Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Trai 52 vui như tuổi 17

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới Trung - Việt nổ ra. Bộ Quốc phòng chỉ đạo trường Đại học Kỹ thuật Quân sự và trường Đại học Quân y (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân y) cử cán bộ về các trường cấp 3 chất lượng cao, các lớp chuyên trên cả nước, mời những học sinh giỏi nhất, tự nguyện phục vụ quân đội lâu dài và đủ điều kiện về sức khỏe thi vào hai trường này trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1979.
Từ ngày 23/7/1979 đến ngày 30/7/1979, chỉ ít ngày sau kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1979, tất cả các học sinh phổ thông đã dự thi vào hai trường này được nhận lệnh gọi nhập ngũ, được đưa đi huấn luyện tân binh ở các đại đội 9, 10, 11, 12 (xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) và các đại đội 13, 14, 15, 16 (thôn Đập Neo, thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), thuộc tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9, trung đoàn 871, sư đoàn 433, Quân khu 3. Sau khi có kết quả thi đại học, những người trúng tuyển Đại học Kỹ thuật Quân sự và Đại học Quân y được nhập học hai trường này, những người không đủ điểm trúng tuyển được chuyển học tại một số trường sĩ quan, hoặc cho ôn thi tiếp tục để thi lại trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm sau. Cho đến nay, đây là lần duy nhất các học sinh phổ thông thi vào các Học viện, trường Đại học của Quân đội được tập trung huấn luyện tân binh ngay sau khi thi.
Đoàn Đào - Đập Neo 779 không phải là tên một đơn vị, mà do chúng tôi chọn để kỷ niệm nơi đầu tiên chúng tôi mặc quân phục, tập lăn lê bò toài... Ngày 23/7 được chọn là ngày kỷ niệm của Bộ đội Đoàn Đào -Đập Neo 779.


Ngày 19/7/2014, chúng tôi tụ họp tại cơ sở Học viện Kỹ thuật Quân sự ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 35 năm trước, tôi và 7 bạn học viên mới của trường Đại học Kỹ thuật Quân sự đã ở trong căn phòng 104, nhà D21, khu 125, ĐHKTQS, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú. Cảnh vật nay đã đổi thay, may mắn thay riêng căn nhà này vẫn được giữ lại, để chúng tôi được chụp ảnh chung tại nơi lưu giữ bao kỷ niệm thời đeo "quai hàm xơ mít".


Những cựu chiến binh ở Campuchia cùng vợ con
 Tại hội trường UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cùng chào cờ, hát Quốc ca và tưởng niệm những đồng đội đã khuất
Do cơn bão Matmo, nhiều đồng đội ở xa đã không thể về dự gặp mặt
Tôi đã có tròn 5 năm học tại đây
 Những người bạn cùng lớp Súng Pháo và lớp Đạn - K14 Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trần Anh Tuấn

TÌNH ĐỒNG NGŨ
Bạn bè đồng ngũ năm xưa
Hôm nay hội ngộ, say sưa ân tình..
Ông lên Tướng bất thình lình
Ông thành Cục trưởng, ông trình Giáo sư..
Có ông đời vẫn suy tư..
Con còn bé tí vẫn chưa trưởng thành.
Vài ông còn bước quẩn quanh
Nhiều ông đường lớn đã dành vẻ vang…
Nhưng hôm nay miễn phải bàn,
Ta là đồng đội, đồng hàng như nhau.
Ngồi đây chung một con tàu
Cùng đi tới chốn thẳm sâu tâm hồn…
Lòng ta phấn khởi, bồn chồn
Cất cao lời hát, vùi chôn nỗi buồn.
Sang, hèn, giầu có nào hơn
Ân tình bè bạn keo sơn vững bền..
Chúc nhau vạn sự đi lên
Chúc nhau nghị lực, trí bền trong ta
Ước mong cho mãi về già,
Hội mình vẫn hát bài ca Kết đoàn…

Bằng bài thơ Tình Đồng Ngũ, đồng đội Trần Anh Tuấn đã nói hộ suy nghĩ, tình cảm của tất cả chúng tôi
  


Ba chàng tán một nàng
Giữa đồng đội, nhà văn, nhà báo Ngô Tự Lập phiêu với L'Italiano (Đàn ông Ý thực thụ) và những bài hát do chính anh sáng tác, Hà Nội hip hop, Annyong Haseyo (Xin chào), Những vì sao đen...









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét