Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Đóa hoa bất tử của Hòn Đất

 “Kìa, chị đang khẽ mỉm cười và lặng lẽ. Kia, khuôn mặt trái xoan thon thả của chị đang mở to đôi mắt đẹp đẽ chân thật. Kia là mái tóc óng mượt mà cả Hòn Ðất ai cũng lấy làm hãnh diện”. Đó là Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng, nguyên mẫu nhân vật chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của cố nhà văn Anh Đức.

Đính hôn được mấy tháng thì phải chia tay người thương. Cứ nghĩ chỉ hai năm sau sẽ được đoàn tụ, nhưng những ngày xa cách cứ dài mãi ra, do chính quyền Ngô Ðình Diệm không chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Khi hai người đã nhận được thư của nhau, người ra Bắc tập kết đã trở về Nam chiến đấu, "trong lòng nở hoa" vì sắp đoàn tụ với vợ chưa cưới thì nghe tin người ở lại miền Nam bị giặc giết... Cuộc đời và sự hy sinh của chị Tư Ràng còn đẹp hơn, bi tráng hơn nhiều so với của chị Sứ trong tiểu thuyết.


Ngày ngày, vẫn có rất nhiều người từ mọi miền về chân Hòn Đất, để viếng người con gái xinh đẹp, kiên trinh...


Một số người cho rằng ngày 30/4 là ngày quân đội miền Bắc thắng quân đội miền Nam. Chưa cần xét về quan điểm, về ý thức chính trị, nói như vậy là xúc phạm hương linh của chị Tư Ràng, của chị Võ Thị Sáu, của anh Nguyễn Văn Trỗi..., xúc phạm hàng triệu triệu người con miền Nam đã hy sinh xương máu, hy sinh hạnh phúc của đời mình trong cuộc đấu tranh trường kỳ vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc Việt Nam.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

4/4, ngày truyền thống đảo Trường Sa Đông

Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa) thuộc cụm đảo Trường Sa, ở vĩ độ 08độ 55’ Bắc, kinh độ 112 độ 21’ Đông, nằm ở khoảng giữa bãi Đá Tây và bãi Đá Đông trên cùng một rạn san hô lớn, nên trước năm 1978 được gọi là Đá Giữa. Cùng nằm trên rạn này có đá Châu Viên, cách đảo Trường Sa Đông 30 hải lý về phía Đông, bị Trung Quốc chiếm đóng ngày 18/2/1988. 
Toàn cảnh đảo Trường Sa Đông
Đảo nằm gần như ngang theo hướng Đông Tây, chiều dài khoảng 200m, phần phía Đông rộng khoảng 60m, phần phía Tây hẹp hơn, diện tích tự nhiên toàn đảo chỉ khoảng 6000m2, khi thủy triều lên phần giữa đảo bị ngập nước. 
Các giảng viên, cán bộ nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự tại bia chủ quyền đảo Trường Sa Đông, tháng 4/1996
Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can), Malaysia cũng đưa nhiều tàu thuyền quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân quyết định, phải nhanh chóng đóng giữ các đảo An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (Hòn Sập, 30/3/1978) và Đá Giữa. Ngày 4/4/1978, một phân đội gồm 19 người của Trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân do Tham mưu trưởng Trung đoàn Nguyễn Trung Cang chỉ huy, đi trên tàu 681 của Lữ đoàn 125 đã đổ bộ, đóng giữ đảo Trường Sa Đông.
Đảo Trường Sa Đông năm 2009 và năm 2016
Từ một đảo san hô nhỏ, hẹp, trợ trọi, không có nước ngọt, điều kiện sinh sống trên đảo rất khó khăn, ngày nay đảo Trường Sa Đông đã được tôn tạo mở rộng, xây dựng khang trang, rợp bóng cây xanh. Đảo Trường Sa Đông được đánh giá là một trong những đảo đẹp nhất ở Trường Sa.
Phút gải lao sau giờ luyện tập của lính đảo Trường Sa Đông
 Đảo Trường Sa Đông tháng 4/2014
Chào cờ trên đảo Trường Sa Đông