Đề xuất Thu phí lưu hành
phương tiện giao thông của UBND Thành phố Hồ Chí Minh bị phản ứng rầm rầm. Có
ai, để đỡ tốn 500.000đ phí lưu hành nên xả xăng, trùm mền cái xe máy, biến tài
sản trị giá mấy chục triệu đồng thành vật vô giá trị? Nội điều đó đã thấy thật
bùn kừi cho cái đề xuất vừa chất thêm gánh nặng cho dân, vừa không có
khả năng mang lại hiệu quả. Phản ứng là phải.
Các nhà tham miu sáng suốt mới tính tới số lượng phương tiện, coi đó là nguyên nhân quan trọng nhất gây tắc nghẽn giao thông. Sao không thấy nguyên nhân từ số lần và thời gian phương tiện tham gia giao thông? Ba cái xe máy, mỗi cái chỉ ra đường một vài lần trong ngày chưa chắc chiếm dụng mặt đường bằng một chiếc xe máy trên từng cây số suốt ngày.
Tại sao tôi phải đi xe máy ra đường? Để đi làm, để đi chợ, để đi cà phê, để đi coi đá banh… Đó là những nhu cầu tự thân của tôi. Nhưng có nhiều khi người ta bị buộc phải đi, ấm ức bực bội mà đi. Để chứng một số giấy tờ, tôi phải đi lại nhiều lần thay vì chỉ một lần. Để đăng ký kinh doanh, người ta phải đến nhiều cửa, đi lại hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, trong cả năm trời. Chẳng hạn: “Để hoàn tất một quy trình, thủ tục xin cấp phép (xây dựng, môi trường, quy hoạch, đất đai...) cho một dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải có 60 loại hồ sơ, tổng cộng có 314 thủ tục và mất khoảng 400 ngày.” - Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh của Bộ KH-ĐT, báo Tuổi Trẻ dẫn. Bộ máy hành chính quan liêu, kém cỏi đã làm tăng số lượng phương tiện tham gia giao thông.
Tại sao tôi phải đi xe máy ra đường? Vì con tôi đi học thêm. Có ngày học hai buổi, ở hai nơi khác nhau. Tôi chở con đến nơi học đầu tiên rồi về nhà hoặc nơi làm, hết cua đầu lại đi chở con đến nơi học tiếp, rồi về nhà chờ đi tiếp chuyến nữa để đón con, vị chi là 3 chuyến. Ở TP Hồ Chí Minh, có lẽ mỗi ngày phát sinh cả triệu chuyến “tham gia giao thông ngoài ý muốn” như thế. Ngay cả đi học ở trường, nhiều vị cha mẹ cũng phải chở con đi, chở con về vì không nỡ để con đạp xe mệt nhọc chen chúc giữa những lô-cốt, đau lưng với chiếc cặp sách nặng trịch.
Còn nhiều nguyên nhân khác khiến người ta phải ra đường ngoài ý muốn, khiến lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng lên, làm đường sá thêm chật chội, dễ ùn tắc. Giải quyết những nguyên nhân đó, cơ quan và thủ tục hành chính đỡ gây phiền hà cho dân, không còn nạn dạy thêm học thêm tràn lan, sẽ góp phần khá nhiều vào việc giải quyết nạn ùn tắc giao thông.
Nhưng, những việc tôi nêu có khả thi không nhỉ. Phải hỏi bác Nhân bác Hùng bác Dũng thôi. Bây giờ, đi đón con đã!
Các nhà tham miu sáng suốt mới tính tới số lượng phương tiện, coi đó là nguyên nhân quan trọng nhất gây tắc nghẽn giao thông. Sao không thấy nguyên nhân từ số lần và thời gian phương tiện tham gia giao thông? Ba cái xe máy, mỗi cái chỉ ra đường một vài lần trong ngày chưa chắc chiếm dụng mặt đường bằng một chiếc xe máy trên từng cây số suốt ngày.
Tại sao tôi phải đi xe máy ra đường? Để đi làm, để đi chợ, để đi cà phê, để đi coi đá banh… Đó là những nhu cầu tự thân của tôi. Nhưng có nhiều khi người ta bị buộc phải đi, ấm ức bực bội mà đi. Để chứng một số giấy tờ, tôi phải đi lại nhiều lần thay vì chỉ một lần. Để đăng ký kinh doanh, người ta phải đến nhiều cửa, đi lại hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, trong cả năm trời. Chẳng hạn: “Để hoàn tất một quy trình, thủ tục xin cấp phép (xây dựng, môi trường, quy hoạch, đất đai...) cho một dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải có 60 loại hồ sơ, tổng cộng có 314 thủ tục và mất khoảng 400 ngày.” - Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh của Bộ KH-ĐT, báo Tuổi Trẻ dẫn. Bộ máy hành chính quan liêu, kém cỏi đã làm tăng số lượng phương tiện tham gia giao thông.
Tại sao tôi phải đi xe máy ra đường? Vì con tôi đi học thêm. Có ngày học hai buổi, ở hai nơi khác nhau. Tôi chở con đến nơi học đầu tiên rồi về nhà hoặc nơi làm, hết cua đầu lại đi chở con đến nơi học tiếp, rồi về nhà chờ đi tiếp chuyến nữa để đón con, vị chi là 3 chuyến. Ở TP Hồ Chí Minh, có lẽ mỗi ngày phát sinh cả triệu chuyến “tham gia giao thông ngoài ý muốn” như thế. Ngay cả đi học ở trường, nhiều vị cha mẹ cũng phải chở con đi, chở con về vì không nỡ để con đạp xe mệt nhọc chen chúc giữa những lô-cốt, đau lưng với chiếc cặp sách nặng trịch.
Còn nhiều nguyên nhân khác khiến người ta phải ra đường ngoài ý muốn, khiến lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng lên, làm đường sá thêm chật chội, dễ ùn tắc. Giải quyết những nguyên nhân đó, cơ quan và thủ tục hành chính đỡ gây phiền hà cho dân, không còn nạn dạy thêm học thêm tràn lan, sẽ góp phần khá nhiều vào việc giải quyết nạn ùn tắc giao thông.
Nhưng, những việc tôi nêu có khả thi không nhỉ. Phải hỏi bác Nhân bác Hùng bác Dũng thôi. Bây giờ, đi đón con đã!
TênTên at
10/15/2008 10:24 am comment
Lãnh đạo ngu, dân
khổ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét