Đảo Phan Vinh năm 2011
Đảo
Phan Vinh (Pearson Reef) thuộc cụm đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 08058’00’’
Bắc, kinh độ 113041’30’’ Đông, ở đầu Đông Bắc rạn san hô Pearson
Reef hình vành khuyên dài khoảng 5 hải lý, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Có
hình dạng tự nhiên gần tròn, đường kính chỉ khoảng 80m, đảo Phan Vinh là
đảo nhỏ nhất trong 9 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa được Việt Nam đóng
giữ. Tuy nhỏ bé, nhưng đảo Phan Vinh có vị trí chiến lược quan
trọng, ở giữa quần đảo Trường Sa, gần như cách đều 3 đảo đang bị
Trung Quốc chiếm đóng là Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên với khoảng
cách trên 50 hải lý.
Ảnh vệ tinh đảo Phan Vinh
Đảo Phan Vinh năm 1990 – ảnh tư liệu
Trước
năm 1978, đảo Phan Vinh có tên là Hòn Sập. Đầu năm 1978, tình hình ở khu
vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng
bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can, Lankiam Cay, đá Panata), một số nước đưa
nhiều tàu thuyền đến khu vực quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân
quyết định, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng đóng giữ các đảo Trường Sa
Đông, Sinh Tồn Đông, Hòn Sập, An Bang. Ngày 30/3/1978, một phân đội gồm 31
người của trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân do Thiếu úy Vũ Xuân Hà chỉ huy, có
Trung đoàn trưởng Cao Ánh Đăng đi cùng trên tàu 680 thuộc Đoàn 128 đã ra đóng
giữ đảo Hòn Sập.
Đảo Phan Vinh năm 1988 – ảnh Nguyễn Viết Thái
Đảo Phan Vinh năm 1990 – ảnh tư liệu
Ngày
7/5/1978, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương và Chính ủy Hải quân Hoàng Trà ra đảo
Hòn Sập kiểm tra. Tại đây, Tư lệnh Giáp Văn Cương đề nghị đổi tên đảo Hòn Sập
thành đảo Phan Vinh, mang tên Anh hùng liệt sĩ, Trung úy Nguyễn Phan Vinh,
thuyền trưởng của tàu 235 trong đoàn tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển.
Ca sĩ Anh Đào đơm cúc áo cho lính đảo Phan Vinh, tháng 5/1988
– ảnh Nguyễn Viết Thái
Lính đảo Phan Vinh
Vào đảo Phan Vinh bằng xuồng
So
với các đảo nổi trên quần đảo Trường Sa, điều kiện sinh hoạt ở đảo Phan Vinh
khó khăn hơn. Đảo nhỏ, chỉ có cát san hô trắng trơ trọi, không có nước ngọt,
không có cây xanh, mỗi khi có dông gió lớn, sóng đánh bụi nước biển
từ bên này sang bên kia, phủ khắp đảo. Những năm đầu từ 1978 đến 1981, bộ
đội ở nhà tạm cao chân, mái tôn, chật chội, nóng bức. Qua nhiều lần tôn tạo, đảo
Phan Vinh đã được mở rộng hơn, các công trình trên đảo đã khá khang trang.
Bên cạnh điểm đảo nổi (Phan Vinh A), ta xây dựng thêm điểm đảo chìm Phan
Vinh B, cách đảo Phan Vinh A gần 5 hải lý về phía Tây.
Bia chủ quyền mới trên phần mới tôn tạo, đảo Phan Vinh A – ảnh Đại
Điền
Đảo Phan Vinh B năm 2011
Đảo Phan Vinh B năm 2013 – ảnh Đại Điền
Những người lính đến đảo Phan Vinh làm nhiệm vụ
Nguyễn
Đình Quân
anh ơi anh có hình ảnh mới nhất về đảo phan vinh và phan vinh B chưa anh.em nghe nói đảo phan vinh là một trong các đảo chiến lược đang được ưu tiên cải tạo.ko biết quá trình cải tạo đến đâu r anh nhỉ
Trả lờiXóaDiện tích của đảo Phan Vinh sau khi mở rộng còn lớn hơn đảo Sơn Ca và Nam Yết
Trả lờiXóađảo Phan Vinh đã có chùa, diện tích cũng được mở rộng nữa. ai có thông tin gi chia sẻ nha
Trả lờiXóaCần cơi nới mở rông Đảo Phan Vinh, Đảo Đá Tây
Trả lờiXóaBãi Thuyền hài, Đảo Sinh Tồn Đông thành các cứ điểm hùng mạnh của Việt Nam trên Biển Đông
học kế toán cấp tốc tại bắc ninh
Trả lờiXóahọc kế toán thuế tại bắc ninh
học kế toán tổng hợp tại bắc ninh
mã vạch thủ đô chuyên
Trả lờiXóamáy đọc mã vạch chính hãng
máy kiểm kho công nghiệp
shop handmade cung cấp
son handmade
dầu và tinh dầu nguyên chất
năm 2012 đi xây sân bay ở đảo phan vinh giờ chắc thay đổi nhiều lắm
Trả lờiXóa