Chuyện Trường Sa 1988, của người yêu Trường Sa:
III - Đóng giữ đảo Đá Đông
Thực hiện CQ88, tháng 2-1988 Phó Tham
mưu trưởng Vùng 4 Hải quân Nguyễn Văn Dân được giao làm Phó trưởng đoàn, phụ
trách chỉ huy đi biển của Đoàn công tác đi tàu HQ 614, ra tiếp tục đóng giữ các
đảo, bãi ngầm. Gần Tết, có thêm lực lượng đi tàu HQ 861 của Vùng 3, do Tham mưu
trưởng Vùng 4, Đại tá Lê Văn Thư trực tiếp chỉ huy... Hướng đóng giữ chính là
Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…
Khu vực nam quần đảo Trường Sa
Mất Châu Viên
Đại
tá Nguyễn Văn Dân kể, diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra ở bãi Châu Viên, khi
tàu HQ 614 định đưa người lên bãi. Trung Quốc đưa một tàu khu trục, một tàu pháo
đến chặn, không cho mình lên, kéo cờ hiệu trên tàu và phát loa, nếu mình không
rút nó sẽ nổ súng. Hai bên hằm hè nhau...
Sáng
18-2 là mùng 2 Tết, tàu HQ 614 đưa chín anh em lên Châu Viên. Họ mang theo 1 quốc
kỳ, 2 khẩu AK, dụng cụ xà beng để cắm cờ và thăm dò độ sâu, chuẩn bị làm nhà.
Khi lên cắm được cờ rồi, gió mùa đông bắc về rất mạnh, nước lớn, tàu bị đánh
trôi neo. Lúc đó trời tối, tàu phải nổ máy chạy cạnh đảo, tìm cách kéo chín anh
em trên đảo ra tàu. Bảy người ra được trước, còn hai người ở lại đứng giữ cờ.
Nhưng nước triều cứ lên, ngập đến cổ, phải đưa nốt hai anh em ra. Lúc đó một
tàu của Trung Quốc, có hai số sau là 31 chạy tới uy hiếp. Đến nửa đêm, Tư lệnh
Hải quân ra lệnh, sáng mai bằng mọi giá phải lên Châu Viên. Nhưng Trung Quốc
kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía mình đe dọa nổ súng. Mình
không lên được Châu Viên nữa. Trung Quốc đã thả một bia làm dấu của họ lên đó.
Không
phải mình không quyết tâm. Nhưng thực ra, cũng nghĩ Châu Viên là đảo nhỏ, không chú ý giữ bằng giữ Đá Đông, Đá
Tây, Đá Lớn, Tốc Tan…, những đảo lớn trên ba chục cây số, hai mấy cây số. Lực
lượng mình còn mỏng, phải tập trung vào các đảo lớn, không thể triển khai đến
tất cả các đảo, bãi ngầm nhỏ….
Kịp giữ Đá Đông
Sáng
19-2-1988, Trung Quốc cho tàu ngăn ta lên Châu Viên, đồng thời lăm le lên đảo
Đá Đông. Thấy vậy, chúng tôi cấp tốc về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên
ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền. tàu Trung Quốc cũng
định đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông, nhưng HQ 614 của mình lao lên
Đá Đông trước. HQ 614 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra
được. Bên kia không lên kịp, tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài.
đảo Đá Đông tháng 5-1988, ảnh của Nguyễn Viết Thái
Lên
Đá Đông, chúng tôi dựng nhà tạm và cắm cờ Việt Nam trên đó. Nhưng tàu HQ 614 chưa
tiếp tế được cho anh em trên đảo thì bị sóng đánh bật neo trôi ra. Không có gì
ăn, tôi phải đưa người ra tàu. Mấy anh em đi chuyến đầu ra được trót lọt, nhưng
chuyến sau không được, sóng to lắm. Đành lội bộ về lại chòi cao chân. Đó là tối
19, ngày 20-2, mùng 4 Tết Mậu Thìn. Cứ nghĩ có khi mình chết ở đây.
Tôi
ở lại chòi cùng hai anh công binh, không có chăn đắp, không có lửa trên cái chòi
cao chân chưa vững chãi lắm. Vì chúng tôi mới làm chòi tạm, để mai làm nhà to.
Cái nhà đó có 8 mét vuông thôi, dựng trên 6 cọc. Cọc do công binh Vùng 4 đúc sẵn,
tàu chở ra. Lúc đó, sợ đêm chòi nó đổ, nghĩ đêm đó là đêm cuối cùng. Mãi đến gần
trưa hôm sau, thủy triều lên, HQ 614 chạy đến phía Nam đảo đón bọn tôi. Cũng có cái gì
phù hộ mình trong lúc gian nan...
Nghĩ
lại, lúc đó mình không bình tĩnh, mắc mưu của Trung Quốc, cứ chần chừ dập dình
với hai cái tàu của nó ở Châu Viên thì không lên Đá Đông được, mất Đá
Đông. Nếu Trung Quốc lên được Đá Đông, tình hình sẽ rất phức tạp. Mình lên Đá
Đông rồi, tàu nó cứ quần bên ngoài, chĩa pháo vào mình. HQ 614 là loại tàu Nhật
Lệ do Trung Quốc đóng, trọng tải chỉ 200 tấn. Lúc đó, trên tàu có cái ống thùng
dầu phụ của máy bay để đựng nước, chúng tôi làm giả như quả tên lửa. Bên kia nó
quan sát thấy tàu mình có cái hình thù như tên lửa, nên không dám gây sự. Hôm
giữ được Đá Đông, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi nghĩ, nó chiếm được Châu Viên,
nhưng mình giữ được Đá Đông, Đá Đông quan trọng hơn Châu Viên nhiều. Nó dài, có
hồ trong đó, tàu vào trong đó đậu bình thường.
Sau
ngày 19-2, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú
đóng hơn 80 người.
đảo Đá Đông, tháng 4-1996
Đêm 13-3, khi Trung Quốc lăm le chiếm đóng các bãi cạn Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin ở Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn, tôi được lệnh lên tàu HQ 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét