Từ giữa năm 1987, Trung
Quốc tăng cường hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa. Lãnh đạo Quân chủng Hải
quân xác định, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là
nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất, vinh quang nhất của Quân chủng.
Toàn quân chủng bước vào chiến dịch CQ88 (Chủ quyền 88).
Đại
tá Nguyễn Văn Dân kể, trước năm 1987 mình đã đóng giữ một số đảo chìm. Từ giữa
năm 1987, tình hình tại quần đảo Trường Sa diễn biến rất khẩn trương, Trung
Quốc đưa nhiều tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu đổ bộ đến khu vực quần đảo
Trường Sa. Toàn Quân chủng Hải quân vào chiến dịch CQ88 (Chủ quyền 88). Biết
đối phương có ý đồ, cấp trên chỉ đạo Vùng 4 làm sẵn các khung nhà cao chân, tổ
chức biên chế lực lượng để mang ra ráp tại các đảo chìm, bãi đá ngầm. Khi đó ông
Dân là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4, trực tiếp chỉ huy khu vực 2 của
Trường Sa. Tháng 10-1987, Trung tá Dân trực tiếp cùng Trung tá Lưu Đình Lừng -
Hải đội trưởng một hải đội của Lữ đoàn 125 đi tàu HQ 617 ra tăng cường cho
Trường Sa.
nhà cao chân ở đảo Núi Le, tháng 5-1988 - ảnh của Nguyễn Viết Thái, phóng viên báo Phú Khánh, người ngồi bên trái
Tàu
HQ 617 mang 3 khung nhà cao chân và 3 khung lực lượng đóng giữ đảo, vừa nắm
tình hình vừa dựng nhà trên đảo chìm. Trọng tâm là giữ bằng được đảo Đá Lớn.
Đảo Đá Lớn gần đất liền hơn so với nhiều đảo khác. Đá Chữ Thập còn gần hơn,
nhưng lúc đó mình quan niệm Chữ Thập nó nhỏ. Đá Lớn là một bãi cạn dài hơn 20
km, tương đương với các đảo Thuyền Chài, Đá Đông, là những đảo loại to nhất ở
Trường Sa, đều do ta đóng giữ. Đảo Núi Thị (Đá Thị) cũng rất quan trọng, ở ngay
phía Đông đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm giữ và không xa các đảo Thị Tứ,
Loại ta đang bị Philippines
chiếm giữ.
Đơn
vị của Trung tá Dân đã xác định được luồng vào hồ Đá Lớn (vùng nước phía trong
vành đai san hô) và 3 điểm dựng nhà. Nhưng khoảng ngày 7, ngày 8-11-1987 có một
cơn bão lớn, tàu HQ 617 bị mất toàn bộ hệ thống neo, phải về đất liền tránh
bão…
đảo Núi Thị, tháng 12-2011
Ngày
20-1-1988, nhóm cán bộ đầu tiên của Bộ Tư lệnh Hải Quân do Chuẩn Đô đốc, Phó Tư
lệnh Phạm Huấn dẫn đầu vào đến Cam Ranh, lập Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư
lệnh Hải Quân. Tại đây, Chuẩn Đô đốc Phạm Huấn phổ biến Nghị quyết của Quân
chủng về nhiệm vụ đóng giữ các đảo chìm trong tình hình khẩn trương. Đến tháng
2, Tư Lệnh Quân chủng Giáp Văn Cương cũng vào Cam Ranh, trực tiếp làm Tư lệnh
Vùng 4, chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ88).
Sau 1975, Việt Nam đóng giữ thêm 16 đảo
ở Trường Sa
Tháng 4-1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản 5 đảo
từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà: Song Tử Tây (Southwest Cay), Sơn Ca (Sand Cay),
Nam Yết (Namyit Island), Sinh Tồn (Sincowe Island), Trường Sa (Spratly Island).
Tháng 2-1978, Philippines
đưa quân chiếm đóng đảo Panata (cồn san hô Lan Can - Lankian Cay), đảo Dừa (Bến
Lạc - West York Island ).
Ngày 10-3-1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang (Amboyna Cay). Ngày 15-3-1978, ta
đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe
East Island ,
tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef). Ngày 30-3-1978, ta đóng giữ đảo
Hòn Sập (Phan Vinh - Pearson Reef). Ngày 4-4-1978, quân ta hoàn thành việc đóng
giữ đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London
Reef). Cũng trong tháng 4-1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền
Chài (Barque Canada
Reef), nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm, tháng 5-1978 phân đội được rút
về đất liền.
Tháng 12-1986 và tháng
1-1987, Malaysia
chiếm đóng bãi Kỳ Vân (Mariveles Reef) và bãi Kiệu Ngựa ( Ardasier Reef). Tháng
3-1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài.
Tháng 6-1987, Trung
Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. Tháng 10, tháng 11-1987, một số tàu
chiến của Trung Quốc đi gần các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông,
Trường Sa, Song Tử Tây.
Ngày 24-10-1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng 4 chuyển
trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường. Ngày 6-11-1987,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa, giao cho Quân
chủng Hải quân "Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người,
không chờ chỉ thị cấp trên".
Ngày 2-12-1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây
(West London Reef ).
Ngày 25-1-1988, quân ta đóng giữ đảo Tiên Nữ (Tennent Reef).
Ngày 25-1-1988, quân ta đóng giữ đảo Tiên Nữ (Tennent Reef).
Ngày 31-1-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
Đảng ủy Quân chủng Hải quân xác định: “Lúc này, nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương
nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân".
Ngày 5-2-1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lát (Ladd Reef).
Ngày 18-2-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Châu Viên (Cuarteron Reef).
Ngày 19-2-1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Đông (East
London Reef).
Ngày 20-2-1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef).
Ngày 20-2-1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef).
Ngày 26-2-1988, Trung Quốc
chiếm đóng đảo Ga Ven (Gaven Reef).
Ngày 27-2-1988, ta đóng giữ đảo Tốc Tan (Alison Reef).
Ngày 28-2-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Huy Ghơ (Hughes Reef, đá Tư
Nghĩa), cùng ngày ta đóng giữ đảo Núi Le (Cornwallls South Reef).
Ngày 14-3-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Gạc Ma (Johnson Reef). Ta
đóng giữ và bảo vệ thành công đảo Cô Lin (Collins Reef hay Johnson North Reef),
đảo Len Đao (Landsdowne Reef).
Ngày 15/3/1988, ta đóng giữ đảo Đá Thị (Núi Thị, Petley reef)
Ngày 16/3/1988, ta đóng giữ đảo Đá Nam (South reef)
Ngày 15/3/1988, ta đóng giữ đảo Đá Thị (Núi Thị, Petley reef)
Ngày 16/3/1988, ta đóng giữ đảo Đá Nam (South reef)
Ngày 23-3-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Xu Bi (Subi Reef).
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, và một số tư liệu khác
cho em xin mạo muội hỏi vài câu! liệu có phải từ sau sự kiện Philippin đổ quân, mở rộng chiếm đóng thêm các đảo, bãi đá năm 1978 thì quân ta mới thấy nguy cơ. nên mới bắt đầu mở rộng đóng giữ thêm các đảo, bãi đá không? khoảng thời gian từ sau năm 1978 quân ta đóng giữ thêm các đảo, bãi đá còn quá ít. có phải sau khi thấy việc Trung Quốc diễn tập quân sự trên biển,cử nhiều tàu chiến đến Trường Sa nên quân ta mới đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa việc phải đóng giữ thêm các bãi đá để ngăn cản trung quốc chiếm.?
Trả lờiXóaem cũng như nhiều người con đất việt sau khi đọc được những bài viết kể về công cuộc đóng giữ trên các đảo thuộc quần đảo trương sa mới thấy hết được sự hi sinh gian khổ của các chiến sĩ hải quân,cũng như tài thao lược của các chú,các bác bên lãnh đạo nhà nước. em rất cảm động trước những hi sinh đó.
Tuy nhiên em hơi tiếc rằng mình đã không ngăn được TQ vào chiếm thêm quần đảo TS cho dù trước đó bọn chúng đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 rồi. có lẽ nếu nước ta không hứng chịu thêm cuộc chiến ở hai đầu biên giới tổ quốc Tây nam và Phía bắc thì chắc sẽ bớt khó khăn hơn trong việc đóng giữ các đảo trên quần đảo Ts. có thể ta đã chặn đứng philippin và các nước khác chiếm thêm các đảo trên quần đảo Trường sa rồi.
em xin chú Thiềm Thừ cho lời nhận xét ý kiến của em ạ!
em xin chân thành cảm ơn chú, cũng như gửi lời chân thành cảm ơn các anh,các chú đã hi sinh cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ quần đảo Trường Sa!
em xin bổ sung thêm là từ năm 1978 đến năm 1987. gần 10 năm nhưng quân ta đóng giữ thêm các đảo,đá còn ít, chưa kịp thời. đến sau năm 1988 mới đẩy nhanh tiến độ!????
Trả lờiXóa