* Họp
phụ huynh học sinh đầu năm học:
- Phụ huynh nào có thể viết giùm tôi biên bản? Anh đầu hói đeo kính, anh viết biên bản nhé!
* Họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ I:
- Chị viết biên bản nhé?
- Dạ, tôi ít chữ, không viết được đâu.
- Vậy, anh viết biên bản nhé?
- Dạ, tôi không quen viết cô giáo ơi.
- Hừm…! Đây rồi, người viết biên bản lần trước đến rồi. Anh viết biên bản nhé!
- Vâng! Ờ, xin lỗi cô, hôm nay tôi quên không mang kính.
- Hừm…! Tôi rất buồn về thái độ của quý vị phụ huynh. Chỉ một việc nhỏ là viết biên bản mà không ai chịu làm. Với việc của chính mình mà còn thiếu trách nhiệm như thế này, không hiểu quý vị quan tâm, có trách nhiệm với con cái ra sao!...
Phụ huynh học sinh nhìn nhau. Thôi thì, lấy chữ “Nhẫn” làm đầu, cố nhịn vì tương lai con em chúng ta! Chị X. nói cô giáo đưa giấy để chị viết biên bản họp phụ huynh.
* Họp phụ huynh học sinh cuối năm học:
- Chị X., chị lại viết biên bản nhé. Thưa quý vị, chị X. chỉ là giáo viên tiểu học thôi, nhưng viết biên bản có kém ai đâu!
…
- Về kết quả học tập, lớp ta học kỳ một có tám em đạt học sinh giỏi, nhưng đáng buồn học kỳ hai và cả năm chỉ có bảy em đạt học sinh giỏi. Em A. đã không giữ được kết quả như học kỳ một. Quý vị có biết em A. không? Em A. chính là con của đồng chí nhà báo, kỳ họp trước tôi mời viết biên bản mà không chịu viết đấy!
Em A. không giữ được kết quả học sinh giỏi vì môn văn - môn của cô giáo chủ nhiệm - thiếu 0,1 điểm!
Hồi xưa học cấp 3 Nguyễn Huệ ở Hà Đông, cô Hoàng Dân Hiên làm chủ nhiệm cả 3 năm, cô dạy môn Địa lý. Ba mươi năm rồi, vẫn nhớ cô Kim dạy Văn, cô Đính dạy Toán, cô Ly dạy Tiếng Nga, thầy Thịnh dạy thể dục, dạy Sử là thầy Nguyễn Vĩnh Thạnh, người dòng hoàng tộc, cùng đế hệ với vua Bảo Đại - Nguyễn Vĩnh Thuỵ… Các thầy cô, dù khó tính hay dễ tính – theo cách nhận xét của học trò - đều tận tình với học sinh.
Nhớ có lần mùa đông, hơn 3 giờ chiều tôi còn trùm chăn nằm co ro. Nhưng trong lúc trời rét mướt đó, cô Hiên đi xe đạp đến thăm nhà tôi, nhà thằng Lân, thằng Hùng… để kiểm tra việc học hành. Nhớ có lần trong giờ ra chơi, tôi đùa nghịch làm vỡ kính cửa sổ. Tiết sinh hoạt lớp tuần đó, cô Hiên không phê bình nhiều về chuyện đùa nghịch làm vỡ kính, mà tỏ ý không vui vì tôi không tự giác làm bản kiểm điểm và thay lại miếng kính bị vỡ…
Có những tiết sinh hoạt lớp, cô Hiên dành phần lớn thời gian đọc sách cho cả lớp nghe. Nhớ nhất là cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ý Edmondo De Amicis, hình như ngày đó phiên âm là Ét-môn-đô Đờ A-mi-xi. Mỗi tuần một câu chuyện về tình cảm gia đình, cha con, thầy trò, tình bạn, yêu quê hương, đồng cảm với những người bất hạnh… Trong đó có câu chuyện về con trai một nhân viên đường sắt.
Để nuôi gia đình, ông bố phải làm thêm ban đêm cho một nhà phát hành bằng cách viết tên và địa chỉ những người mua dài hạn sách báo của họ. Thương bố, cậu con trai đầu Giu-li-ô cứ đợi đến nửa đêm, khi bố đi ngủ là cậu lén dậy viết thay bố, vì chữ viết của hai bố con rất giống nhau. Ông bố được trả thêm nhiều tiền, vui vì tưởng mình viết nhanh hơn trước. Trong khi đó, Giu-li-ô vì thức đêm viết giúp bố nên phờ phạc, học hành sút kém. Ông bố ngày càng thất vọng về đứa con. Nhiều lúc bị mắng, Giu-li-ô định thú thật với bố, định thôi không viết nữa. Nhưng cứ khi chuông điểm nửa đêm, cậu ta lại dậy, tiếp tục âm thầm với giấy bút. Bốn tháng trôi qua.
Cho đến một hôm, bà mẹ thấy con trai xanh xao ốm yếu, lo lắng nói với chồng. Nhưng ông bố xẵng giọng, nó khoẻ ốm chẳng ảnh hưởng đến ông! Câu nói của bố khiến Giu-li-ô tê dại, như có mũi dao đâm thẳng vào tim cậu. Giu-li-ô quyết bỏ hẳn việc viết ban đêm, để lại học giỏi như trước, để lại được bố thương yêu như trước. Đêm đó, cậu vào phòng viết, chỉ để có lại lần cuối cảm giác một mình, âm thầm trong đêm khuya. Nhưng khi đèn đã thắp lên, những băng giấy trước mặt, cậu lại cặm cụi viết… Tiếng động do Giu-li-ô làm rơi sách đã khiến ông bố thức dậy, và hiểu hết. Ông bố ôm lấy con trai, mái tóc bạc kề trên mái tóc đen, nước mắt hoà vào nước mắt…
Cô Hiên đã khóc khi đọc câu chuyện đó, và nhiều đứa chúng tôi cũng khóc.
Đi họp phụ huynh cho con, tự nhiên nhớ lại những chuyện đã qua.!
- Phụ huynh nào có thể viết giùm tôi biên bản? Anh đầu hói đeo kính, anh viết biên bản nhé!
* Họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ I:
- Chị viết biên bản nhé?
- Dạ, tôi ít chữ, không viết được đâu.
- Vậy, anh viết biên bản nhé?
- Dạ, tôi không quen viết cô giáo ơi.
- Hừm…! Đây rồi, người viết biên bản lần trước đến rồi. Anh viết biên bản nhé!
- Vâng! Ờ, xin lỗi cô, hôm nay tôi quên không mang kính.
- Hừm…! Tôi rất buồn về thái độ của quý vị phụ huynh. Chỉ một việc nhỏ là viết biên bản mà không ai chịu làm. Với việc của chính mình mà còn thiếu trách nhiệm như thế này, không hiểu quý vị quan tâm, có trách nhiệm với con cái ra sao!...
Phụ huynh học sinh nhìn nhau. Thôi thì, lấy chữ “Nhẫn” làm đầu, cố nhịn vì tương lai con em chúng ta! Chị X. nói cô giáo đưa giấy để chị viết biên bản họp phụ huynh.
* Họp phụ huynh học sinh cuối năm học:
- Chị X., chị lại viết biên bản nhé. Thưa quý vị, chị X. chỉ là giáo viên tiểu học thôi, nhưng viết biên bản có kém ai đâu!
…
- Về kết quả học tập, lớp ta học kỳ một có tám em đạt học sinh giỏi, nhưng đáng buồn học kỳ hai và cả năm chỉ có bảy em đạt học sinh giỏi. Em A. đã không giữ được kết quả như học kỳ một. Quý vị có biết em A. không? Em A. chính là con của đồng chí nhà báo, kỳ họp trước tôi mời viết biên bản mà không chịu viết đấy!
Em A. không giữ được kết quả học sinh giỏi vì môn văn - môn của cô giáo chủ nhiệm - thiếu 0,1 điểm!
Hồi xưa học cấp 3 Nguyễn Huệ ở Hà Đông, cô Hoàng Dân Hiên làm chủ nhiệm cả 3 năm, cô dạy môn Địa lý. Ba mươi năm rồi, vẫn nhớ cô Kim dạy Văn, cô Đính dạy Toán, cô Ly dạy Tiếng Nga, thầy Thịnh dạy thể dục, dạy Sử là thầy Nguyễn Vĩnh Thạnh, người dòng hoàng tộc, cùng đế hệ với vua Bảo Đại - Nguyễn Vĩnh Thuỵ… Các thầy cô, dù khó tính hay dễ tính – theo cách nhận xét của học trò - đều tận tình với học sinh.
Nhớ có lần mùa đông, hơn 3 giờ chiều tôi còn trùm chăn nằm co ro. Nhưng trong lúc trời rét mướt đó, cô Hiên đi xe đạp đến thăm nhà tôi, nhà thằng Lân, thằng Hùng… để kiểm tra việc học hành. Nhớ có lần trong giờ ra chơi, tôi đùa nghịch làm vỡ kính cửa sổ. Tiết sinh hoạt lớp tuần đó, cô Hiên không phê bình nhiều về chuyện đùa nghịch làm vỡ kính, mà tỏ ý không vui vì tôi không tự giác làm bản kiểm điểm và thay lại miếng kính bị vỡ…
Có những tiết sinh hoạt lớp, cô Hiên dành phần lớn thời gian đọc sách cho cả lớp nghe. Nhớ nhất là cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ý Edmondo De Amicis, hình như ngày đó phiên âm là Ét-môn-đô Đờ A-mi-xi. Mỗi tuần một câu chuyện về tình cảm gia đình, cha con, thầy trò, tình bạn, yêu quê hương, đồng cảm với những người bất hạnh… Trong đó có câu chuyện về con trai một nhân viên đường sắt.
Để nuôi gia đình, ông bố phải làm thêm ban đêm cho một nhà phát hành bằng cách viết tên và địa chỉ những người mua dài hạn sách báo của họ. Thương bố, cậu con trai đầu Giu-li-ô cứ đợi đến nửa đêm, khi bố đi ngủ là cậu lén dậy viết thay bố, vì chữ viết của hai bố con rất giống nhau. Ông bố được trả thêm nhiều tiền, vui vì tưởng mình viết nhanh hơn trước. Trong khi đó, Giu-li-ô vì thức đêm viết giúp bố nên phờ phạc, học hành sút kém. Ông bố ngày càng thất vọng về đứa con. Nhiều lúc bị mắng, Giu-li-ô định thú thật với bố, định thôi không viết nữa. Nhưng cứ khi chuông điểm nửa đêm, cậu ta lại dậy, tiếp tục âm thầm với giấy bút. Bốn tháng trôi qua.
Cho đến một hôm, bà mẹ thấy con trai xanh xao ốm yếu, lo lắng nói với chồng. Nhưng ông bố xẵng giọng, nó khoẻ ốm chẳng ảnh hưởng đến ông! Câu nói của bố khiến Giu-li-ô tê dại, như có mũi dao đâm thẳng vào tim cậu. Giu-li-ô quyết bỏ hẳn việc viết ban đêm, để lại học giỏi như trước, để lại được bố thương yêu như trước. Đêm đó, cậu vào phòng viết, chỉ để có lại lần cuối cảm giác một mình, âm thầm trong đêm khuya. Nhưng khi đèn đã thắp lên, những băng giấy trước mặt, cậu lại cặm cụi viết… Tiếng động do Giu-li-ô làm rơi sách đã khiến ông bố thức dậy, và hiểu hết. Ông bố ôm lấy con trai, mái tóc bạc kề trên mái tóc đen, nước mắt hoà vào nước mắt…
Cô Hiên đã khóc khi đọc câu chuyện đó, và nhiều đứa chúng tôi cũng khóc.
Đi họp phụ huynh cho con, tự nhiên nhớ lại những chuyện đã qua.!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét