực ra mà
nói, mình không có phương tiện để đánh. Như cái 605, có hai bệ pháo 40 ly của
Mỹ ở mũi tàu, cũ rồi, đạn từ thời Mỹ, chưa chắc còn nổ được. Thứ hai, tàu Trung
Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn bắn vào mình. Mình bắn lại nó,
cũng không bắn tới.
Sao mình không đưa tàu chiến ra?
Mình khẳng
định chủ quyền của mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công
binh ra giữ chủ quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ
quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương
của mình là vậy. Có đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ.
Khi mình có chủ trương tiến hành
làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng giữ”, vì chủ quyền của mình
rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy
cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình.
Còn Trung
Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định
chiếm đóng đảo nào thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương,
như tàu 064, 062. Họ đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu
lúc đó mình đưa tàu chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến
tranh, khốc liệt hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương
tiện đầy đủ hơn. Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu
trục cỡ lớn.
Khi chiến sự
xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ
chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình
thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó
nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp
nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung
Quốc.
Ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng họp nhận định: Hải
quân nước ngoài sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo,
chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta.
Các nước ngoài có thể tranh chấp thêm các đảo kể cả khi có xung đột với nhau.
Cũng có nước có thể chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Cuộc tranh
chấp các đảo đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước
trong khu vực. Ở Bắc Bộ, nước ngoài có thể triển khai thêm khu vực khai thác
dầu khí, sử dụng không quân và hải quân bảo vệ gây tình hình căng thẳng ở khu
vực này. Ở vịnh Thái Lan, Hải quân Mỹ thường xuyên qua lại có thể hỗ trợ cho
hải quân Thái Lan mở rộng hoạt động, gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền vùng
biển, hải đảo của ta ở phía Nam. Đảng ủy Quân chủng đề ra chủ trương: Tranh thủ
thời gian, triệt để triển khai lực lượng đóng giữ trên các đảo. Không để nước
ngoài thực hiện ý đồ cho lực lượng đóng xen kẽ với ta, hoàn thành việc đóng giữ
các đảo trong ba năm (1988-1990). Trong năm 1988, triển khai lực lượng đóng giữ
phải hết sức bí mật, đóng đảo nào, bảo đảm phòng thủ tốt trên đảo đó.
Lịch sử Hải
quân Nhân dân Việt Nam
(1955 – 2005)
Không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc
chiếm, ta làm gì?
Trong bản đồ, các đảo có chữ số màu đỏ là đảo được Hải quân Việt Nam đóng giữ trong CQ88, các đảo có chữ số màu đen là đảo bị Trung Quốc chiếm
Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5
đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4
đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978),
Trường Sa Đông (4/4/19878). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo
Trường Sa, đều là đảo nổi.
Ngày 5/31987, Hải quân Việt Nam
đóng giữ đảo Thuyền Chài.
Trong chiến dịch CQ88, trước ngày
14/3/1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988),
Đá Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988),
Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo
Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi quân ta
“chiếm lại Len Đao”. Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm bao giờ, mà ta chiếm
lại. Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len
Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong
thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương
tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.
Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau sự
kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá
Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
Ngày 16/3, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá
Nam .
Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm.
Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt
đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam .
Được,
mất của ta sau CQ88 và sự kiện 14/3/1988, các bạn tự trả lời.
những thông tin này trước giờ chưa có ai được biết, cám ơn bác Thiềm Thừ vì những thông tin quí giá này :)
Trả lờiXóaNhững thông tin này đã có từ lâu rồi, ở rất nhiều nơi. Thiềm Thừ chỉ sắp xếp lại cho dễ nhìn, dễ thấy thôi.
XóaTrông bài này mãi, cảm ơn bác Thiềm Thừ.
Trả lờiXóaViết lại những gì Thiềm Thừ đã viết thôi mà :)
XóaCảm ơn bác Thiềm Thừ, rất mong được đọc nhiều bài hữu ích của bác.
Trả lờiXóavậy tại sao lúc đó chúng ta không cử lực lượng người nhái đặc công nước đặt bom đánh chím tàu chiến tq , rồi cử người gấp rút lên xây dựng đảo Gạc Ma
Trả lờiXóaCủa mình sao gọi là "được"?
Trả lờiXóaChỉ nên nói là "mất" bi nhiêu
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa