Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Chớ lơ là căn cứ của Trung Quốc ở đảo Chữ Thập

Về sự chiếm đóng của Trung Quốc ở Trường Sa, nhiều người dường như chỉ biết tới Gạc Ma, chỉ quan tâm tới Gạc Ma. Nhưng thật ra, thành công đầu tiên, quan trọng nhất của Trung Quốc ở Trường Sa là việc chiếm đóng đảo Chữ Thập, ngày 31/1/1988. Đảo Chữ Thập thuộc cụm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, nhưng cách xa các đảo khác của cụm này, và cũng khá cách biệt với các thực thể địa lý khác của quần đảo Trường Sa. Căn cứ của Trung Quốc trên đảo Chữ Thập là căn cứ gần bờ biển Việt Nam nhất, hiện nay cũng là căn cứ lớn nhất trong số các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa.


Trong bản đồ, các đảo có chữ số màu đỏ là các đảo được Việt Nam đóng giữ từ tháng 12/1987 đến tháng 3/1988, các đảo có chữ số màu đen là các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng từ tháng 1/1988 đến tháng 3/1988, theo thứ tự trước - sau.


2 nhận xét:

  1. Chán quá! Sao hồi đó mình lơ là vậy nhỉ? xưa nay tôi cứ tưởng đá Chữ Thập nó chiếm trước giải phóng. Ai dè! Buồn quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lúc ấy đã làm nguyên nhà nổi chỉ việc ra cắm thôi nhưng sóng to gió lớn tàu ta bé tốc độ chậm hơn các tàu vận tải của TQ thứ 2 là TQ đã nhắm Chữ Thập đầu tiên nên tăng số lượng tàu bao vây Chữ Thập từ trước ta mà chạy tới thì Chữ Thập (số 1) trở thành vụ nổ súng trước cả Gạc Mạc (số 6).Như vậy một phần đẻ bảo toàn lực lượng (tàu đổ bộ) dành cho việc chiếm đảo khác, một phần Chữ Thập nằm trong khu vực công kích của không lực ta nên vẫn gây áp lực cho lực lượng TQ. Chỉ có Gạc Ma ở vị trí tối quan trọng: quá gần đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông lại cả Gạc Ma,Len Đao, Côlin án ngữ cả lối vào cụm Sinh Tồn nên ta quyết bảo vệ,nhưng TQ vẫn quyết chiếm, về Gạc Ma cũng do ta thiếu quyết tâm đưa không quân ra đánh âu cũng do quân bài này cũng là con dao 2 lưỡi vì không quân với các máy bay su22 vào thời điểm đó chưa có các tên lửa diệt hạm tiên tiến nhất nếu tân công tàu TQ thành công là một chuyên nhưng không thành công thì TQ biết không quân ta yếu kém ra sức giao chiến với ta,chưa kể họ gia tăng tàu chiến có hệ thống phòng không như vậy leo thang chiến sự một điều mà ta không mong muốn khi ta quá thiếu tàu chiến.Chỉ tiếc nếu thời điểm đó các ông Việt Nam cộng hòa dùng hết tàu khinh hạm để chạy trốn (chỉ còn mỗi HQ1 Phạm Ngũ Lão nếu dùng coi như hết vốn) không thì với đội tàu khinh hạm gọi là 1 nhì đông nam á cộng với máu liều có sẵn thì quận đội nhân dân Việt Nam đã có một trận hải chiến ra trò

      Xóa