Hiệu sâm Cao Ly
(Koryo Gingseng Store) ở lối cổng số 2 chợ
Namdaemun, Seoul . Vào cửa hàng này, có cảm giác như vào một hiệu thuốc
bắc ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Chợ Lớn, chỉ khác là ở đây sực nức mùi nhân sâm.
Đủ loại dược liệu, từ củ nhân sâm tươi, nhân sâm viên, hồng sâm đến linh chi,
đông trùng hạ thảo, cả kẹo nhân sâm, kem đánh răng nhân sâm, mỹ phẩm chế từ nhân
sâm… Bao bì thường in chữ tiếng Hàn và tiếng Anh, nhưng trên kệ có dán những
bảng chữ lớn bằng tiếng Việt chỉ dẫn loại hàng, loại dược liệu bày ở đó. Khách
mua loại nào đều được nhà hàng đưa cho tờ hướng dẫn sử dụng khá chi tiết bằng
tiếng Việt. Bằng tiếng Việt, cô nhân viên thu ngân cho biết cửa hàng làm ăn phát
đạt, vì ngày nào cũng có khá đông khách người Việt đến đây.
Trong hiệu sâm ở chợ Namdaemun
Seoul là thủ đô Hàn Quốc, là thành phố lớn với trên 10 triệu dân, nên
việc nhiều người Việt lui tới đây cũng dễ hiểu. Nhưng Gwangyang là một thành phố
nhỏ ở phía Nam Hàn Quốc, có khoảng 140.000 dân - ít hơn dân số thành phố Tuy Hoà
tỉnh Phú Yên. Trưa 8/7, những người bạn Hàn Quốc đã dành cho chúng tôi một bất
ngờ: Ăn trưa ở một nhà hàng Việt Nam là Nhà hàng Hồ Chí Minh tại khu Jeonnam,
Gwangyang. Ở mặt tiền nhà hàng, bên dưới bảng hiệu là tấm bạt có hình ảnh bốn cô
gái Việt Nam thướt tha trong tà áo dài trắng, đội nón lá trắng dắt xe đạp đi
dạo, cùng những hình ảnh giới thiệu các món ăn, trong đó có món Chả dò chiên
(tiếng Việt đầy đủ dấu). Bữa đó tại Nhà hàng Hồ Chí Minh, chúng tôi đã ăn nem
cuốn với bánh đa nem Hà Nội, ăn phở bò với giá làm bằng đậu tương, không nêm bột
ngọt, khá ngon.
Nhà hàng Hồ Chí Minh ở Gwangyang
Nhà hàng Hồ Chí Minh có rượu Nếp Mới với ghi chú
tiếng Hàn - Việt Men Say Hồn Việt, có bia Sài Gòn, bia Hà Nội
Mrs. Kwak: Nhà hàng của
tôi mang tên Hồ Chí Minh vì đây là người Việt Nam được biết đến nhiều nhất ở Hàn
Quốc, cũng là tên thành phố lớn nhất Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét