Có 3
cặp Hỏi - Trả lời, trong đó cách hỏi, cách trả lời khiến mình thấy
thú vị.
Câu A. Đây là câu thứ tư sau 3 câu hỏi “vĩ mô”, cấp dưới hỏi cấp trên. Thực ra, câu này cũng “vĩ mô”. Trả lời hay hơn câu hỏi, lại có phần vượt cả “lề bên phải” do người hỏi vạch sẵn cho Bộ trưởng trả lời! Chỉ lợn cợn một chút khi Bộ trưởng chiết tự - Quản lý là quản có lý.
Việt Nhân-Hà Nội: Xin Bộ trưởng cho biết làm sao để kiểm soát blog hiệu quả. Làm sao để blog đi đúng lề bên phải xin cám ơn bộ trưởng.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: Trước hết, phải nói Internet và blog xuất hiện ở VN là tiến bộ ngoạn mục của loài người được lan tỏa ở VN. Một xã hội thông thoáng, tự do cởi mở về thông tin, trao đổi với nhau qua blog là một xã hội tốt. Phải ghi nhận điều đó. Thử hình dung nếu không có Internet, không có blog làm sao mọi người hiểu lẫn nhau như hiện nay.
Đó là một vấn đề mang tính quy luật. Khi đổi mới và hội nhập, cái gì thế giới có ta có, vấn đề chỉ là sớm và muộn, nhanh và chậm, không ai đứng ngoài để trở thành ốc đảo.
Thế giới quản lý tốt, mình quản lý được. Quản lý là quản có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý. Đạo lý là ủng hộ người tốt, răn đe người không tốt. Nguyên lý là tạo hành lang cho người ta hành động. Đi ngoài hành lang không được và không an toàn.
Quản lý blog như thế nào? Chúng ta không hạn chế phát triển blog. Hiện nay VN có 1,1 triệu blogger, tương lai gần 3-5 triệu không xa lạ. Con số hàng triệu người đặt ra vấn đề xã hội lớn cần quản lý. Chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ, Quốc hội quản lý tốt blog, hạn chế 2 vấn đề: một là, hạn chế bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc cá nhân lẫn nhau, đặc biệt những người đứng trong bộ máy công quyền, người đại diện cho dân. Nó làm xã hội rối loạn, không thể phát triển.
Hai là hạn chế những tuyên truyền, vận động chống phá nhà nước, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế.
Để làm thế này có bước đi: tham mưu xây dựng một số quy chế quản lý dưới góc độ những văn bản dưới luật, hạn chế những việc không tốt, phát huy điều tốt, tiến tới hình thành Nghị định riêng, như NĐ 55 về quản lý internet. Cao hơn, đưa vào một chương quản lý trong Luật dân sự là đủ.
Việt Nam chủ trương khuyến khích phát triển blog để xã hội thông thoáng, nhiều thông tin. Thời đại 3 chữ T: trí tuệ, thông tin, và thương hiệu. Blog là dạng thông tin cá nhân, giúp mọi người hiểu , biết nhau và trao đổi vấn đề quan tâm,. Đây là vấn đề tốt. Tôi tin trong tương lai blog làm xã hội thông thoáng, cởi mở, nhiều thông tin, hiểu biết lẫn nhau, giúp mọi người làm nghề tốt hơn... nâng cao nhận thức, trình độ, từ đó nâng cao toàn bộ khả năng hành động của mình.
Câu B. Một câu hỏi hay. Trả lời né tránh nội dung chính của câu hỏi, ít thông tin.
LQQ-HCMC, VIETNAM:
Kinh Chao Bo truong, Tôi thực sự tin tưởng vào quyền lưc
truyền thông, các cơ quan truyền thông là chỗ dựa cho những người thấp cổ bé
họng hoặc nói hơn là đứng về phía đại đa số quần chúng. Trong khi đó, thực trạng
lại khác. Dường như trong tất cả các chiến lược đều hưóng báo chí, truyền thông
là cơ quan ngôn luận của đảng. Là cơ quan tuyên truyền đường lối của đảng. Xin
hỏi bộ trưởng, hiện tại các cán bộ báo chí đang ăn lương từ ngân sách (tiền dân
đóng) hay là từ đảng phí? Thật buồn, khi một vị nguyên là Thủ Tưởng chết mà
truyền thông trong nước lại không được đưa tin or đưa xong rồi lột xuống. Trong
khi con dân của mình phải đi đọc báo ngoại mới biết tin. Ông có biết những điều
đó là cho báo chí, truyền thông của mình mất điểm cạnh tranh trong thời kỳ hội
nhập không? Xin bộ trưởng cho biết định hướng của báo chí mình là sẽ cải tổ để
đi lên thành những tập đoàn đủ sức cạnh tranh trong thời ky hội nhập hay là sẽ
chuyên tâm thành một kênh chuyên tuyên truyền thôi?
Trả lời:
1. Luật Báo chí năm 1999 đã xác định rất rõ vai trò, chức năng của báo chí: Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Như vậy, có thể thấy rằng Luật Báo chí đã xác định rất rõ báo chí là diễn đàn của nhân dân chứ không phải chỉ là cơ quan ngôn luận của một tổ chức nào đó. Luật Báo chí cũng có những quy định cụ thể bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
2. Còn một số điều trong Luật không phù hợp với thực tiễn sẽ được sửa đổi cho phù hợp. Thực tế hiện nay, có một số cơ quan báo chí đã thực hiện nhiều loại hình báo chí, có báo viết, phát thanh – truyền hình, báo điện tử. Luật Báo chí sửa đổi lần này sẽ quy định cho phép cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí để phù hợp với thực tiễn. Đây cũng sẽ là tiền đề để hình thành các tập đoàn báo chí trong tương lai, khi các cơ quan báo chí có đủ điều kiện.
Câu C. Có lẽ Bộ trưởng thích nhất câu này, vì nó tạo điều kiện để ông nói rất nhiều về mình (1207 chữ), có cả những điều hứa hẹn. Có lẽ chỉ cần thêm bớt ít chữ, nó sẽ thành bản tự đánh giá cuối năm hoặc giữa nhiệm kỳ công tác. Nói tốt cho mình mà không mất lòng ai bên dưới.
Nguyên Hằng-Hà Tây: Xin chào Bộ trưởng, Tôi có vấn đề xin hỏi bộ trưởng như sau: Theo tôi đuợc biết Bộ trưởng không có chuyên môn trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, cntt,... vậy bộ trưởng đã làm gì để nắm rõ lĩnh vực mình phụ trách và làm tốt chức trách của mình. Bộ trưởng có thể chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này được không?. Câu hỏi thứ 2 là Bộ trưởng thường nói "Người tài là phải biết tập hợp cái tài của người khác" vậy xin hỏi bộ trưởng tự đánh giá thấy mình đã phải là người tài chưa? Những người xung quanh bộ trưởng có phải là những người tài không? Bộ trưởng đã dám cách chức một ai trong số những người không tài đã được bổ nhiệm chưa , xin cho ví dụ? Xin cảm ơn nếu bộ trưởng trả lời thành thực.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp:
Xin cảm ơn bạn,
Đọc gần 180 câu hỏi trên mạng, hỏi về đời tư 7 câu, dù không đúng chủ đề trực tuyến, nhưng vì là người đứng đầu, tôi xin có vài ý để các bạn hiểu thêm.
Hi vọng những người quan tâm cá nhân sẽ ra Hà Nội gặp tôi, để trao đổi thông tin, hiểu nhau sâu, hợp tác.
Về cá nhân, tôi là người lính xung kích, từ trong chiến tranh sang hòa bình, trong quân đội ra ngoài đời. Kể từ khi tôi nhập ngũ năm 17 tuổi, nay tôi đã 57 tuổi, có 40 năm công tác từ quân đội ra ngoài đời, nhiều vất vả nhưng vinh dự nhiều hơn. Tôi đã kinh qua 18 chức danh khác nhau, từ cơ sở đi lên, từ ngành, thành phố, lên tỉnh, ra trung ương, làm từ kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tư tưởng, văn hóa, thông tin. Tôi có cảm nhận, đi qua tất cả các chức danh, mỗi chức danh như một trường học tổng hợp. Ai đi qua nhiều chức danh, nếu làm tốt, sẽ có vốn liếng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc được giao.
Với bản thân tôi, qua 18 chức danh, ở đâu tôi cũng làm hết sức mình và quy tụ được những người khác xung quanh mình. Tôi cho rằng, nếu tôi có tài gì thì tôi phấn đấu có các tài cần nhất là quy tụ những cái tài của người gần mình để làm được. Đó là tài năng của người lãnh đạo, khiến mọi người làm được dưới sự chỉ huy và quy tụ của mình.
Trong quá trình đó, tôi đã được đào tạo kinh tế tại Đại học KTQD, tại Học viện Chính trị quốc gia HCM, học tại Liên Xô về kiến thức kinh tế đô thị và được làm nghiên cứu sinh ở HVCTQG về kinh tế hộ trong kinh tế thị trường. Tôi nghĩ, học qua trường là những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng hơn là học qua thực tiễn, qua bạn bè, qua sách vở.
Tôi có quan niệm: một cán bộ cần "4 chịu" mới thành công: chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở đó có "4 biết": biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều để xử sự với mọi người.
Tôi thực hiện phương châm 10 chữ trong thực hiện, hành động: tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cáp dưới trọng, sáng tọa để cấp dưới scó thêm việc làm và có thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới dễ gần và có thông tin, kỷ cương để người tốt có điểm tựa, người chưa tốt được giáo dục, rèn luyện cảm hóa được tốt hơn.
Phương châm này tôi thực hiện cả ở 18 chức danh và hoàn thành tốt, nhờ đó tôi có vốn liếng và kinh nghiệm để đảm đương chức vụ hiện nay là Bộ trưởng Bộ TT-TT.
Cố nhiên mọi chức vụ do Đảng phân công, lấy thước đo của tổ chức để phấn đấm trưởng thành. Tôi quan niệm, xác định người tài khó nhưng phải xác định được người tốt xung quanh mình. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt và dễ hoàn thành nhiệm vụ. Cần biết nhìn mọi người để xác định chỗ đứng cho mình.
Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo.
Về một bộ đa ngành, đa lĩnh vực như Bộ TT-TT, tôi tiếp tục thực hiện phương châm cũ: gần gũi chuyên gia, cố vấn, người có chuyên môn sâu, kinh qua thực tiễn tốt để tập hợp thông tin, quy tụ lực lượng, hoạch định chính sách. Tôi cùng tập thể lãnh đạo Bộ quyết liệt trong lĩnh vực mình cho là đúng đắn: quan tâm công tác quy hoạch, thể chế, luật lệ chuyên ngành, hướng dẫn nghiệp vụ để chỉ đạo hệ thống, đào tạo đội ngũ chuyên ngành, chuyên môn hóa, kiểm tra đốc thúc khen - chê, thưởng - phạt để công việc tiển triển nhanh hơn, tốt hơn.
Công tác cán bộ của là của Đảng, của ban cán sự Đảng, tôi chỉ xây dựng tiêu chí cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ, để quản lý hiệu quả hơn. Nguyên tắc của tôi là ai hiểu cán bộ sẽ quyết định công tác cán bộ, tránh tình trạng người không hiểu cán bộ ra quyết định. Tiêu cực là người do không hiểu cán bộ ra quyết định dẫn đến chạy chọt.
Tôi cho rằng, không ai kém cỏi hoàn toàn, chỉ có điều đặt ai vào chỗ nào để phát huy tốt nhất. Mỗi người có thể làm nhiều việc nhưng làm giỏi chỉ một việc, đó là việc họ được đào tạo tốt nhất, tâm huyết nhất, và say mê nhất.
Người biết tổ chức là biết chọn cán bộ để đặt đúng vị trí. Tôi đã thay đổi chức danh cho một số cán bộ ở Bộ. Đó không phải là cách chức mà là điều chỉnh cho phù hợp hơn, đúng vị trí và phát huy khả năng của họ như đã làm ở Cục ứng dụng, Viện chiến lược, Cục Phát thanh - truyền hình, Cục thông tin đối ngoại... Đổi mới, luân chuyển, thay thế được đồng tình, người bổ nhiệm phát huy tốt, điều chỉnh để làm tốt hơn. Ngay công tác cán bộ ở tập thể mất đoàn kết cũng vậy.
Xây dựng hạnh phúc gia đình là thiêng liêng nhất của mỗi người. Nhưng không ở được với nhau thì vẫn có luật hôn nhân gia đình để chia tay, nói gì là công tác cán bộ. Vì thế ở đâu không phù hợp thì có phương án điều chuyển, thay thế, luân chuyển, để mọi người phát huy tốt hơn, khả năng đáp ứng yêu cầu tốt hơn. Công tác cán bộ không chỉ vì một tổ chức mà vì từng con người. Nhiệm vụ là phải củng cố từng cơ sở. Để mọi người làm tốt hơn k khó, vấn đề là đánh giá đúng, gặp từng cán bộ để góp ý đúng, phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, yếu kém.
Tóm lại về mặt cá nhân, tôi chỉ hứa một điều bất kỳ chỗ nào Đảng phân công, tôi cố gắng cao nhất, đoàn kết anh em, suy nghĩ sáng tạo, vững vàng, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp, để thực thi tốt trách nhiệm, thực thi vai trò trách nhiệm trong bộ máy công quyền, hệ thống chính trị của đất nước. Tôi hứa sẽ đoàn kết anh em phấn đấu vươn lên, hoàn thành trách nhiệm người đứng đầu ở một ngành rộng lớn, đưa ngành trở thành nền tảng then chốt của xã hội, đóng góp tốt nhất vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế thắng lợi.
Tóm lại, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp quả là người Tài. Còn có Tốt không, THIỀM THỪ chưa xác định được, dù theo bác Hợp, xác định người tài khó hơn xác định người tốt. Nhưng có lẽ bác ấy là người tốt, vì bác ấy nói: “Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt.”
À, thế nào là người tốt nhỉ?
Câu A. Đây là câu thứ tư sau 3 câu hỏi “vĩ mô”, cấp dưới hỏi cấp trên. Thực ra, câu này cũng “vĩ mô”. Trả lời hay hơn câu hỏi, lại có phần vượt cả “lề bên phải” do người hỏi vạch sẵn cho Bộ trưởng trả lời! Chỉ lợn cợn một chút khi Bộ trưởng chiết tự - Quản lý là quản có lý.
Việt Nhân-Hà Nội: Xin Bộ trưởng cho biết làm sao để kiểm soát blog hiệu quả. Làm sao để blog đi đúng lề bên phải xin cám ơn bộ trưởng.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: Trước hết, phải nói Internet và blog xuất hiện ở VN là tiến bộ ngoạn mục của loài người được lan tỏa ở VN. Một xã hội thông thoáng, tự do cởi mở về thông tin, trao đổi với nhau qua blog là một xã hội tốt. Phải ghi nhận điều đó. Thử hình dung nếu không có Internet, không có blog làm sao mọi người hiểu lẫn nhau như hiện nay.
Đó là một vấn đề mang tính quy luật. Khi đổi mới và hội nhập, cái gì thế giới có ta có, vấn đề chỉ là sớm và muộn, nhanh và chậm, không ai đứng ngoài để trở thành ốc đảo.
Thế giới quản lý tốt, mình quản lý được. Quản lý là quản có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý. Đạo lý là ủng hộ người tốt, răn đe người không tốt. Nguyên lý là tạo hành lang cho người ta hành động. Đi ngoài hành lang không được và không an toàn.
Quản lý blog như thế nào? Chúng ta không hạn chế phát triển blog. Hiện nay VN có 1,1 triệu blogger, tương lai gần 3-5 triệu không xa lạ. Con số hàng triệu người đặt ra vấn đề xã hội lớn cần quản lý. Chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ, Quốc hội quản lý tốt blog, hạn chế 2 vấn đề: một là, hạn chế bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc cá nhân lẫn nhau, đặc biệt những người đứng trong bộ máy công quyền, người đại diện cho dân. Nó làm xã hội rối loạn, không thể phát triển.
Hai là hạn chế những tuyên truyền, vận động chống phá nhà nước, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế.
Để làm thế này có bước đi: tham mưu xây dựng một số quy chế quản lý dưới góc độ những văn bản dưới luật, hạn chế những việc không tốt, phát huy điều tốt, tiến tới hình thành Nghị định riêng, như NĐ 55 về quản lý internet. Cao hơn, đưa vào một chương quản lý trong Luật dân sự là đủ.
Việt Nam chủ trương khuyến khích phát triển blog để xã hội thông thoáng, nhiều thông tin. Thời đại 3 chữ T: trí tuệ, thông tin, và thương hiệu. Blog là dạng thông tin cá nhân, giúp mọi người hiểu , biết nhau và trao đổi vấn đề quan tâm,. Đây là vấn đề tốt. Tôi tin trong tương lai blog làm xã hội thông thoáng, cởi mở, nhiều thông tin, hiểu biết lẫn nhau, giúp mọi người làm nghề tốt hơn... nâng cao nhận thức, trình độ, từ đó nâng cao toàn bộ khả năng hành động của mình.
Câu B. Một câu hỏi hay. Trả lời né tránh nội dung chính của câu hỏi, ít thông tin.
Trả lời:
1. Luật Báo chí năm 1999 đã xác định rất rõ vai trò, chức năng của báo chí: Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Như vậy, có thể thấy rằng Luật Báo chí đã xác định rất rõ báo chí là diễn đàn của nhân dân chứ không phải chỉ là cơ quan ngôn luận của một tổ chức nào đó. Luật Báo chí cũng có những quy định cụ thể bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
2. Còn một số điều trong Luật không phù hợp với thực tiễn sẽ được sửa đổi cho phù hợp. Thực tế hiện nay, có một số cơ quan báo chí đã thực hiện nhiều loại hình báo chí, có báo viết, phát thanh – truyền hình, báo điện tử. Luật Báo chí sửa đổi lần này sẽ quy định cho phép cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí để phù hợp với thực tiễn. Đây cũng sẽ là tiền đề để hình thành các tập đoàn báo chí trong tương lai, khi các cơ quan báo chí có đủ điều kiện.
Câu C. Có lẽ Bộ trưởng thích nhất câu này, vì nó tạo điều kiện để ông nói rất nhiều về mình (1207 chữ), có cả những điều hứa hẹn. Có lẽ chỉ cần thêm bớt ít chữ, nó sẽ thành bản tự đánh giá cuối năm hoặc giữa nhiệm kỳ công tác. Nói tốt cho mình mà không mất lòng ai bên dưới.
Nguyên Hằng-Hà Tây: Xin chào Bộ trưởng, Tôi có vấn đề xin hỏi bộ trưởng như sau: Theo tôi đuợc biết Bộ trưởng không có chuyên môn trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, cntt,... vậy bộ trưởng đã làm gì để nắm rõ lĩnh vực mình phụ trách và làm tốt chức trách của mình. Bộ trưởng có thể chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này được không?. Câu hỏi thứ 2 là Bộ trưởng thường nói "Người tài là phải biết tập hợp cái tài của người khác" vậy xin hỏi bộ trưởng tự đánh giá thấy mình đã phải là người tài chưa? Những người xung quanh bộ trưởng có phải là những người tài không? Bộ trưởng đã dám cách chức một ai trong số những người không tài đã được bổ nhiệm chưa , xin cho ví dụ? Xin cảm ơn nếu bộ trưởng trả lời thành thực.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp:
Xin cảm ơn bạn,
Đọc gần 180 câu hỏi trên mạng, hỏi về đời tư 7 câu, dù không đúng chủ đề trực tuyến, nhưng vì là người đứng đầu, tôi xin có vài ý để các bạn hiểu thêm.
Hi vọng những người quan tâm cá nhân sẽ ra Hà Nội gặp tôi, để trao đổi thông tin, hiểu nhau sâu, hợp tác.
Về cá nhân, tôi là người lính xung kích, từ trong chiến tranh sang hòa bình, trong quân đội ra ngoài đời. Kể từ khi tôi nhập ngũ năm 17 tuổi, nay tôi đã 57 tuổi, có 40 năm công tác từ quân đội ra ngoài đời, nhiều vất vả nhưng vinh dự nhiều hơn. Tôi đã kinh qua 18 chức danh khác nhau, từ cơ sở đi lên, từ ngành, thành phố, lên tỉnh, ra trung ương, làm từ kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tư tưởng, văn hóa, thông tin. Tôi có cảm nhận, đi qua tất cả các chức danh, mỗi chức danh như một trường học tổng hợp. Ai đi qua nhiều chức danh, nếu làm tốt, sẽ có vốn liếng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc được giao.
Với bản thân tôi, qua 18 chức danh, ở đâu tôi cũng làm hết sức mình và quy tụ được những người khác xung quanh mình. Tôi cho rằng, nếu tôi có tài gì thì tôi phấn đấu có các tài cần nhất là quy tụ những cái tài của người gần mình để làm được. Đó là tài năng của người lãnh đạo, khiến mọi người làm được dưới sự chỉ huy và quy tụ của mình.
Trong quá trình đó, tôi đã được đào tạo kinh tế tại Đại học KTQD, tại Học viện Chính trị quốc gia HCM, học tại Liên Xô về kiến thức kinh tế đô thị và được làm nghiên cứu sinh ở HVCTQG về kinh tế hộ trong kinh tế thị trường. Tôi nghĩ, học qua trường là những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng hơn là học qua thực tiễn, qua bạn bè, qua sách vở.
Tôi có quan niệm: một cán bộ cần "4 chịu" mới thành công: chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở đó có "4 biết": biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều để xử sự với mọi người.
Tôi thực hiện phương châm 10 chữ trong thực hiện, hành động: tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cáp dưới trọng, sáng tọa để cấp dưới scó thêm việc làm và có thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới dễ gần và có thông tin, kỷ cương để người tốt có điểm tựa, người chưa tốt được giáo dục, rèn luyện cảm hóa được tốt hơn.
Phương châm này tôi thực hiện cả ở 18 chức danh và hoàn thành tốt, nhờ đó tôi có vốn liếng và kinh nghiệm để đảm đương chức vụ hiện nay là Bộ trưởng Bộ TT-TT.
Cố nhiên mọi chức vụ do Đảng phân công, lấy thước đo của tổ chức để phấn đấm trưởng thành. Tôi quan niệm, xác định người tài khó nhưng phải xác định được người tốt xung quanh mình. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt và dễ hoàn thành nhiệm vụ. Cần biết nhìn mọi người để xác định chỗ đứng cho mình.
Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo.
Về một bộ đa ngành, đa lĩnh vực như Bộ TT-TT, tôi tiếp tục thực hiện phương châm cũ: gần gũi chuyên gia, cố vấn, người có chuyên môn sâu, kinh qua thực tiễn tốt để tập hợp thông tin, quy tụ lực lượng, hoạch định chính sách. Tôi cùng tập thể lãnh đạo Bộ quyết liệt trong lĩnh vực mình cho là đúng đắn: quan tâm công tác quy hoạch, thể chế, luật lệ chuyên ngành, hướng dẫn nghiệp vụ để chỉ đạo hệ thống, đào tạo đội ngũ chuyên ngành, chuyên môn hóa, kiểm tra đốc thúc khen - chê, thưởng - phạt để công việc tiển triển nhanh hơn, tốt hơn.
Công tác cán bộ của là của Đảng, của ban cán sự Đảng, tôi chỉ xây dựng tiêu chí cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ, để quản lý hiệu quả hơn. Nguyên tắc của tôi là ai hiểu cán bộ sẽ quyết định công tác cán bộ, tránh tình trạng người không hiểu cán bộ ra quyết định. Tiêu cực là người do không hiểu cán bộ ra quyết định dẫn đến chạy chọt.
Tôi cho rằng, không ai kém cỏi hoàn toàn, chỉ có điều đặt ai vào chỗ nào để phát huy tốt nhất. Mỗi người có thể làm nhiều việc nhưng làm giỏi chỉ một việc, đó là việc họ được đào tạo tốt nhất, tâm huyết nhất, và say mê nhất.
Người biết tổ chức là biết chọn cán bộ để đặt đúng vị trí. Tôi đã thay đổi chức danh cho một số cán bộ ở Bộ. Đó không phải là cách chức mà là điều chỉnh cho phù hợp hơn, đúng vị trí và phát huy khả năng của họ như đã làm ở Cục ứng dụng, Viện chiến lược, Cục Phát thanh - truyền hình, Cục thông tin đối ngoại... Đổi mới, luân chuyển, thay thế được đồng tình, người bổ nhiệm phát huy tốt, điều chỉnh để làm tốt hơn. Ngay công tác cán bộ ở tập thể mất đoàn kết cũng vậy.
Xây dựng hạnh phúc gia đình là thiêng liêng nhất của mỗi người. Nhưng không ở được với nhau thì vẫn có luật hôn nhân gia đình để chia tay, nói gì là công tác cán bộ. Vì thế ở đâu không phù hợp thì có phương án điều chuyển, thay thế, luân chuyển, để mọi người phát huy tốt hơn, khả năng đáp ứng yêu cầu tốt hơn. Công tác cán bộ không chỉ vì một tổ chức mà vì từng con người. Nhiệm vụ là phải củng cố từng cơ sở. Để mọi người làm tốt hơn k khó, vấn đề là đánh giá đúng, gặp từng cán bộ để góp ý đúng, phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, yếu kém.
Tóm lại về mặt cá nhân, tôi chỉ hứa một điều bất kỳ chỗ nào Đảng phân công, tôi cố gắng cao nhất, đoàn kết anh em, suy nghĩ sáng tạo, vững vàng, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp, để thực thi tốt trách nhiệm, thực thi vai trò trách nhiệm trong bộ máy công quyền, hệ thống chính trị của đất nước. Tôi hứa sẽ đoàn kết anh em phấn đấu vươn lên, hoàn thành trách nhiệm người đứng đầu ở một ngành rộng lớn, đưa ngành trở thành nền tảng then chốt của xã hội, đóng góp tốt nhất vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế thắng lợi.
Tóm lại, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp quả là người Tài. Còn có Tốt không, THIỀM THỪ chưa xác định được, dù theo bác Hợp, xác định người tài khó hơn xác định người tốt. Nhưng có lẽ bác ấy là người tốt, vì bác ấy nói: “Quy tụ người tốt là nhiệm vụ chính trị đặt ra, là thước đo tài năng của người lãnh đạo. Khi nào xung quanh mình nhiều người tốt tức là mình đương tốt.”
À, thế nào là người tốt nhỉ?
ditimloiruthanmat
troi at 09/09/2008 04:14 pm comment
Nghe bố này phát biểu ngứa tai lắm, thối lắm. Mịa,
toàn hô hào khẩu hiệu, rỗng tuếch...
songhong at
08/21/2008 11:46 pm comment
Ông này hình như trước đây có tên là Giao Hợp, nghe
kỳ kỳ nên mới đổi tên đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét