Giá dầu thô thế
giới đã xuống dưới 95 USD/thùng, giảm khoảng 30% so với mức cao nhất hồi tháng
7. Trong nước, giá dầu giảm nhưng chưa thể giảm giá xăng vì còn chờ bù lỗ. Đó là
quan điểm của các quan chức Bộ Công thương và Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính. Xem
bài trên Tienphongonline, Dân
Trí, VietNamNet.
Thông tin những ngày gần đây cho rằng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lãi 2.300 đến 2.400 đồng/lít, theo tôi là không đến mức đó. Điều này do các doanh nghiệp vẫn phải bán số xăng tồn kho nhập của tháng 9. Đây là số xăng dầu được nhập về từ thời điểm giá dầu thế giới vẫn còn cao.” - Lời của bà Nguyễn Thanh Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, TPO dẫn. Lý luận vậy, trả lời sao về cú tăng giá xăng một phát 31% cuối tháng 7 vừa qua, khi trong kho còn tồn nhiều xăng nhập về trước đó với giá thấp?
“Theo Nghị định 55, DN dự trữ xăng dầu trong vòng 20 ngày, nhưng vì sợ thiếu xăng, thiếu dầu, chúng ta yêu cầu các DN phải tăng lượng dự trữ để đảm bảo nguồn hàng. Các DN đã tăng lên 35 ngày và để có 35 ngày dự trữ này, họ đã phải ký hợp đồng trước đó 3 tháng.” - Lời ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương, Dân Trí dẫn. Xăng dầu đều tăng lượng dự trữ bảo đảm nguồn hàng từ 20 ngày lên 35 ngày, nay dầu giảm giá được mà xăng không giảm giá được, tại sao nhỉ?
“Bà Hương cho biết thêm, với mặt hàng xăng, từ 21/7/2008 trở về trước, các doanh nghiệp kinh doanh trong tình trạng lỗ nhưng không đươc Nhà nước bù lỗ vì giá xăng đã vận hành theo cơ chế thị trường từ lâu. Tổng số lỗ mà các doanh nghiệp phải chịu là trên 3.000 tỉ đồng.” – VNN.
“Quan điểm của chúng tôi việc giảm giá xăng dầu phải hợp lý, có lý do, có căn cứ thì mới chấp nhận được. Trong trường hợp doanh nghiệp có đề xuất, chúng tôi sẽ tính lại mức giá, mức lãi của doanh nghiệp, số tiền doanh nghiệp hoàn trả Nhà nước, nếu thấy hợp lý chúng tôi sẽ chấp thuận"- bà Hương khẳng định.” – VNN.
Ở trên, bà Hương nói giá xăng đã vận hành theo cơ chế thị trường từ lâu. Khúc dưới, bà lại nói, việc giảm giá xăng dầu phải hợp lý, có lý do, có căn cứ thì mới chấp nhận được. Vậy, kinh doanh xăng dầu đã thực sự theo cơ chế thị trường chưa, hay theo ý của “chúng tôi”?
Với cơ chế quản lý giá xăng quanh quẩn lòng vòng thế này, những ai thực sự được lợi nhỉ?
Cập Nhật:
Từ ngày 8/10, giá xăng chỉ giảm 500đ/lít. Ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nói, giảm giá xăng phải từ từ, tránh gây sốc!
Thông tin những ngày gần đây cho rằng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lãi 2.300 đến 2.400 đồng/lít, theo tôi là không đến mức đó. Điều này do các doanh nghiệp vẫn phải bán số xăng tồn kho nhập của tháng 9. Đây là số xăng dầu được nhập về từ thời điểm giá dầu thế giới vẫn còn cao.” - Lời của bà Nguyễn Thanh Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, TPO dẫn. Lý luận vậy, trả lời sao về cú tăng giá xăng một phát 31% cuối tháng 7 vừa qua, khi trong kho còn tồn nhiều xăng nhập về trước đó với giá thấp?
“Theo Nghị định 55, DN dự trữ xăng dầu trong vòng 20 ngày, nhưng vì sợ thiếu xăng, thiếu dầu, chúng ta yêu cầu các DN phải tăng lượng dự trữ để đảm bảo nguồn hàng. Các DN đã tăng lên 35 ngày và để có 35 ngày dự trữ này, họ đã phải ký hợp đồng trước đó 3 tháng.” - Lời ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương, Dân Trí dẫn. Xăng dầu đều tăng lượng dự trữ bảo đảm nguồn hàng từ 20 ngày lên 35 ngày, nay dầu giảm giá được mà xăng không giảm giá được, tại sao nhỉ?
“Bà Hương cho biết thêm, với mặt hàng xăng, từ 21/7/2008 trở về trước, các doanh nghiệp kinh doanh trong tình trạng lỗ nhưng không đươc Nhà nước bù lỗ vì giá xăng đã vận hành theo cơ chế thị trường từ lâu. Tổng số lỗ mà các doanh nghiệp phải chịu là trên 3.000 tỉ đồng.” – VNN.
“Quan điểm của chúng tôi việc giảm giá xăng dầu phải hợp lý, có lý do, có căn cứ thì mới chấp nhận được. Trong trường hợp doanh nghiệp có đề xuất, chúng tôi sẽ tính lại mức giá, mức lãi của doanh nghiệp, số tiền doanh nghiệp hoàn trả Nhà nước, nếu thấy hợp lý chúng tôi sẽ chấp thuận"- bà Hương khẳng định.” – VNN.
Ở trên, bà Hương nói giá xăng đã vận hành theo cơ chế thị trường từ lâu. Khúc dưới, bà lại nói, việc giảm giá xăng dầu phải hợp lý, có lý do, có căn cứ thì mới chấp nhận được. Vậy, kinh doanh xăng dầu đã thực sự theo cơ chế thị trường chưa, hay theo ý của “chúng tôi”?
Với cơ chế quản lý giá xăng quanh quẩn lòng vòng thế này, những ai thực sự được lợi nhỉ?
Cập Nhật:
Từ ngày 8/10, giá xăng chỉ giảm 500đ/lít. Ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nói, giảm giá xăng phải từ từ, tránh gây sốc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét