Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008

Hoàng gia thơm nức Kỳ Nam Việt

Category: lịch sử, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

05/31/2008 07:41 pm
“Năm cháu lưu truyền có sướng không - Bốn rồng một phụng gắn thêm bông - Hoàng gia thơm nức Kỳ Nam Việt - Tài đức lẫy lừng cõi Á Đông”. Đó là những vần thơ do ông Nguyễn Văn Sung, Chủ sự Bưu điện Khánh Hoà làm tặng vợ chồng con gái ông khi đứa con thứ 5 và là con gái đầu tiên của họ chào đời.
Ảnh cưới của Hoàng thân Souphanouvong và bà Kỳ Nam
Tháng 6/1937, Hoàng thân Souphanouvong tốt nghiệp trường Quốc gia Cầu đường Paris. Theo lẽ thường, Hoàng thân sẽ trở về Lào. Nhưng khi đó, tại Lào chỉ có một tuyến đường lớn và hầu như không có cầu là đường Viêng Chăn – Luang Prabang, nên ông được bổ nhiệm về Sở Công chính Trung kỳ tại Nha Trang (Travaux Publics). Sáng 13/7/1937, đúng sinh nhật lần thứ 28 của Hoàng thân Souphanouvong, ông đáp tàu hoả từ Sài Gòn ra tới Nha Trang.
Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2/9/1936, trước ga có một vườn hoa rộng, hai bên vườn hoa là hai khách sạn - hai toà nhà giống hệt nhau về vẻ ngoài và cùng kiểu dáng kiến trúc, cùng màu sắc với nhà ga. Với sự hài hoà, khoáng đạt, độc đáo của cảnh quan kiến trúc, ga Nha Trang từng được coi là ga đẹp thứ nhì Đông Dương, chỉ sau ga Đà Lạt. Đứng ở sân ga nhìn hai khách sạn giống nhau, Hoàng thân Souphanouvong phân vân chọn nơi tạm trú. Khách sạn ở phía Tây của Hoa kiều A Tỷ có tên Terminus, theo tiếng Pháp nghĩa là Cuối Cùng. Khách sạn ở phía Đông của ông Nguyễn Văn Sung mang tên Bon Air - Không Khí Trong Lành. Hoàng thân đã chọn khách sạn ở phía của bình minh, chọn Không Khí Trong Lành. Một lựa chọn định mệnh, không chỉ với riêng ông.
Bon Air Hotel

Bon Air Hotel
Ông Nguyễn Văn Sung có con gái đầu sinh ngày 21/12/1921 tên là Nguyễn Thị Kỳ Nam, theo tên thứ sản vật quý của Khánh Hoà. 17 tuổi, cô Kỳ Nam có vóc dáng cân đối, nước da trắng, mái tóc đen óng ả, giao tiếp hoạt bát tự nhiên theo phong cách “Tây”. Tháng 7/1937, cô học sinh trường nữ học Đồng Khánh (Huế) đang được nghỉ hè, phụ giúp cha mẹ ở quầy tiếp tân Bon Air Hotel. Trai tài gặp gái sắc, tình cảm giữa Hoàng thân xứ Triệu Voi và hoa khôi xứ trầm hương nảy nở rất nhanh. Ngày 19/1/1938, tiệc cưới của Hoàng thân Souphanouvong và cô Kỳ Nam được tổ chức tại Grand Hotel (nay là Nhà khách 44 Trần Phú, Nha Trang).
Sau ba năm làm Trưởng phòng Kỹ thuật tại Travaux Publics (nay là Bảo tàng Khánh Hoà, 16 Trần Phú), Hoàng thân Souphanouvong được thuyên chuyển sang Mường Phìn (giữa Đông Hà và thị xã Savannakhet, Lào), rồi về Vinh. Ông đã tham gia thiết kế và phụ trách thi công nhiều công trình như đập Bái Thượng (Thanh Hoá), đập Đô Lương, cầu Yên Xuân (Nghệ An), tháp nước bên sông Cà Ty, nay là biểu tượng của thành phố Phan Thiết… Lấy chồng, bà Kỳ Nam mang tên Lào là Viêng Khăm (Vienkham, theo tiếng Lào có nghĩa là Thành Vàng, tên cũ của thủ đô Viêng Chăn). Ông bà có tám con trai, hai con gái.
Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Souphanouvong ra Hà Nội bàn việc bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam và Lào. Tháng 10/1945, Hoàng thân trở về Lào tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Ông được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Ông Hoàng Đỏ”. Cho tới khi Hoàng thân mất ngày 9/1/1995, bà Viêng Khăm đã gắn bó với ông gần 60 năm, trong đó có 30 năm kháng chiến gian khổ. Bà mất ngày 1/9/2006.
gia dinh voi BacHo


Bà Viêng Khăm và các con thăm Bác Hồ năm 1960
Năm 1978, Hoàng thân Souphanouvong - khi đó là Chủ tịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và bà Viêng Khăm đưa con cháu về thăm Nha Trang. Sau chuyến về quê nhà, bà Viêng Khăm mời gia đình người em ruột là bà Nguyễn Thị Ba Hường sang thăm Lào. Ở Viêng Chăn, bà Viêng Khăm cùng Hoàng thân Souphanouvong và bà Ba Hường bàn việc tặng toà nhà Bon Air Hotel cho tỉnh Phú Khánh… Trân trọng người góp phần quan trọng vun đắp mối quan hệ thân thiết Lào - Việt, nhiều cán bộ lão thành của tỉnh Khánh Hoà đã đề nghị gắn biển ghi nhớ Hoàng thân Souphanouvong ở Bảo tàng Khánh Hoà, đặt tên Souphanouvong cho đường Thái Nguyên, nơi có Bon Air Hotel. Tuy nhiên…
Sau khi được tặng toà nhà Bon Air Hotel, UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hoà) giao nó cho một Công ty du lịch. Cty này sử dụng toà nhà làm cửa hàng ăn uống, mang số nhà 26 Thái Nguyên. Sau những dích dắc của cổ phần hoá doanh nghiệp, vài năm trước đây toà nhà này thuộc quyền sử dụng của Cty cổ phần Thành Công, có quan hệ mật thiết với bà T.H. - người phụ nữ được coi là nhiều thế lực nhất ở Khánh Hoà. Cuối tháng 3/2008, công ty này đã cho phá dỡ toà nhà 26 Thái Nguyên để lấy mặt bằng xây cao ốc văn phòng. Bon Air Hotel bị san phẳng, trong khi Trung tâm Quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hoà và Bảo tàng Khánh Hoà không lưu giữ tư liệu nào về toà nhà này. Đề nghị về việc gắn biển ghi nhớ Hoàng thân Souphanouvong ở Bảo tàng Khánh Hoà cũng bị lãng quên, dù về cơ bản toà nhà Bảo tàng Khánh Hoà vẫn như Travaux Publics cách đây 70 năm!
Hoàng thân - chủ tịch Souphanouvong và bà Viêng Khăm năm 1976
Nhà ga Nha Trang xưa vẫn còn đến ngày nay, phía trước được gắn tấm biển Di tích lịch sử nhắc nhớ ngày Nha Trang đứng lên chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, 23 tháng 10 năm 1945. Vườn hoa trước ga nay là công viên Võ Văn Ký, mang tên người chỉ huy trận đánh quân Pháp ở ga Nha Trang đêm 23/10/1945 và hy sinh anh dũng tại đây. Terminus Hotel được Phòng CSGT, Công an Khánh Hoà sử dụng làm trụ sở, vẫn được giữ vẻ ngoài như xưa. Nếu Bon Air Hotel, nơi nảy nở mối lương duyên Hoàng gia thơm nức Kỳ Nam Việt cũng được bảo tồn và gắn biển di tích, khu vực ga Nha Trang sẽ vừa là một di tích lịch sử, vừa là một nơi ghi nhớ danh nhân. Việc rất nên làm đối với một thành phố du lịch, nhưng người ta đã không làm. Mới đây một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nói, ông không biết toà nhà 26 Thái Nguyên có liên quan sâu sắc đến Hoàng thân Souphanouvong. Ông nói thêm, nếu nhà đã được tặng thì phía nhận tặng có toàn quyền định đoạt!
Khu vực ga Nha trang hiện nay

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008

Tỉnh Khánh Rùa ở đâu?!

Category: , Tag:

05/27/2008 10:36 am
Quá cẩu thả!

Được một, mất hai!

Category: Xã hội, Tag: Tin tức Dư luận,Văn hóa Xã hội

05/27/2008 07:16 am

Trong những cách Chính phủ ép Quốc hội thông qua nghị quyết về việc mở rộng Hà Nội, có cách “doạ” về trách nhiệm phải gánh chịu nếu chậm thông qua. Như Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Chỉ có thể có chủ trương về địa giới hành chính mới có được một bộ máy lãnh đạo Hà Nội mới. Không có bộ máy lãnh đạo mới của Hà Nội, làm sao xây dựng được quy hoạch? Từ quy hoạch mới lập ngân sách được, mới gọi đầu tư được… Như Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân: Nếu chúng ta không thông qua, sẽ có một quy hoạch treo khổng lồ. Bởi vì, nếu đặt vấn đề lùi thời gian thông qua vào một lúc nào đấy, thì rõ ràng trong tâm lý sẽ có sự chờ đợi, thì đúng là treo khổng lồ.
Nực cười! Chính các bác gây ra tình trạng nhấp nhổm không yên cho dân tình, cho quan chức, nay lại tìm cách đổ cho Quốc hội. Cái chuyện treo này, phải đâu bây giờ mới có. Nó cứ lửng lơ đung đưa từ 30 năm nay rồi.
Năm 1979, Hà Nội được mở rộng gồm huyện Hoài Đức của tỉnh Hà Đông cũ và thị xã Sơn Tây, các huyện Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất…, nói chung là tỉnh Sơn Tây cũ trừ huyện Quốc Oai, hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn của Vĩnh Phú. Cũng có dự tính sáp nhập thị xã Hà Đông vào Hà Nội, sau khi xây dựng xong cái gọi là “thành phố Xuân Mai” để làm tỉnh lỵ mới của tỉnh Hà Sơn Buồn. Tỉnh Hà Sơn Bình cho rằng, sớm muộn gì Hà Đông cũng về Hà Nội nên chẳng đầu tư gì đáng kể cho nó, trong khi Hà Nội chưa tiếp quản Hà Đông, tất nhiên chưa thể dài tay tới đây. Thậm chí đến năm 1991 khi Hà Sơn Buồn lại tách ra thành Hà Tây và Hoà Bình, Hà Nội trả lại Hà Tây toàn bộ những phần đất đã lấy năm 1979, vẫn có thông tin rằng thị xã Hà Đông sẽ về Hà Nội.
Tội nghiệp thị xã Hà Đông, như cô con gái đã được cha mẹ đồng ý gả làm dâu nhà người, phía nhà trai đã đưa lễ dạm nhưng không chịu làm đám cưới. Họ không chịu làm đám cưới, nhưng cũng không đánh tiếng này bà Lý Toét ơi, con tôi không lấy con bà! Cô gái đẹp Hà Đông cứ tàn phai nhan sắc dần theo những ngày mỏi tháng mòn. Thị xã Hà Đông - Cầu Đơ xưa từng là đô thị quan trọng, nhà cầm quyền thực dân Pháp khi thấy ai đó là phần tử nguy hại cho nhà nước bảo hộ thường ra lệnh trục xuất và cấm người đó lai vãng đến những đô thị lớn của Bắc Kỳ là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hà Đông. Nhưng sau gần 30 năm bị treo, Hà Đông dần trở thành cô gái già, một đô thị không bản sắc, mãi đến cuối năm 2006 mới được nâng cấp lên Thành phố, sau cả “em út” là thị xã Hoà Bình. Các vị đại biểu Quốc hội ơi, các vị nên bấm nút tán thành chủ trương xoá sổ Hà Tây đi, nếu không sẽ nhận luôn “tội” để Hà Đông tàn tạ suốt 30 năm đấy!
Ngày 1/7/1989, các tỉnh Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh được chia tách thành các tỉnh cũ trước 1976, sau đó là việc chia tách nhiều tỉnh khác. Tưởng rằng, sẽ hết thời tỉnh dài, huyện rộng, xã to, hết thời của những ham hố hoàng tráng vượt quá năng lực quản lý. Nào ngờ đúng 29 năm sau, từ ngày 1/7/2008 sẽ lại có một Hà Nội hoành tráng, cạnh tranh được với các thủ đô khác trong khu vực! Tại sao thủ đô Hà Nội lại phải cạnh tranh với các thủ đô khác nhỉ, cạnh tranh về cái gì?
Hà Tây gọi tép bằng tôm, Bà Vií cò cón bò vaáng, đó là những câu thường được mang ra để đùa giỡn, khích bác, giễu cợt… người Hà Tây. Ít ngày nữa thôi, chúng sẽ được dùng để châm chích người Hà Nội. Và khi người ta gọi người Hà Nội là người Hà Lội, sẽ chẳng còn oan nữa. Trước nay, với những lời chê người Hà Nội nói ngọng, người ta biện bạch rằng những người nói ngọng chỉ là dân nhập cư, ngụ cư ở Hà Nội. Nhưng từ 1/7/2008, người Hà Tây sẽ tự tin mang gia phả ra khoe, rằng tôi nà người Hà Lội gốc lăm đời, nhé! Thành thật mà nói, Hà Tây của tôi có tỷ lệ người nói ngọng không được thấp lắm. Và, dân Hà Tây cũ sẽ chiếm chừng 40% dân số Hà Nội mới.
Có thể, những người chủ trương mở rộng Hà Nội theo phương án duy nhất đã trình Quốc hội sẽ được thoả mãn vì có một thủ đô Hà Nội bậc nhất thế giới về diện tích, có đủ mọi chức năng. Nhưng có còn một Hà Nội – Tràng An thanh lịch để tự hào? Chất Hà Nội đã bị pha loãng dần trong hơn 50 năm qua, sẽ bị pha loãng hẳn trong nay mai. Và Hà Tây, đất của làng nghề, của Xứ Đoài mây trắng, của Hà Đông quê lụa có còn được như ngày nay? Những người muốn xoá sổ Hà Tây có giữ được màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên, để anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc!

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2008

Entry for May 25, 2008

Category: , Tag:

05/25/2008 03:57 pm
Thiềm Thừ at 04/23/2009 10:18 am comment
Vì em không chuyên chú cho plus, nó chỉ là phòng nhì, nơi lưu bài thôi. Nhà chính bên yahoo!360: http://360.yahoo.com/nd_quan2003  
Cựu Chiến Binh at 04/23/2009 10:00 am comment
cậu để thư mục chung 170 bài đếch ai đọc được-pháo binh để đạn xuyên,đạn khói,đạn nổ lẫn nhau lúc lâm trận giờ tìm

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008

Quốc khố vẫn đổ vào cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ

Category: hoa hậu, Tag: Những người sống quanh ta,Văn hóa Xã hội

06/06/2008 09:20 am
Tháng 9/2007, tỉnh Khánh Hoà đồng ý cho phép Cty cổ phần Hoàn Vũ đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Lúc đó lãnh đạo tỉnh và Trung ương nhấn mạnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, dịch vụ du lịch, bảo vệ an ninh…, nhưng không có nghĩa là dùng ngân sách phục vụ trực tiếp cho cuộc thi. Tuy nhiên khi biết Cty Hoàn Vũ là của bà Tư Hường, nhiều người cho rằng bà Tư, với sự hỗ trợ của tỉnh Khánh Hoà và một số nhà báo thân thiết sẽ có cách để được hỗ trợ trực tiếp bằng ngân sách. Và đây:

THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008
Ngày 26 tháng 5 năm 2008 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008. Tham dự cuộc họp có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008 và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam. Sau khi nghe đại diện Ban Chỉ đạo báo cáo, ý kiến các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có ý kiến chỉ đạo như sau :
1. Cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008 là sự kiện văn hóa quốc tế, là một cơ hội tốt để giới thiệu với thế giới về đất nước và con người Việt Nam, tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và các Bộ, ngành liên quan cần chỉ đạo tổ chức tốt cuộc thi này.
2. Về hỗ trợ kinh phí cho chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam 9 phút trên kênh Truyền hình NBC :
- Ban Tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cùng các đơn vị chủ trì xây dựng phương án quảng cáo trên truyền hình Việt Nam; các công ty tham gia quảng cáo; làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam về nội dung và phương thức quảng cáo trên hệ thống truyền hình Trung ương; triển khai các phương án quảng cáo ngoài phạm vi 9 phút trên kênh Truyền hình NBC, trên cơ sở đó có thể lấy kinh phí từ dịch vụ quảng cáo hỗ trợ cho công tác quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên kênh NBC.
-Các Bộ, ngành, địa phương được quảng bá, giới thiệu trên kênh Truyền hình NBC có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho xây dựng các hình ảnh quảng bá trên kênh NBC; các địa phương hỗ trợ trực tiếp cho công tác quảng bá, truyền hình trực tiếp các họat động của cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008 tại địa phương…

Sự hỗ trợ là bao nhiêu, sẽ còn tuỳ “hảo tâm” của “các Bộ, ngành, địa phương được quảng bá, giới thiệu trên kênh Truyền hình NBC.” Nhưng cứ theo ý của phía đề nghị, cụ thể là trong công văn số 1351/UBND và 1354/UBND ngày 10/3/2008 ca UBND tỉnh Khánh Hoà gửi UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND thủ đô Hà Nội, khoản tiền hỗ trợ không hề nhỏ:

Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội)


Được sự đồng ý của Chính Phủ, cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008 sẽ được tổ chức tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong thời gian từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 7 năm 2008. Đây là một sự kiện văn hóa có quy mô toàn cầu, mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng về đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè ở khắp các châu lục trên thể toàn thế giới..

Nhân sự kiện này, Tổ chức Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới sẽ dành cho Ban Tổ chức cuộc thi khoảng thời gian 09 phút (với giá trị 07 triệu USD) để giới thiệu, quảng bá về hình ảnh con ngươi, đất nước Việt Nam với bạn bè thế giới trên Kênh Truyền hình NBC trong ngày diễn ra vòng thi chung kết và được truyền hình trực tiếp trên 120 quốc gia vào lúc 09 giờ sáng ngày 14/7/2008.
Để phục vụ cho việc quảng bá nêu trên, Ban Tổ chức kính đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội) giới thiệu một số địa điểm danh lam thắng cảnh cần quảng bá của địa phương với thời lượng dự định là 02 phút để Ban Tổ chức khảo sát. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội) có kế hoạch kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương và các doanh nghiệp đang có dự án đầu tư tại địa phương tài trợ kinh phí hỗ trợ cho Ban Tổ chức cuộc thi.
Rất mong Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội) quan tâm, tạo điều kiện và có văn bản trả lời trước ngày 30/3/2008 để Ban Tổ chức xây dựng kế hoạch thể hiện.
Trân trọng!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- TT Tỉnh uỷ (để b/c);
- TT. UBND tỉnh;
- Công ty cổ phần Hoàn Vũ (thôn Phước Hạ,
xã Phước Đồng, TP. Nha Trang);
- VP. đại diện Cty cổ phần Hoàn Vũ
(600, Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí
- Chánh VP.UBND tỉnh,
- Lưu: VT, TB.
Tải file đính kèm
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Lê Xuân Thân




Theo các công văn trên, 9 phút quảng bá có giá trị 7 triệu đô. Mỗi thành phố được “phân bổ” 2 phút, giá mấy triệu?
Lẽ nào, chỉ 9 phút quảng bá có giá tới 7 triệu đô?
Cuối năm 2007, Chính phủ chi 290.750 USD (4,7 tỷ đồng) để phát sóng đoạn phim 30 giây quảng bá du lịch Việt Nam trên CNN. Nếu tính theo phép số học, để phát sóng 9 phút (30 giây x 18), phải trả 5.233.500 USD. Tạm cho rằng CNN và NBC có đẳng cấp ngang nhau, và đừng khó tính, chi li quá, coi như 5,23 triệu và 7 triệu không xa nhau là bao.
Nhưng, 30 giây không chỉ được phát trên CNN có 1 lần, mà là trong liên tục 13 tuần tức là 91 ngày, mỗi ngày phát 2 lần, tổng cộng 182 lần. Tức là, có 91 phút quảng bá du lịch Việt Nam trên CNN. Chi 290.750 USD để có 91 phút quảng bá, tính ra 9 phút chỉ có 29.000 USD.
Vậy mà người ta nói rằng, 9 phút trên NBC trị giá tới 7 triệu đô!
Trở ngược thời gian, về lại lúc người ta hớn hở khoe rằng tổ chức MUO đồng ý cho Việt Nam đăng cai Miss Universe 2008. Con số 7 triệu đô cũng đã được nhắc đến, nhưng không phải là giá trị 9 phút quảng bá, mà là tiền bản quyền.
Lại nhớ, trong cuộc họp báo công bố việc tổ chức MUO và Cty Hoàn Vũ ký hợp đồng tổ chức Miss Universe 2008 tại Việt Nam, các nhà báo gần như bị mắng là bất lịch sự, không mến khách khi hỏi về nội dung hợp đồng.
Ai biết nội dung hợp đồng đó, “Bác” Nhân có biết?