Hiện
nay, sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 hay được gọi là hải chiến Gạc Ma. Không
đúng, vì ngày đó súng nổ, máu đổ không
chỉ riêng ở bãi Gạc Ma, mà cả ở bãi Cô Lin, bãi Len Đao. Nhắc tới ngày 14/3/1988
mà chỉ nói riêng về chuyện xảy ra ở Gạc Ma, bỏ qua những gì diễn ra ở Cô Lin
và Len Đao là phiến diện, không đầy đủ về sự kiện.
Mọi người hay nói “64 liệt sĩ hy sinh
ở Gạc Ma”, cũng không đúng. Trong số 64 liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988, có 62 liệt sĩ hy sinh trên
bãi Gạc Ma và tàu HQ-604, 2 liệt sĩ hy sinh cùng tàu HQ-605 ở cạnh bãi Len Đao.
Có mấy tờ báo nói rằng quân ta bị tập
kích ở Gạc Ma, rằng Trung Quốc chọn ngày 14/3/1988 để đánh ta ở Gạc Ma, vì ngày
đó nước ta đang để tang cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Tào lao. Vì
ngày 14/3/1988 là ngày các đơn vị của ta được lệnh đóng giữ các bãi Cô Lin, Len
Đao, Gạc Ma.
Các bãi Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao trong cụm đảo Sinh Tồn
Sách
Lịch sử hải quân Nhân dân Việt Nam (1955 – 2005) có đoạn: Trước tình hình đó, ngày 4 tháng 3 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy Quân
chủng họp nhận định: Trung Quốc đã cho quân chiếm giữ Chữ Thập, Châu Viên, Ga
Ven, Xu Bi, Huy Gơ, ta xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lát,
Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi
chiếm đóng của hải quân nước ngoài ra các đảo lân cận. Song đối phương có thể
chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và đông
kinh tuyến 115 độ. Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân nước ngoài
chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo
Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo
Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khẩn trương,
bởi trong cùng một lúc hải quân ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều
kiện phương tiện, trang bị của ta cũ, thô sơ, lực lượng hạn chế.
Gửi đồng chí Sơn – Thuyền trưởng HQ 605. Tư lệnh Hải
quân lệnh: 1. Đúng 6 giờ ngày N phải chiếm Len Đao. 2. Sẽ có tàu chở hàng và
nhà (nhà cao chân – Thiềm Thừ) tới sau. 3. Quy định: Khi nào nhận điện “Tiếp tế Sinh Tồn T42” thì
ngay lập tức chiếm lĩnh Len Đao; 11 giờ ngày 13/3 có mặt tại Tốc Tan cập mạn
tàu Đại Lãnh gặp đồng chí Cai (Trung tá Võ Tiến Cai – Thiềm Thừ ghi chú) – lữ phó 146 nhận nhiệm vụ cụ thể; Gạc Ma
là điểm A, Cô Lin là điểm B, Len Đao là điểm C. Đó là nội dung điện tối mật ngày 11/3/1988 của Phó đô
đốc, Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân Giáp Văn Cương gửi Thuyền
trưởng tàu HQ-605, Đại úy Lê Lệnh Sơn. Trung
tá Đỗ Xuân Công, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 (sau này là Phó Đô đốc, Tư lệnh Hải
quân) ghi chú trong bức điện: N là ngày
14/3. Trước đây có thống nhất với đ/c Cai là 7 giờ ngày N. Nay quyết định đúng
6 giờ ngày 14/3 tàu 605 phải chiếm được Len Đao. Để thực hiện được việc đó thì
đúng 11 giờ ngày 13/3 605 phải tập kết ở Tốc Tan.
Một số tàu khác cũng nhận được mật
lệnh hành quân tới đóng giữ bãi Gạc Ma và bãi Cô Lin, như tàu HQ-604, HQ-505,
HQ-614… Qua văn bản mật lệnh, có thể thấy Quân chủng Hải quân đã đoán biết
(hoặc biết) ý định của Trung Quốc chiếm đóng các bãi Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin,
nên ra lệnh hành quân khẩn trương, ngay cả khi tàu mới chỉ có người, chưa có
vật liệu để tổ chức đóng giữ đảo.
Đang làm nhiệm vụ cạnh đảo Đá Đông,
tàu HQ-605 nhanh chóng tới đảo Tốc Tan, rồi lên bãi Len Đao ở phía Bắc, đêm
13/3/1988. Từ bờ, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 cũng ghé đảo Đá Lớn để nhận nhiệm vụ
cụ thể, rồi hành quân xuống bãi Cô Lin, bãi Gạc Ma ở phía Đông Nam, chiều ngày 13/3/1988.
Chỉ ít phút sau khi tàu HQ-505 và tàu HQ-604 thả neo, một tàu hộ vệ của Trung
Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang, đòi
tàu ta rời khỏi Gạc Ma. Đến chiều tối, Trung Quốc đưa tới thêm một tàu chiến,
các tàu của họ thay nhau chạy quanh bãi Gạc Ma… Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh, tổ
chức đóng giữ bãi Gạc Ma ngay trong đêm 13/3.
Theo sách Lịch
sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 – 2005), khoảng 3 giờ sáng ngày
14/3/1988, lực lượng của Trung đoàn 83 Công binh bắt đầu chuyển vật liệu lên
bãi Gạc Ma, lực lượng của Lữ đoàn 146 tổ chức cắm cờ và bảo vệ công binh làm
nhiệm vụ. Khoảng 6 giờ ngày 14/3/1988, Trung Quốc điều tới thêm 2 tàu, dùng 3
thuyền nhôm đưa khoảng 40 lính lên bãi Gạc Ma, giật quốc kỳ Việt Nam, bắn chết Thiếu
úy Trần Văn Phương, đâm trọng thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh. Bị quân ta đánh
trả, địch rút quân ra xa, bắn vào các tàu ta và quân ta đang ở trên bãi Gạc Ma.
Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 và Đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền
trưởng HQ-604 chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41
đánh trả quyết liệt. Bị trúng nhiều đạn pháo địch, tàu HQ-604 chìm dần xuống
biển… Trung tá Trần Đức Thông, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu úy Trần Văn Phương và 59 đồng đội hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt. Những người còn sống đi tìm vớt
đồng đội hy sinh và bị thương, đưa lên một xuồng của công binh rồi bơi về phía
tàu HQ-505 ở bãi Cô Lin.
Tại bãi Cô Lin, tàu HQ-505 trúng đạn pháo địch, bị
hỏng máy. Thiếu tá Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy khẩn trương sửa máy, rồi
lệnh chạy cả hai máy tàu, ủi bãi Cô Lin. Thấy vậy, hai tàu Trung Quốc tập trung
bắn dữ dội vào tàu HQ-505. Tàu HQ-505 trườn được hai phần ba thân lên bãi thì
bốc cháy. Lực lượng trên tàu vừa triển khai dập lửa cứu tàu, bảo vệ bãi Cô Lin,
vừa đưa xuồng đi cứu vớt đồng đội ở phía bãi Gạc Ma.
Trung úy Phạm Hữu Doan, Thuyền phó HQ-605 (người thứ hai từ phải qua), khi là sinh viên Học viện Hải quân Nikola Vaptsarov, Bulgaria, năm 1982
Tại bãi Len Đao, sáng ngày 14/3/1988 tàu HQ-605 bị tàu
địch bắn cháy, đến sáng ngày 15/3/1988 thì chìm hẳn. Trung úy Phan Hữu Doan,
Thuyền phó tàu HQ-605 và trung sỹ Bùi Duy Hiển, báo vụ tàu HQ-605 hy sinh. Nhưng quân ta vẫn bám trụ tại
bãi Len Đao. Tối ngày 14/3, khi tàu HQ-614 tới, lực lượng trên tàu HQ-605 đưa
nhau bơi về đảo Sinh Tồn.
Trong trận chiến ngày 14/3/1988 tại các bãi san hô Gạc
Ma, Cô Lin, Len Đao, chúng ta mất 64 người, bị bắn chìm bắn cháy 3 tàu. Nhưng những
người lính Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng đã không bỏ chạy, không
bỏ đảo, không bỏ đồng đội. Chiều ngày 14/3/1988, các tàu HQ-931, HQ-671, HQ-614
lần lượt tới tiếp ứng bảo vệ bãi Len Đao và bãi Cô Lin. Trung Quốc chỉ chiếm được
bãi Gạc Ma.
Kỳ trước: Gạc Ma trong chiến dịch CQ88 – 1. Những người ra trận
Kỳ sau: Sao không chiếm lại Gạc Ma?
Kỳ trước: Gạc Ma trong chiến dịch CQ88 – 1. Những người ra trận
Kỳ sau: Sao không chiếm lại Gạc Ma?
Tuyệt vời, những tư liệu cực kỳ quý giá A ah.
Trả lờiXóaCảm ơn Mạnh Hùng
Xóagiờ nhà báo nào cũng viết đúng viết đủ như bác thiềm thừ tốt quá.
Trả lờiXóaCảm ơn Xuân Linh. Thiềm Thừ có điều kiện tiếp nhận thông tin hơn một số đồng nghiệp :)
Xóaanh ơi, có phần 3 chưa, hay quá anh ạ
Trả lờiXóabài viết rất chi tiết, cảm ơn chú!
Trả lờiXóa