Bộ tư lệnh Vùng IV Hải quân cho biết, năm 2010 đã có 200 lượt nhà báo đến với
Trường Sa. Họ làm gì ở Trường Sa? Xin khoe vài hình ảnh nhóm nhà báo đến các đảo
khu vực giữa quần đảo Trường Sa, thuộc xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh
Khánh Hòa từ cuối tháng 12-2010 đến cuối tháng 1-2011.
Nhóm chúng tôi có 10 người, nhưng thực sự tác nghiệp chỉ có 9 người. Tại sao vậy, xin kể sau. Trong ảnh là nơi ăn, chốn ở và làm việc của các nhà báo trên tàu Trườg Sa 20. Anh chàng áo sọc gần nhất là Lại Hữu Việt, báo Quảng Ninh.
Lên mỗi đảo, nhóm nhà báo đều có quà tặng lính đảo. Trong ảnh, Đại úy Xuân Hòa, báo Quân Đội Nhân Dân, nhóm trưởng tặng quà đảo Núi Le. Người nhận là Đại úy Trịnh Bá Sơn, Chính trị viên đảo Núi Le.
Mỗi túi quà nhà báo tặng đảo chỉ có vài tờ báo, tạp chí (hình như ế,
), chai nước cay, gói
cà phê. Đổi lại, chúng tôi được lính đảo đãi ề hề thịt chó, các đặc sản cá
bò bọc thép, cá mú, ốc nhảy (đĩa ốc nhảy trong ảnh, ở đất liền chắc chắn không
có giá dưới 300 ngàn đồng)... Đặc biệt, có một số loài nhuyễn thể rất ngon, được
lính đảo gọi bằng những cái tên rất gợi, nhưng không tiện nói ở đây
. Ai ra Trường Sa
khắc biết.
.Anh chàng Lê Kiên, tức Kiên sứt - Tuổi Trẻ nổi hứng, đòi Thiếu úy Đào Ngọc Thảo, đảo Tốc Tan cắt tóc cho.
Anh chàng Nguyễn Đình Tăng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đêm nằm hay than nhớ vợ ở mãi Cà Mau. Nhưng rất chịu khó tác nghiệp. Y "bắn" từ lỗ châu mai trên đảo Núi Le...
Và trèo lên tận nóc đảo Len Đao, đặt láp-tóp trên tấm pin mặt trời để gửi bài về tòa soạn. Ở đúng vị trí này mới có sóng 2G tạm đủ để truyền bài, ảnh.
Xuân Hòa đang làm gì trên đảo Cô Lin? Y đang muốn mùi từ hai cánh tỏa ra khiến các anh bạn Trung Quốc ở tàu chiến (bên trái) và căn cứ Gạc Ma (bên phải) ngất ngây.
Xuân Tùng lội nước, đẩy xuồng khi từ đảo Cô Lin ra tàu
Che mưa và sóng biển cho anh bạn Lê Tuấn ghi hình, khi đang trên đường vào đảo Đá Lớn
Nhóm phóng viên VTV1: Xuân Tùng - Lê Tuấn - Đăng Thụ say sưa tác nghiệp ở đảo Cô Lin, không biết có ba khán giả đang chăm chú theo dõi!
Chuyến đi đầy kỷ niệm với Kiên sứt và Trọng Tuân, phóng viên đầu tiên của báo Hải Dương được ra Trường Sa.
Nhóm chúng tôi có 10 người, nhưng thực sự tác nghiệp chỉ có 9 người. Tại sao vậy, xin kể sau. Trong ảnh là nơi ăn, chốn ở và làm việc của các nhà báo trên tàu Trườg Sa 20. Anh chàng áo sọc gần nhất là Lại Hữu Việt, báo Quảng Ninh.
Lên mỗi đảo, nhóm nhà báo đều có quà tặng lính đảo. Trong ảnh, Đại úy Xuân Hòa, báo Quân Đội Nhân Dân, nhóm trưởng tặng quà đảo Núi Le. Người nhận là Đại úy Trịnh Bá Sơn, Chính trị viên đảo Núi Le.
Mỗi túi quà nhà báo tặng đảo chỉ có vài tờ báo, tạp chí (hình như ế,
.Anh chàng Lê Kiên, tức Kiên sứt - Tuổi Trẻ nổi hứng, đòi Thiếu úy Đào Ngọc Thảo, đảo Tốc Tan cắt tóc cho.
Anh chàng Nguyễn Đình Tăng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đêm nằm hay than nhớ vợ ở mãi Cà Mau. Nhưng rất chịu khó tác nghiệp. Y "bắn" từ lỗ châu mai trên đảo Núi Le...
Và trèo lên tận nóc đảo Len Đao, đặt láp-tóp trên tấm pin mặt trời để gửi bài về tòa soạn. Ở đúng vị trí này mới có sóng 2G tạm đủ để truyền bài, ảnh.
Xuân Hòa đang làm gì trên đảo Cô Lin? Y đang muốn mùi từ hai cánh tỏa ra khiến các anh bạn Trung Quốc ở tàu chiến (bên trái) và căn cứ Gạc Ma (bên phải) ngất ngây.
Xuân Tùng lội nước, đẩy xuồng khi từ đảo Cô Lin ra tàu
Che mưa và sóng biển cho anh bạn Lê Tuấn ghi hình, khi đang trên đường vào đảo Đá Lớn
Nhóm phóng viên VTV1: Xuân Tùng - Lê Tuấn - Đăng Thụ say sưa tác nghiệp ở đảo Cô Lin, không biết có ba khán giả đang chăm chú theo dõi!
Chuyến đi đầy kỷ niệm với Kiên sứt và Trọng Tuân, phóng viên đầu tiên của báo Hải Dương được ra Trường Sa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét