Cuối tháng 6, ông
Phạm Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Vinashin - cho biết, Vinashin đã quyết định dừng
hoặc giãn tiến độ 49 dự án, với tổng số vốn khoảng 6.500 tỷ đồng. Có một số ý
kiến cho rằng, quyết định này thể hiện trách nhiệm của Vinashin trước Thủ tướng,
trước đất nước trong việc kìm chế lạm phát.
6500 tỷ đồng tương đương gần 400 triệu USD, con số khá lớn. Nhưng nó chỉ là “muỗi”, so với con số 9,8 tỷ USD tổng vốn đầu tư của dự án liên hiệp nhà máy luyện cán thép (14,42 triệu tấn/năm), nhà máy nhiệt điện (2.270MW) và cảng biển 50.000 tấn tại Khu công nghiệp Dốc Hầm – Cà Ná (Ninh Phước, Ninh Thuận). Hồ sơ dự án này đã được Vinashin gửi đến UBND tỉnh Ninh Thuận và nhiều Bộ, ngành đầu năm nay.
Đáng chú ý nhất trong hồ sơ là dự án nhà máy thép - cảng biển, Vinashin liên doanh với tập đoàn Lion (Malaysia), vốn đầu tư giai đoạn đầu (2008 – 2010) 2,7 tỷ USD. Dự án này làm người ta nhớ đến dự án nhà máy thép (8 triệu tấn/năm) - cảng biển – nhà máy điện tại Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hoà) của Vinashin liên doanh với tập đoàn Posco (Hàn Quốc). 2 dự án nhà máy thép to vật vã liên doanh với hãng nước ngoài lại không phải của anh chuyên về sản xuất thép là Tổng Cty Thép Việt Nam (VSC), mà của đại gia chuyên về đóng tàu!
Trong dự án Vân Phong giai đoạn đầu, có tin Vinashin sẽ góp 1 tỷ trong số vốn đầu tư trên 5 tỷ USD. Thế nhưng tháng 6 vừa qua, khi được hỏi về việc Vinashin sẽ không góp vốn với Posco, một số nhân vật có trách nhiệm trả lời, Vinashin chưa hề ký kết liên doanh với Posco, nên làm gì có chuyện rút khỏi liên doanh! Còn ông Cho Chung Myong - Trưởng Ban quản lý dự án của Posco tại Việt Nam thật thà nói: “Vinashin có kinh nghiệm, có quan hệ tốt trong việc thực hiện thủ tục đầu tư, và đã giúp chúng tôi rất nhiều. Bây giờ họ không liên doanh không ảnh hưởng gì đến dự án của chúng tôi. Nhưng sau này, có thể chúng tôi vẫn cần sự giúp đỡ của họ.”
Nếu sau này, nghe tin Vinashin rút khỏi liên doanh nhà máy thép tại Dốc Hầm – Cà Ná, xin đừng ngạc nhiên. Hãy tiếp tục khen ngọi họ “thể hiện trách nhiệm trước Thủ tướng, trước đất nước trong việc kìm chế lạm phát”!
6500 tỷ đồng tương đương gần 400 triệu USD, con số khá lớn. Nhưng nó chỉ là “muỗi”, so với con số 9,8 tỷ USD tổng vốn đầu tư của dự án liên hiệp nhà máy luyện cán thép (14,42 triệu tấn/năm), nhà máy nhiệt điện (2.270MW) và cảng biển 50.000 tấn tại Khu công nghiệp Dốc Hầm – Cà Ná (Ninh Phước, Ninh Thuận). Hồ sơ dự án này đã được Vinashin gửi đến UBND tỉnh Ninh Thuận và nhiều Bộ, ngành đầu năm nay.
Đáng chú ý nhất trong hồ sơ là dự án nhà máy thép - cảng biển, Vinashin liên doanh với tập đoàn Lion (Malaysia), vốn đầu tư giai đoạn đầu (2008 – 2010) 2,7 tỷ USD. Dự án này làm người ta nhớ đến dự án nhà máy thép (8 triệu tấn/năm) - cảng biển – nhà máy điện tại Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hoà) của Vinashin liên doanh với tập đoàn Posco (Hàn Quốc). 2 dự án nhà máy thép to vật vã liên doanh với hãng nước ngoài lại không phải của anh chuyên về sản xuất thép là Tổng Cty Thép Việt Nam (VSC), mà của đại gia chuyên về đóng tàu!
Trong dự án Vân Phong giai đoạn đầu, có tin Vinashin sẽ góp 1 tỷ trong số vốn đầu tư trên 5 tỷ USD. Thế nhưng tháng 6 vừa qua, khi được hỏi về việc Vinashin sẽ không góp vốn với Posco, một số nhân vật có trách nhiệm trả lời, Vinashin chưa hề ký kết liên doanh với Posco, nên làm gì có chuyện rút khỏi liên doanh! Còn ông Cho Chung Myong - Trưởng Ban quản lý dự án của Posco tại Việt Nam thật thà nói: “Vinashin có kinh nghiệm, có quan hệ tốt trong việc thực hiện thủ tục đầu tư, và đã giúp chúng tôi rất nhiều. Bây giờ họ không liên doanh không ảnh hưởng gì đến dự án của chúng tôi. Nhưng sau này, có thể chúng tôi vẫn cần sự giúp đỡ của họ.”
Nếu sau này, nghe tin Vinashin rút khỏi liên doanh nhà máy thép tại Dốc Hầm – Cà Ná, xin đừng ngạc nhiên. Hãy tiếp tục khen ngọi họ “thể hiện trách nhiệm trước Thủ tướng, trước đất nước trong việc kìm chế lạm phát”!
Thiềm Thừ at
04/01/2010 03:25 pm comment
Thứ Sáu, 19/02/2010, 08:11 Lơ lửng một đại dự án TP
- Dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná động thổ vào ngày 23-11-2008 tại xã Phước Diêm,
huyện Ninh Phước (nay là huyện Thuận Nam) trong niềm kỳ vọng của lãnh đạo các
cấp và nhân dân tỉnh nghèo Ninh Thuận. Thế nhưng đến nay, đại dự án này… bất
động. Một góc vùng đất dự án - Ảnh: P.T Lui binh một phần Dự án này có tổng vốn
đầu tư lên đến 156.700 tỷ đồng, tương đương 9.793 triệu USD, liên doanh giữa Cty
Maju Stabil SDN (thuộc Tập đoàn Lion - Malaysia) và Vinashin (Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam), thời gian thực hiện 50 năm. Dự án Khu liên hợp Thép
Cà Ná gồm khu liên hợp thép, Nhà máy nhiệt điện và cảng biển. Giai đoạn I của dự
án (2008 - 2010) sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng tổ hợp nhà máy thép có công
suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm (tổng công suất dự án 14,4 triệu tấn
thép thô/năm); đầu tư hai nhà máy nhiệt điện có tổng công suất 1.450MW, cảng
biển có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm. Nguồn vốn giai đoạn I là 43.988 tỷ
đồng Vinashin góp 26%. Đến nay, Vinashin đã ứng 84 tỷ đồng/130 tỷ đồng để giải
phóng mặt bằng 662 ha đất cho giai đoạn I. Từ sau ngày khởi công đến nay, số
tiền bồi thường còn lại chưa đến tay người bị giải tỏa ở thôn Thương Diêm I và
II (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam) và khu tái định cư 1,3 ha (đợt I) vẫn còn...
trên giấy. Theo quy định, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có thể thu hồi giấy chứng nhận
đầu tư cấp vì dự án đã chậm triển khai 17 tháng... Đọc toàn bài tại
đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét